Nhận xét kết quả v ịnh hướng nghiên cứu của luận án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ xử lý thủy nhiệt đến chất lượng gỗ bạch đàn (eucalyptus urophylla s t, blake) (Trang 37 - 40)

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Nhận xét kết quả v ịnh hướng nghiên cứu của luận án

Thông qua tìm hiểu về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước như đã giới thiệu ở phần tổng quan về kết quả các nghiên cứu cho thấy:

* Nhận xét kết quả các công trình nghiên cứu

- Khi nhiệt độ và thời gian tăng, làm cho gỗ tăng tính ổn định kích thước (ASE , WRE), khả năng chống chịu vi sinh vật, màu sắc đậm hơn và tăng độ bền màu tự nhiên, giảm khả năng hút nhả ẩm và độ ẩm thăng bằng của gỗ x lý, tăng độ nhẵn bề mặt gỗ x lý. Tuy nhiên, gỗ x lý nhiệt và thủy - nhiệt giảm khối lƣợng thể tích, giảm tính chất cơ học. Ngoài ra có một vài trường hợp đặc biệt đã phát hiện gỗ x lý nhiệt độ bền uốn tĩnh tăng, đây là ý kiến trái chiều cần đƣợc nghiên cứu và thảo luận.

- Tính ổn định kích thước của gỗ ảnh hưởng bởi độ ẩm đầu vào trước khi x lý.

Gỗ tươi sau khi x lý nhiệt và thủy – nhiệt có ổn định kém hơn so với gỗ khô, gỗ có độ ẩm dưới độ ẩm bão hòa của gỗ.

- Môi trường x lý ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, gỗ ở môi trường có nhiều ô xy như x lý nhiệt môi trường không khí thường và môi trường ẩm nhiệt, làm cho gỗ x lý có tính chất cơ học thấp hơn so với gỗ x lý trong môi trường ít ô xy như: môi trường dầu và khí trơ bảo vệ.

- Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước chủ yếu là khảo sát, đánh giá, quy mô ở phòng thí nghiệm và trang thiết bị phức tạp.

* Định hướng nghiên cứu của luận án

Trên thế giới, các nghiên cứu về x lý nhiệt nói chung và x lý thủy - nhiệt nói riêng cho gỗ, từ các sản phẩm từ gỗ mục đích là nâng cao sự ổn định kích thước, độ bền sinh học, môi trường và thẩm mỹ của gỗ đang rất được quan tâm, coi trọng. Nhờ có các nghiên cứu này, nhiều công nghệ mới, cải tạo chất lƣợng gỗ, đặc biệt là ổn định kích thước, khả năng chống vi sinh vật, màu sắc, thẩm mỹ,… của gỗ đã được áp dụng một cách hiệu quả nâng cao giá trị s dụng gỗ nói chung và gỗ mọc nhanh rừng trồng nói riêng cho ngành chế biến gỗ.

Trong phương pháp x lý nhiệt hiện nay, người ta chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường không gây ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể làm cho sản phẩm tạo ra theo hướng pháp triển bền vững mà nhân loại hướng tới.

Tại Việt Nam, những nghiên cứu về lĩnh vực x lý nhiệt tạo sản phẩm gỗ có tính mới của nguyên liệu còn quá ít. Trước tình hình gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt, nguồn nguyên liệu truyền thống cho sản xuất các loại hình sản phẩm gỗ từ gỗ tự nhiên và các sản phẩm đồ mộc sẽ không còn, vấn đề s dụng gỗ rừng trồng làm nguyên liệu thay thế sẽ là tất yếu. Thực tế, hướng s dụng x lý nhiệt cho gỗ là một hướng đi mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam và xu hướng phát triển công nghệ gỗ trên thế giới.

Hướng nghiên cứu x lý thủy nhiệt có thể nâng cao chất lượng gỗ, mặt khác còn tìm ra được cơ chế biến đổi thành phần cấu tạo của gỗ sẽ làm cho tường minh vấn đề nghiên cứu và bổ sung cơ sở lý luận về x lý nhiệt nói chung và x lý thủy nhiệt nói riêng đối

với nghiên cứu và s dụng gỗ rừng trồng tại Việt Nam. Để làm đƣợc điều này, cần phải xác định rõ một số định hướng nghiên cứu như sau:

(1) Tính mới về khoa học

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ (nhiệt độ và thời gian) tới chất lượng gỗ x lý thủy - nhiệt đến tính ổn định kích thước, độ bền cơ học, vật lý và tính chất công nghệ của loài gỗ rừng trồng tại Việt Nam.

- Nghiên cứu sự thay đổi của cấu tạo, cấu trúc và thành phần hóa học cơ bản của gỗ trước và sau khi x lý thủy - nhiệt để có nhận định về tính chất của gỗ. Góp phần làm rõ hơn cơ chế biến tính gỗ bằng công nghệ x lý thủy - nhiệt.

- Nghiên cứu sự thay đổi màu sắc và cải thiện độ bền màu tự nhiên của gỗ x lý nhằm nâng cao chất lƣợng thẩm mỹ của gỗ rừng trồng, không những khắc phục yếu điểm về màu sắc mà tiến tới khắc phục những nhƣợc điểm về cấu tạo của gỗ nhƣ vân thớ, giác lõi,...của chúng, thông qua công nghệ x lý thủy - nhiệt từ nguyên liệu gỗ mọc nhanh rừng trồng.

(2) Tính mới về thực tiễn

- Nghiên cứu các biến số nhiệt độ, thời gian x lý từ đó tìm ra quy luật biến đổi của các biến số ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, từ đó tìm ra thông số phù hợp cho công nghệ, thiết bị và loại gỗ Bạch đàn để tạo sản phẩm (nguyên liệu) theo mục đích s dụng gỗ trong điều kiện Việt Nam.

- Kế thừa và ứng dụng các loại hình công nghệ của x lý nhiệt và thủy nhiệt đang đƣợc áp dụng trên thế giới, làm tiền đề cho việc tiến hành nghiên cứu công nghệ x lý thủy - nhiệt cho gỗ Bạch đàn nhằm đƣa ra thông số công nghệ x lý phù hợp với loại gỗ và điều kiện trang thiết bị của nước ta trong điều kiện hiện tại và hướng phát triển cho tương lai của ngành công nghệ gỗ.

- Cải thiện một số nhƣợc điểm của gỗ Bạch đàn nhƣ tăng tính ổn định kích thước, giảm khả năng hút nhả ẩm và độ ẩm thăng bằng, màu sắc, độ bền màu,... nhằm đáp ứng yêu cầu nguyên liệu gỗ dùng trong sản xuất đồ mộc dân dụng và xuất khẩu.

- Nghiên cứu mở rộng phạm vi ứng dụng của công nghệ x lý nhiệt nói chung và x lý thủy - nhiệt riêng và đa dạng hóa sản phẩm mộc trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ xử lý thủy nhiệt đến chất lượng gỗ bạch đàn (eucalyptus urophylla s t, blake) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)