Thực trạng và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC BAN DÂN VẬN CẤP HUYỆN Ở TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY (Trang 44 - 60)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Thực trạng và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng

1.2.1. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng

1.2.1.1. Về ưu điểm

* Cơ cấu, số lượng:

STT Ban dân vận huyện

/ TP Độ tuổi Giới tính

Nam Nữ Tổng

1 TP Đà Lạt 38 - 57 4 1 5

2 TP Bảo Lộc 32 - 52 2 4 6

3 Đam Rông 26 - 60 4 1 5

4 Lâm Hà 34 - 56 4 2 6

5 Lạc Dương 37 - 56 2 3 5

6 Đơn Dương 38 - 58 3 1 4

7 Đức Trọng 34 - 46 2 1 3

8 Cát Tiên 31 - 55 3 1 4

9 Đạ Teh 44 - 45 1 2 3

10 Di Linh 33 - 48 2 3 5

11 Bảo Lâm 55 - 57 4 0 4

12 Đạ Huoai 28 - 57 4 0 4

Bảng 1: Cơ cấu, số lượng đội ngũ cán bộ ban dân vận các huyện, thành phố tỉnh Lâm Đồng năm 2015

Nhìn vào bảng trên có thể thấy rằng đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện tỉnh Lâm Đồng có khoảng 3 -5 cán bộ/ huyện, số lượng tương đối hợp lý. Tính hợp lý về số lượng sẽ đảm bảo cho mỗi cán bộ của ban phát huy được năng lực, có thể đảm đương tốt nhất công việc được giao và đảm bảo cho bộ máy được vận hành thông suốt, đạt hiệu quả cao. Độ tuổi của các cán bộ ban dân vận cũng dao động từ khoảng 30 đến hơn 50 tuổi, là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm công tác, có thể đóng góp có hiệu quả nhất cho công tác dân vận của huyện nói riêng, và của tỉnh Lâm Đồng nói chung. Về cơ cấu, nhìn vào số liệu trên, có thể thấy cán bộ nam chiếm số lượng nhiều hơn cán bộ nữ (số lượng cán bộ là nam : 37/56 cán bộ ban dân vận cấp huyện của tỉnh). Đây cũng là thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng công tác dân vận của tỉnh vì nam giới là những người có sức khỏe, nhanh nhẹn và không quá vướng bận chuyện con cái, gia đình như nữ giới nên có thể đảm đương công việc được tốt hơn, có thể tham gia công tác ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời gian dài hơn.

*Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

STT Ban dân vận Trình độ đào tạo Hệ đào tạo

huyện /TP Dưới ĐH

Đại học

Sau Đại

học Tại chức Chính quy Khác

1 Đà Lạt 1 4 0 1 2 1

2 Bảo Lộc 0 5 1 2 4 0

3 Đam Rông 3 2 0 0 5 0

4 Lâm Hà 1 5 0 3 0 3

5 Lạc Dương 0 5 0 3 0 2

6 Đơn Dương 0 4 0 2 2 0

7 Đức Trọng 0 3 0 1 2 0

8 Cát Tiên 0 4 0 2 2 0

9 Đạ Teh 0 3 0 3 0 0

10 Di Linh 1 4 0 3 2 0

11 Bảo Lâm 0 4 0 3 1 0

12 Đạ Huoai 1 3 0 2 2 0

Bảng 2: Trình độ đào tạo chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện tỉnh Lâm Đồng năm 2015

