Việc xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại một số xã huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 41)

1.4. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI Ở THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 14

1.4.2. Việc xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta

Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình trọng tâm của Nghị quyết số 26-NQ/TW, Nghị quyết toàn diện nhất về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ trước tới nay. Sau 5 năm thực hiện, diện mạo nhiều vùng nông thôn được đổi thay, hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được nâng cấp, đời sống đa số nông dân được cải thiện, hộ nghèo giảm, nhiều nét đẹp văn hóa được phát huy, tình làng nghĩa xóm được vun đắp, đội ngũ cán bộ trưởng thành một bước. Tuy nhiên, so với mục tiêu phát triển thì còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Ngay trong những năm đầu triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã nhanh chóng trở thành phong trào của cả nước.

Nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới được xác định rõ trong nghị quyết đại hội Đảng các

cấp từ tỉnh đến huyện và xã. Ban Bí thư Trung ương khóa X đã trực tiếp chỉ đạo Chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã tại 11 xã điểm ở 11 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền. Bộ máy quản lý và điều hành Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được hình thành từ Trung ương xuống địa phương. Các bộ, ngành đã ban hành 25 loại văn bản hướng dẫn địa phương về tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, quy hoạch nông thôn mới. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã triển khai cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”. Ngày 08-6- 2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phát động thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Thực hiện đường lối của Đảng, trong những năm qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội. Quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo Trung ương đã kế thừa kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới, công tác quy hoạch và lập đề án xây dựng xã nông thôn mới. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, Ban Chỉ đạo đã thống nhất các xã lựa chọn những tiêu chí mà đa số người dân thấy cần thì tập trung làm trước, khuyến khích triển khai những công việc từng thôn, xóm, từng hộ dân có thể tự làm được đã tập trung cao cho nhiệm vụ phát triển sản xuất, dồn điền, đổi thửa, tập trung ruộng đất gắn với quy hoạch đồng ruộng, cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất, chế biến và đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất. Đã huy động tổng lực các nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới, ngoài nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ, rất chú trọng huy động các nguồn vốn khác, như từ ngân hàng, doanh nghiệp và xã hội, đặc biệt là huy động nội lực trong nhân dân, như góp công lao động, hiến đất, vật liệu, tiền, đóng góp tinh thần và động viên người thân thành đạt tham gia. Bên cạnh đó, đã quan tâm tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao kỹ năng tay nghề, giải quyết việc làm cho nông dân theo cả hai hướng phi nông nghiệp và nông

nghiệp; quan tâm tới chất lượng các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xây dựng tình làng nghĩa xóm, giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh nông

thôn. Đồng thời, chú trọng phát động và tổ chức rộng khắp phong trào thi đua

Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Có thể nói, quá trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được thành tựu khá toàn diện. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản bảo đảm, tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất; Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề. Đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần cho người dân, hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao. Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Các địa phương đã quan tâm hơn và tập trung chỉ đạo thực hiện những nội dung trọng điểm, bức xúc trên địa bàn và có nhiều cơ chế, chính sách linh hoạt để huy động nguồn lực thực hiện chương trình. Nhờ đó, tốc độ đạt tiêu chí của các xã tăng lên rõ rệt. Kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống người dân được các địa phương quan tâm xây dựng, nâng cấp; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, thu nhập của cư dân nông thôn tăng nhanh hơn.

Về lập và phê duyệt quy hoạch nông thôn mới, đã có 97,4% số xã hoàn thành phê duyệt quy hoạch, dự kiến hoàn thành 100% số xã vào năm 2015. Về phát triển giao thông nông thôn, chương trình đã xây dựng được trên 5 nghìn công trình với khoảng 700.000km đường giao thông nông thôn. Đến nay, đã có 23,3% số xã đạt tiêu chí giao thông, dự kiến đến hết năm 2015 đạt 35,3%. Trên lĩnh vực thủy lợi, hiện có 44,5% số xã đã đạt tiêu chí, dự kiến đến hết năm 2015 đạt 52,7%; 75,6% xã đạt tiêu chí về điện, dự kiến hết năm 2015 đạt 80,9%. [25]

Cùng với đó, công tác phát triển sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo được triển khai mạnh mẽ tại nhiều địa phương. Nhiều địa phương thực hiện dồn điền, đổi thửa, thiết kế lại kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Đồng thời, đổi mới tổ chức sản xuất thông qua tăng cường hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, tổ chức liên kết sản xuất với mô hình “cánh

đồng lớn”, sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Nhiều địa phương đã chủ động ban hành

chính sách hỗ trợ người dân mua máy cày, gặt, sấy, đưa tỷ lệ cơ giới hóa của các khâu này tăng từ 40% - 50% lên 80 - 90% như các tỉnh: Thái Bình, Hà Tĩnh, An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp.

Nhờ những nỗ lực đó mà giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đạt khá cao. Cụ thể: Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 mức đạt bình quân trên 250 triệu đồng/ha; Hà Nội đạt trên 200 triệu đồng/ha; An Giang 120 triệu đồng/ha; Lâm Đồng 95 triệu đồng/ha… Thu nhập của người dân nông thôn đạt bình quân 22,1 triệu đồng/người/năm, tăng 1,98 lần so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn chỉ còn 10,1%, giảm bình quân 2%/năm (2008 - 2014). Đến hết năm 2014 đã có 56,5% số xã đạt tiêu chí về văn hóa, dự kiến đến hết năm 2015 đạt 66,5%. Đã có trên 60% số dân nông thôn tham gia các hình thức bảo hiểm y tế tự nguyện; trên 20% số xã có câu lạc bộ (đội văn nghệ); khoảng 25% người dân thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao; 70% số thôn, xóm được công nhận làng văn hóa; có 40% số xã thành lập tổ thu gom rác thải. Thêm vào đó, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã động viên, khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp đỡ trong cộng đồng dân cư.

Về hệ thống chính trị, tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn được đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao vai trò hạt nhân lãnh đạo. Đội ngũ cán bộ xã đã có bước trưởng thành nhanh; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở đạt chuẩn được quan tâm. Tính đến hết tháng 11-2015, cả nước có 1.298 xã (14,5%) được công nhận đạt chuẩn NTM; số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so với 2010); số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã.

[23]

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại một số xã huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w