CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. TƯỢNG, ĐỐI PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.3. Thời gian nghiên cứu thực trạng
1)Giới thiệu khái quát về xã Tân Linh và xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ
2)Thực trạng các tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới của hai xã Tân Linh và Hoàng Nông
3)Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn của 2 xã: Tân Linh, Hoàng Nông.
4)Xác định nguyên nhân các xã chưa đạt nông thôn mới. Đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
2.3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
* Số liệu thứ cấp:
- Báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Thái Nguyên các năm gần đây.
-Các báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011 – 2015
-Tài liệu kỳ họp “Các chương trình, kế hoạch, đề án, phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 – 2020 trình tại kỳ họp thứ 11 HĐND huyện khóa XVII ”.
- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT – XH xã Hoàng Nông và xã Tân Linh 2016
* Số liệu sơ cấp
- Điều tra, phỏng vấn bằng phương thức phát phiếu điều tra.
2.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn và khảo sát thực địa
-Điều tra về thực trạng môi trường của huyện thông qua ý kiến của người trực tiếp làm công tác môi trường và người dân. Từ các thông tin điều tra thu được có thể giúp cho quá trình đánh giá, nhận xét về mức độ quan tâm của cộng đồng tới công tác bảo vệ môi trường cũng như việc cập nhật các hệ thống văn bản và việc thực thi các văn bản này như thế nào. Đồng thời làm rõ hơn vai trò và quyền hạn của người quản lý.
Điều tra về thực trạng công tác quản lý môi trường của huyện qua ý kiến thu được từ quá trình phỏng vấn người dân.
-Hình thức phỏng vấn: + Phát phiếu điều tra + Phỏng vấn trực tiếp -Số lượng phiếu điều tra: 250 phiếu.
Điều tra, phỏng vấn bằng phương thức phát phiếu điều tra phân đều ra các xóm dựa trên mật độ dân cư:
+ 125 Phiếu điều tra đối với các hộ dân trong 14 xóm xã Tân Linh + 125 Phiếu điều tra đối với các hộ dân trong 18 xóm xã Hoàng Nông - Đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn ngẫu nhiên tất cả các thành phần dân cư có
độ tuổi thấp nhất là 18 và cao nhất là 64.
2.3.3. Phương pháp kế thừa.
Kế thừa các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; Các số liệu của UBND huyện Đại Từ, số liệu của UBND xã Hoàng Nông và xã Tân Linh hàng năm.
2.3.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
Từ các thông tin của 250 Phiếu điều tra cho các đối tượng khác nhau sẽ nhập số liệu và xử lý số liệu trên Excel.
2.3.5. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo:
Từ các số liệu đã được thống kê, xử lý và phân tích số liệu xin ý kiến các chuyên gia để đưa ra nhận định về công tác quản lý môi trường trên địa bàn hai xã nghiên cứu nói riêng và huyện Đại Từ nói chung nguyên nhân tồn tại và đề xuất các giải pháp để làm tốt hơn công tác quản lý môi trường trong thời gian tới.
29
2.3.6. Phương pháp phân tích so sánh đánh giá
So sánh kết quả điều tra giữa hai xã với nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt về thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường trong xây dựng nông thôn.
2.3.7. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm 2.3.7.1. Lấy mẫu
Tiến hành lấy mẫu theo quy định của TCVN 6663-11: 2011 - Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.
- Thu thập một số mẫu nước tại địa bàn hai xã huyện Đại Từ:
+ Tại xã Hoàng Nông phân tích mẫu nước giếng khoan tại hộ gia đình ông Nguyễn Thành Chung xóm Đoàn Thắng, phân tích mẫu nước giếng đào tại hộ gia đình ông Nghiêm Văn Thê xóm Đoàn Kết và phân tích mẫu nước khe tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Lập xóm Đồng Khuôn.
+ Tại xã Tân Linh phân tích mẫu nước giếng khoan tại hộ gia đình ông Trần Văn Vinh xóm 3 và phân tích mẫu nước giếng đào tại gia đình bà Vũ Thị Chúc xóm 8.