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện của tỉnh Lâm Đồng được đào tạo cơ bản, số lượng cán bộ có trình độ đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ khá lớn. Đối với một tỉnh đa dạng về thành phần dân tộc, trong đó có cả đồng bào dân tộc thiểu số thì việc nâng cao trình độ đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức là công việc không phải dễ dàng. Đội ngũ cán bộ ban dân vận cấp huyện tỉnh Lâm Đồng với phần lớn cán bộ được đào tạo đại học và trên đại học là một trong những điều kiện thuận lợi để công tác vận động quần chúng của tỉnh được triển khai một cách thuận lợi và đạt nhiều hiệu quả. Người cán bộ làm công tác dân vận phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và lý tưởng của Đảng, không bị kẻ thù làm cho dao động... Có như vậy mới thuyết phục được quần chúng nhân dân tin và đi theo Đảng, chống lại âm mưu phá hoại của kẻ thù. Đối với mọi nhiệm vụ được giao phải lãnh đạo thực hiện, không lùi bước trước khó khăn nào, phải quyết vượt qua mọi thử thách, không nửa với, không dễ làm, khó bỏ, mọi nhiệm vụ đều phải được hoàn thành thắng lợi. Để làm được những điều này thì yếu tố quan trọng tiên quyết là người cán bộ đó phải có trình độ chuyên môn vững vàng, được trang bị kiến thức lý luận và kiến thức chuyên môn một cách bài bản và kỹ càng.

* Về mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao:

STT Ban dân vận huyện/Tp

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

Hoàn thành nhiệm vụ nhưng

hạn chế về năng lực

Không hoàn thành nhiệm

vụ

1 Đà Lạt 1 4 0 0

2 Bảo Lộc 1 5 0 0

3 Đam Rông 2 0 0 2

4 Lâm Hà 4 0 1 1

5 Lạc Dương 3 2 0 0

6 Đơn Dương 1 3 0 0

7 Đức Trọng 1 2 0 0

8 Cát Tiên 1 3 0 0

9 Đạ Teh 1 2 0 0

10 Di Linh 2 3 0 0

11 Bảo Lâm 0 2 2 0

12 Đạ Huoai 1 3 0 0

Bảng 3: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện tỉnh Lâm Đồng năm 2015

Trong năm 2015, đội ngũ cán bộ ban dân vận cấp huyện của tỉnh phần lớn là hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (47/ 53 cán bộ). Có thể thấy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được phản ánh thông qua hiệu quả công tác. Tuy nhiên, trong năm 2015 vẫn còn tồn tại một số cán bộ hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ (6/53 cán bộ). Con số này chiếm tỷ lệ khoảng 11% trong tổng số đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện của tỉnh. Điều đó cũng phản ánh thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện hiện nay. Cần phải có biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận của tỉnh một cách đồng đều và toàn diện, nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tin và làm theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Xuất phát từ tình hình kinh tế - chính trị trên địa bàn tỉnh, trong thời gian qua các tổ chức trong hệ thống chính trị ở Lâm Đồng trước hết là cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đã nhận thức được tính cấp thiết của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân vận. Bởi đây là

lực lượng đóng vai trò không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội, vận động đồng bào chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện không chỉ vận động đồng bào chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước mà sâu xa là xây dựng thực lực chính trị, hệ thống chính trị, hệ thống chính trị các cấp vững mạnh, nhất là cấp cơ sở nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị - quốc phòng, an ninh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Chuyển biến về nhận thức không chỉ dừng lại ở từng cấp ủy, cán bộ, đảng viên thấy được tầm quan trọng của công tác này mà còn thể hiện ở sự chỉ đạo, tổ chức xây dựng, quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ban dân vận từ cấp cơ sở cho đến cấp tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh, các cấp ủy đảng, chính quyền đã coi trọng khâu lựa chọn cán bộ làm công tác dân vận. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân vận là những cán bộ có phẩm chất đạo đức cách mạng, có uy tín, gương mẫu, nhiệt tình, có đủ năng lực để tham gia công tác vận động quần chúng. Nhận thức đúng vai trò quan trọng của công tác dân vận, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng trong tình hình mới, cấp ủy đảng và chính quyền đã coi trọng việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân vận nên đã góp phần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kịp thời phản ánh cho cấp ủy đảng, chính quyền giải quyết các vụ việc nảy sinh ở cơ sở liên quan đến an ninh trật tự, phát triển kinh tế, mâu thuẫn trong nhân dân như tranh chấp đất đai, an ninh trật tự....

