Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC
1.4. Thực trạng dạy học dựa trên PBL chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11
Qua quá trình trao đổi trực tiếp với các bạn đồng nghiệp, dự giờ thăm lớp, sử dụng phiếu thăm dò và thực hiện khảo sát ngẫu nhiên ở một số HS và GV về thực trạng dạy học chương “Dòng điện không đổi” ở trường THPT Lê Lợi, tỉnh Quảng Trị chúng tôi thu được một số kết luận.
1.4.1. Đối với giảng dạy của giáo viên
Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát, trao đổi với 6 GV Vật lí, thuộc trường THPT Lê Lợi, tỉnh Quảng Trị. Kết quả thu được với các nội dung như sau:
Bảng 1.2. Kết quả điều tra GV về thực trạng dạy học môn Vật lí theo PBL Nội dung
điều tra Hình thức, mức độ Đúng Sai
SL % SL %
Trong dạy học môn Vật lí, Quý thầy (cô) thường sử dụng
PPDH nào?
PPDH nêu và giải quyết vấn đề 4 66,7 2 33,3
PPDH theo dự án 0 0 6 100
PPDH theo hợp đồng 0 0 6 100
PPDH theo góc 0 0 6 100
PPDH theo trạm 0 0 6 100
PPDH hợp tác theo nhóm 2 33,3 4 66,7
PPDH bàn tay nặn bột 2 33,3 4 66,7
PPDH dựa trên vấn đề PBL 0 0 6 100
Các PPDH tích cực khác 0 0 0 0
Trong dạy học môn Vật lí, Quý thầy (cô)
thường gặp phải vấn đề nào khó khăn
Kiến thức trừu tượng, HS khó hiểu 5 83,3 1 16,7 Sử dụng các PPDH tích cực còn
hạn chế 5 83,3 1 16,7
Điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được đổi mới phương pháp dạy học
4 66,7 2 33,3
Chưa có sự ủng hộ của cấp Quản lí đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy
4 66,7 2 33,3
Việc tập huấn về các PPDH tích
cực hiện nay chưa được kỹ lưỡng. 5 83,3 1 16,7 Theo thầy (cô)
PPDH PBL sẽ đem lại kết quả
như thế nào?
Học sinh phát triển những kĩ năng
giao tiếp và chia sẻ tốt hơn 4 66,7 2 33,3 Quan hệ sư phạm giữa GV và HS
trở nên tích cực và hiệu quả hơn 5 83,3 1 16,7 Kết quả học tập cá nhân của HS có
tính vững chắc hơn 6 100 0 0
Theo thầy (cô), PPDH PBL có
thể áp dụng cho đối tượng
HS nào?
Giỏi 6 100 0 0
Khá 6 100 0 0
Trung bình 5 83,3 1 16,7
Yếu, kém 5 83,3 1 16,7
Tất cả
6 100 0 0
Theo thầy (cô), có cần thiết tổ
Cần thiết 6 100 0 0
Không cần thiết 0 0 6 100
chức dạy học môn Vật lí theo phương
pháp PBL không?
Tác dụng của việc vận dụng PPDH PBL trong dạy học
Vật lí.
Giúp HS hứng thú hơn trong quá
trình học Vật lí? 5 83,3 1 16,7
Giúp HS tích cực, chủ động trong
học tập? 5 83,3 1 16,7
Giúp HS dễ hiểu bài hơn? 5 83,3 1 16,7
Giúp HS yêu thích môn Vật lí
hơn? 4 66,7 2 33,3
Giúp HS nắm vững kiến thức hơn 4 66,7 2 33,3
Kết quả khảo sát cho thấy, GV sử dụng thường xuyên PPDH nêu và GQVĐ (66,7%), điều này rất phù hợp trong QTDH Vật lí vì đây là PPDH phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Các PPDH mới đã được GV quan tâm tuy nhiên chưa được áp dụng thường xuyên, trong đó việc tổ chức dạy học theo PBL chưa có GV nào sử dụng, về nguyên nhân, có 66,7% GV cho rằng do điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được việc đổi mới, việc tập huấn về các PPDH tích cực hiện nay chưa được kỹ lưỡng, do vậy GV chưa tự tin để áp dụng các PPDH mới. Mặc dù vậy, 100% GV đều cho là cần thiết tổ chức dạy học thao PBL trong dạy học bộ môn Vật lý, có 100% GV cho rằng phương pháp dạy học PBL có thể áp dụng cho mọi đối tượng HS, nhất là HS khá và giỏi, có thể mang lại hứng thú cao cho HS.