- Chuẩn bị dụng cụ: Đựng mẫu trong chai nhựa có nắp đậy kín, ghi rõ ký hiệu mẫu. Chai nhựa được rửa bằng chất tẩy rửa, tráng bằng nước sạch, tráng bằng cồn 90o
sau đó tráng lại bằng nước cất.
Tiến hành lấy mẫu:
+ Tháo hết các ống dẫn và vật liệu nhựa, cao su khỏi ống dẫn sao cho khoảng cách từ mạch nước ngầm đến vị trí miệng ống lấy nước là ngắn nhất
+ Dùng khăn giấy lau sạch miệng ống lấy nước.
+ Bật bơm giếng cho nước chảy bỏ từ 3 - 5 phút để loại bỏ phần nước lưu trữ ở đường ống.
+ Quan sát các yếu tố màu nước, tốc độ chảy đến khi diễn biến khá đều đặn thì bắt đầu hứng chai lấy mẫu vào dòng chảy từ đầu vòi để tránh sai số trong quá trình lấy mẫu. Lấy đầy mẫu từ từ để tránh xuất hiện bọt khí trong bình chứa.
2.3.7.2. Bảo quản mẫu
Bảo quản mẫu trong túi đen, nhanh chóng chuyển về phòng phân tích.
30
Vận chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ - trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang để phân tích.
Tiến hành lấy 5 mẫu phân tích 8 chỉ tiêu gồm: pH; Chỉ số pemanganat; Tổng chất rắn hòa tan (TDS); Độ cứng tổng số (tính theo CaCO3); Clorua (Cl-); Amôni (NH4+ tính theo N); Nitrit (NO-2 tính theo N); Nitrat (NO-3 tính theo N)
Sau đó đem kết quả phân tích so sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT rồi đưa ra kết luận.
3.1. Giới thiệu khái quát về huyện Đại Từ và hai xã Tân Linh, Hoàng Nông của huyện Đại Từ.
3.1.1. Một số đặc điểm của huyện Đại Từ
Đại từ là Huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành phố Thái Nguyên 25 Km, phía Bắc giáp huyện Định Hoá; phía Nam giáp huyện Phổ Yên và Thành phố Thái Nguyên; phía Đông giáp huyện Phú Lương; phía Tây Bắc và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ.
Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 28 xã, 2 thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên toàn Huyện là 574 km2, dân số gần 17 vạn, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v..;
Chiếm 16,58% về diện tích, 16,12% dân số cả tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số bình quân 274,65 người/km2.
Trong sản xuất nông nghiệp, Đại Từ là huyện có diện tích chè lớn nhất Thái Nguyên chiếm 30,47% diện tích, là vùng sản xuất chè có truyền thống lâu đời, nguyên liệu chè chất lượng cao. Trong những năm qua, cây chè được huyện coi là cây trồng chủ lực, mũi nhọn trong phát triền kinh tế nông nghiệp giúp hộ nông dân thoát nghèo và tiến đến làm giàu. Đại Từ còn là nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc được cả nước biết đến, đồng thời cũng là Huyện có truyền thống cách mạng yêu nước với 169 điểm di tích lịch sử và danh thắng. Là đơn vị được Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh, sự lãnh đạo của cấp ủy và sự điều hành của chính quyền địa phương, tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của huyện những năm qua luôn đạt mức tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 đạt: Công nghiệp – xây dựng: 54,5%; dịch vụ: 28%; nông nghiệp: 17,5%.
Sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt: 73.322 tấn /năm. Sản lượng chè búp tươi năm 2015 đạt 62.000 tấn. Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3,68%/năm. Tỉ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 90,46%. Số xã đạt chuẩn nông
thôn mới đến năm 2015 là 8 xã: Hùng Sơn, Hà Thượng, La Bằng, Tiên Hội, Mỹ Yên, Bản Ngoại, Cù Vân, Tân Thái. Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tân Linh và Hoàng Nông là hai xã đều chưa đạt nông thôn mới trên địa bàn huyện Đại Từ. Nơi đây đặc trưng cho hai vùng kinh tế với hai loại cây trồng chủ lực. Xã Tân Linh cách thị trấn Đại Từ khoảng 7 km, diện tích chủ yếu là đồi nên nhân dân trong xã chủ yếu trồng chè, diện tích trồng lúa thì rất ít. Xã Hoàng Nông có địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông, do kiến tạo địa chất khá phức tạp, hình thành những sườn đồi, ruộng bậc thang và vùng đồng bằng nên nhân dân chủ yếu trồng lúa, ít trồng chè.
Bản đồ hành chính huyện Đại Từ
Xã Tân Linh Xã Hoàng Nông
3.1.2.Xã Tân Linh 3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội
- Vị trí địa lý: Tân Linh là một xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện 7 km, có vị trí địa lý tiếp giáp với các đơn vị sau: Phía Đông giáp xã Phục Linh, xã Phấn Mễ - huyện Phú Lương; phía Tây giáp xã Phú Lạc, Bản Ngoại,
- Diện tích tự nhiên: Tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn xã là 2.268,10 ha. Trong đó đất nông nghiệp 2.108,46 ha; đất phi nông nghiệp 85,55 ha; đất chưa sử dụng 5,26 ha.
Tổng diện tích nước mặt trên địa bàn xã hiện trạng là 25,28 ha, trong đó: diện tích ao đầm là 5,0 ha, diện tích đất suối, khe lạch…là 20,58 ha.
- Địa hình khí hậu: Địa hình của xã Tân Linh phức tạp, đồi núi chiếm diện tích lớn hơn 75% so với diện tích tự nhiên toàn xã. Địa hình dốc dần từ Bắc xuống Nam, địa hình bị chia cắt tương đối mạnh, có độ dốc, xen kẽ giữa núi, đồi là những rải ruộng nhỏ hẹp. Tân Linh có khí hậu mang tính chất đặc thù của vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm được chia thành 4 mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển.
- Dân cư: Tổng số có 1.599 hộ được phân bố ở 14 xóm, tổng số nhân khẩu là 5729 người. Các cụm dân cư tương đối tập trung, tỷ lệ lao động trong độ tuổi khá cao so với tổng dân số chiếm 67%.
- Tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng toàn xã 766.2 ha thuộc quy hoạch rừng sản xuất (chiếm 33.78% diện tích đất tự nhiên). Diện tích rừng chủ yếu hiện nay là rừng trồng với cây trồng chính là keo và một số loại cây gỗ khác. Đây cũng là nguồn tài nguyên có tiềm năng lớn đối với sự phát triển kinh tế của địa phương, tỉ lệ che phủ của rừng đạt 43.89%
- Tài nguyên nước: Tổng diện tích mặt nước trên địa bàn xã hiện trạng là 25,58ha, trong đó: diện tích ao, đầm 5 ha, diện tích đất suối khe lạch..là 20,58 ha gồm 1 suối cái và các khe lạch nhỏ, đập giữ nước và đây là nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp.
Nguồn nước ngầm có độ sâu từ 7- 10m là nguồn nước ngầm quý hiếm đã được nhân dân khai thác bằng phương pháp khoan và đào giếng để phục vụ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân trong xã.
Tân Linh có vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao thông đi lại nối liền với các xã bạn, trong quy hoạch được xây dựng là chợ đầu mối, ở gần mỏ khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo, là một xã có thế mạnh để phát triển sản xuất và chế biến chè, sản lượng chè búp hàng năm đứng thứ nhất của huyện Đại Từ. Có điều kiện khí hậu khá
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; có lực lượng lao động dồi dào, người dân có truyền thống lao động cần cù chịu khó, tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật sáng tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong sản xuất và phát triển
3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã trong giai đoạn 2011-2016 đạt bình quân 7,5%; cơ cấu kinh tế tiếp tục có những chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp. Năm 2016: Tỷ trọng cơ cấu kinh tế Nông nghiệp chiếm 90,42%; Thương mại - Dịch vụ chiếm 5,8%; Công nghiệp-TTCN:
chiếm 3,6%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 13,5 triệu đồng/người/năm;
100% số hộ trong xã đã được sử dụng điện; số hộ dùng nước sạch hợp vệ sinh là 87%.