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện ở Lâm Đồng trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả như sau:

Cùng với sự phát triển của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở xã, phường, thị trấn, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng có sự phát triển về cả số lượng và chất lượng. Số lượng cán bộ ban dân vận cấp huyện có xu hướng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Về chất lượng, đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận những năm qua đã phát huy được vai trò tiêu biểu, gương mẫu, luôn vận động đồng bào các dân tộc thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từng bước khắc phục khó khăn, nỗ lực vươn lên xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống, tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ ban dân vận cấp huyện đã phát huy khá tốt vai trò của mình trong các phong trào quần chúng, góp phần đắc lực vào việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để nhân dân hiểu và thực hiện, vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch, nhất là các lực lượng phản động tìm cách móc nối, ngấm ngầm chống phá cách mạng, vận động nhân dân không nghe lời kẻ xấu, không làm điều kẻ xấu xúi giục....Trên lĩnh vực an ninh, chính trị và trật tự xã hội ở địa phương, đội ngũ cán bộ ban dân vận cấp huyện đã tích cực phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị và trật tự xã hội ở địa phương để nắm bắt tình hình, phản ánh kịp thời cho các cấp đảng theo dõi, chỉ đạo sát với tình hình thực tiễn; vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, tham gia truy bắt, bóc gỡ các tổ chức phản động, kêu gọi các đối tượng trở về đoàn tụ với gia đình, thôn; đấu tranh với các hoạt động móc nối, lôi kéo, kích động người tham gia biểu tình gây bạo loạn, đảm bảo an ninh trật tự xã hội ở địa phương.

Những thành quả của công cuộc đổi mới đã đem lại diện mạo mới về kinh tế, xã hội và đời sống vật chất, tinh thần cho các cộng đồng dân tộc ở Lâm Đồng. Nhiều chính sách như hỗ trợ đất đai, nhà ở, chính sách tạo nghề, khuyến nông, tín dụng được ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế hộ, đầu tư công cụ sản xuất, góp phần giải quyết việc làm cho đồng bào, từng bước cải

thiện đời sống của quần chúng nhân dân, thoát nghèo bền vững. Công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức ban dân vận cấp huyện luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền nên kỹ năng, kiến thức, thông tin, kinh nghiệm vận động quần chúng của đội ngũ này từng bước được nâng lên. Trong những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ ban dân vận, do vậy chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ này từng bước được nâng lên.

Công tác kiểm tra, củng cố đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền tổ chức thực hiện. Thông qua công tác kiểm tra giúp các chủ thể nắm được số lượng, tình hình hoạt động, ưu, khuyết điểm của đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, kết quả vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đồng thời, nhận diện rõ những khó khăn, vướng mắc mà đội ngũ này đang gặp phải trong công tác vận động quần chúng, nắm được những gương nòng cốt hoạt động có hiệu quả, có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số, nắm được những cán bộ hoạt động cầm chừng, thiếu trách nhiệm, thiếu nhiệt tình, thậm chí là thiếu gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách để xem xét, xử lý. Việc xử lý tốt những trường hợp này sẽ tăng thêm uy tín, vị thế cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân vận trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

1.2.1.2. Về hạn chế

Thực tiễn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho thấy, vẫn còn một số cấp ủy, chính quyền còn xem nhẹ, chưa thấy hết tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện nên còn buông lỏng trong việc chỉ đạo, quản lý, kiểm tra. Còn có biểu hiện e ngại, chưa mạnh dạn phát triển đội ngũ cán bộ này. Sự chỉ đạo về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác vận động quần chúng của không ít cấp ủy không thường xuyên, kịp thời. Một số nơi chưa nhận thức đúng vai trò, tác

dụng của đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận nên tỏ ra chủ quan, không chăm lo xây dựng bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ này nên khi xử lý tình huống xấu xảy ra thường lúng túng, bị động, thậm chí có nơi còn không phát huy được hiệu quả của đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng.