Hầu hết GV đều nhận thấy ưu điểm của các phương pháp dạy học PBL sẽ phát huy tính tích cực của học sinh, tuy nhiên còn tồn tại một số GV không đánh giá cao các PPDH mới nói chung và phương pháp PP dạy học PBL nói riêng, nguyên nhân là do các GV này ngại đổi mới, ngại thay đổi cách thức tổ chức giờ dạy. Qua phỏng vấn số GV này cho biết họ thấy việc đổi mới PPDH mất nhiều thời gian và hoài nghi về hiệu quả của các PPDH mới.
Ngoài phát phiếu điều tra, chúng tôi có trao đổi trực tiếp với GV và cơ bản có thể đưa ra một số kết luận về DH Vật lí ở THPT hiện nay như sau:
- PPDH được lựa chọn hàng đầu vẫn là thuyết trình, diễn giảng kết hợp với đàm thoại, sử dụng SGK làm trung tâm của nội dung các kiến thức cần giảng dạy.
- GV thường cố gắng trình bày các kiến thức theo trình tự như SGK mà chưa thực sự quan tâm hình thành cho HS các kĩ năng tư duy bậc cao, các kĩ năng sống như làm việc nhóm, trình bày trước đám đông…
- Mặc dù nhiều GV quan tâm đến việc đổi mới PPDH nhằm tạo ra không khí học tập tích cực cho HS như: tổ chức học nhóm, sử dụng phiếu học tập, sử dụng thí nghiệm… nhưng thực tế còn mang nặng tính hình thức và kết quả thu được chưa cao.
- Việc gắn nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn chưa được chú trọng.
Dạy học thí nghiệm thực hành, dạy học thông qua các tình huống thực tiễn ít được thực hiện.
- Chương “Dòng điện không đổi” là chương có rất nhiều thí nghiệm nhưng GV thường rất ít dùng thí nghiệm trong giờ dạy mà chỉ sử dụng kết quả trong SGK,
hoặc nếu có sử dụng thí nghiệm thì GV thường sử dụng thí nghiệm biểu diễn chứ ít cho HS tham gia để rèn luyện các kĩ năng thực hành, xử lý số liệu…
- Tỉ lệ tiết học có sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hỗ trợ chưa cao.
- Các thí nghiệm hầu hết được mô tả theo SGK và từ đó rút ra kết luận mà ít làm thí nghiệm hoặc chỉ làm một số thí nghiệm mang tính chất tượng trưng.
- GV ít tin tưởng vào khả năng tự tìm hiểu, tự học, tự GQVĐ của HS.
1.4.2. Đối với học sinh
HS rất thụ động trong giờ học, ít hứng thú và sáng tạo, trong một tiết học thường chỉ có 5 đến 8 HS tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài và chủ yếu là các đối tượng khá trong lớp.
Bên cạnh đó, do các tiết học còn nặng về lí thuyết, chưa liên hệ thực tiễn nên HS nắm kiến thức thiếu vững chắc, máy móc và ít sáng tạo.
Một số HS còn rụt rè trước tập thể, khả năng diễn đạt còn yếu nên việc tổ chức thảo luận nhóm sẽ mất nhiều thời gian mà không đạt được mục tiêu bài học.
Ý thức làm việc độc lập của HS rất yếu, tâm lí “ỷ lại” đã ăn sâu vào trong ý thức của các em. Đây là một điểm yếu của HS khiến cho GV phải ngần ngại khi muốn vận dụng các PPDH tích cực trong dạy học.
1.4.3. Nguyên nhân của thực trạng
Qua phân tích và thực tiễn dạy học chúng tôi thấy thực trạng trên có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan sau:
Nguyên nhân khách quan
- Cơ sở vật chất thiết bị ở trường học chưa đồng bộ, độ chính xác không cao, số HS mỗi lớp đông nên khó khăn khi triển khai các bài học có yêu cầu thí nghiệm.
- Một số trường có phòng học bộ môn nhưng chưa đạt tiêu chuẩn.
- Do hình thức kiểm tra đánh giá kết quả hiện nay của chúng ta tạo nhiều áp lực cho GV và HS về thành tích, áp lực thi cử; cách thức thi cử còn nhiều nặng nề, tạo ra tình trạng đối phó của GV và HS.
- Cấu trúc và cách trình bày của SGK còn chưa phù hợp với việc đổi mới.
Nguyên nhân chủ quan
- Dạy học theo phương pháp truyền thống đã thành thói quen của đa số GV và từ đó tạo ra tâm lý thụ động trong nhận thức của HS.
- Khả năng tiếp thu của phần đông HS còn yếu và thụ động.
- Chỉ đạo của Nhà trường về đổi mới PPDH chưa sâu sát, chưa có chính sách động viên, khích lệ GV trong việc áp dụng các PPDH tích cực vào dạy học Vật lí nói riêng và các môn học nói chung.