Nhận thức của các chủ thể về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận mới chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt để ổn định tình hình, giảm tải các khiếu kiện, vận động đồng bào dân tộc thiểu số luôn chấp hành tốt đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước chứ chưa đạt trong tính chỉnh thể, có tính chiến lược lâu dài để ổn định chính trị, quốc phòng – an ninh, củng cố thế trận lòng dân, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, mưu toan chống phá cách mạng, chế độ.

Việc lựa chọn, tuyển dụng đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện còn nhiều hạn chế và mang tính chủ quan. Số lượng cán bộ trong các tổ chức tôn giáo và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số chưa tương xứng với số lượng các tín đồ tôn giáo và đồng bào dân tộc thiểu số. Chưa tập hợp đầy đủ những người thực sự tiêu biểu, chưa kiên trì thuyết phục để tranh thủ những người tiêu biểu, có uy tín. Ở một số nơi, cán bộ ngại tiếp xúc, đối thoại với các chức sắc tôn giáo nhất là đối với đạo Công giáo. Chưa chủ động có kế hoạch để phát huy vai trò người tiêu biểu; công tác tranh thủ vận động quần chúng còn thụ động. Bên cạnh đó, những ý kiến phản ánh của các chức sắc tôn giáo cũng chưa được các cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết. Từ đó làm cho những người tiêu biểu dần dần mất uy tín trước cộng đồng, nảy sinh tư tưởng thiếu tích cực, thậm chí còn có tư tưởng phản ứng, không ủng hộ.

Công tác vận động và phát huy vai trò của cốt cán, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc, trong tôn giáo chưa tiến hành thường xuyên và đồng bộ, cơ chế, chính sách cho công tác này còn thiếu. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, công tác tôn giáo còn yếu, chưa có khả năng thuyết phục

được các chức sắc tôn giáo để họ yên tâm và nhiệt tình tham gia các tổ chức và phát huy vai trò của mình, đảng viên là người có đạo còn ít, tác dụng lãnh đạo còn hạn chế.

Việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp cho đội ngũ cán bộ công chức ban dân vận đã được tổ chức thường xuyên nhưng chủ yếu là lồng ghép tại các hội nghị tập huấn của các ban, ngành, đoàn thể. Do vậy, việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hoạt động còn nhiều hạn chế.

Là một nội dung quan trọng của công tác dân vận nhưng trong những năm qua, các tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện chưa coi trọng công tác tổng kết rút kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận – nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tính hiệu quả của công tác dân vận. Không ít tổ chức khi đánh giá về chất lượng của đội ngũ này thường gắn với tổng kết công tác dân vận của Mặt trận, đoàn thể chứ chưa có những tổng kết chuyên đề rút kinh nghiệm. Tổng kết rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác vận động quần chúng thực chất là đánh giá kết quả xây dựng, hoạt động của đội ngũ cán bộ này trên tất cả các phương diện liên quan đến công tác dân vận, phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, nhận rõ âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch để đưa ra những biện pháp ngăn chặn, vạch trần những thủ đoạn tinh vi, thâm độc của chúng, tiếp cận để nắm bắt thông tin cung cấp cho cấp ủy, chính quyền...

Một số cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ về tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác dân vận nên trong quá trình tuyển chọn còn có sự thiếu thống nhất. Có tổ chức lại coi trọng nhấn mạnh yếu tố bản lĩnh phẩm chất, coi nhẹ yếu tố kiến thức, kỹ năng và năng lực vận động quần chúng; hoặc có tổ chức lại nhấn mạnh yếu tố gương mẫu để thuyết phục nêu gương nhưng lại coi nhẹ yếu tố lịch sử chính trị. Có thể nói, tính tổng hòa trong xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC BAN DÂN VẬN CẤP HUYỆN Ở TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY (Trang 44 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w