Trong sản xuất nông nghiệp, xác định phát triển cây chè là một trong những giải pháp đột phá trong phát triển kinh tế, sản xuất lương thực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của xã Tân Linh có những bước phát triển khá toàn diện.
Bảng 3.1: Tổng hợp diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu giai đoạn 2011 – 2016 của xã Tân Linh
Năm
Loại cây trồng 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Lúa
Ngô
Diện tích đất trồng lúa (ha) 193.0 251.1 216.0 248.0 248.2 242.6 Năng suất (tạ/ha) 54,83 53,23 54,22 54,8 55,75 56,98 Sản lượng (tấn) 1.058,2 1.336,6 1.334 1.358,7 1.384,8 1.382,4
Diện tích (ha) 7,0 9,6 12,1 3,0 2,5 3,0
Năng suất (tạ/ha) 38,0 39,7 34,6 42,0 40,0 31,3
Sản lượng (tấn) 26,6 38,1 41,9 12,6 10,0 9,4
Sắn
Diện tích (ha) 24,0 15,0 57,0 25,0 22,0 20,0
Năng suất (tạ/ha) 72,0 82,0 83,0 81,0 85,0 85,0
Sản lượng (tấn) 172,8 123,0 473,1 202,5 187,0 170,0 Rau
Diện tích (ha) 5,7 12,8 16,7 8,7 43,9 54,5
Năng suất (tạ/ha) 120,5 91,7 148 110,2 108,2 109,8 Sản lượng (tấn) 68,7 116,9 247,2 95,9 474,8 598,2
Chè
Tổng diện tích chè (ha) 719 720 728 728 622 625
Diệntích chèkinhdoanh (ha) 660 667 700 700 547 558
Năng suất (tạ/ha) 91 93 97 100 102,8 107
Sản lượng (tấn) 6.006 6.203 6.790 7.000 5.613 5.971 Diện tích chè giống mới (ha) 19,1 39,9 60,4 68,3 80,3 106,3 (Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT – XH xã Tân Linh 2016)
(Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT – XH xã Tân Linh 2016) giai đoạn 2011-2016, năng suất lúa tăng 2,15 tạ/ha. Diện tích ngô có xu hướng giảm dần qua các năm từ 7 ha năm 2011 giảm xuống còn 3 ha năm 2016. Trong sản xuất lương thực cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống đã có bước chuyển dịch tích cực, diện tích lúa lai, lúa thuần chất lượng cao được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều.
- Về sản xuất chè: Diện tích chè của xã biến động giảm qua các năm, tuy nhiên do tích cực đầu tư thâm canh nên năng suất chè qua các năm đều tăng, năng suất chè năm 2016 là 107 tạ/01 ha, cao hơn so với năm 2011 là 16 tạ/01ha, sản lượng chè búp tươi năm 2016 là 5.971 tấn. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của xã trong những năm qua đã tập trung triển khai đưa các giống chè mới, có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; cải tạo giống bằng cách trồng thay thế các giống chè trung du bằng các giống chè mới.
* Tình hình chăn nuôi
Tại thời điểm điều tra ngày 01 tháng 10 năm 2011, đàn trâu: 270 con ; Đàn bò 57 con; đàn lợn 1.300 con; đàn gia cầm 16.200 con; đàn ngựa: 223 con; đàn dê: 147 con.
Tổng diện tích mặt nước chuyên dùng là 25,58 ha chủ yếu là các ao nhỏ nằm xen kẽ, rải rác tại các xóm trên địa bàn xã. Năm 2016 diện tích nuôi thủy sản là 5,0 ha đạt 9 tấn.
Bảng 3.2: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản giai đoạn 2011 – 2016 của xã Tân Linh
Năm Đàn
trâu (con)
Đàn bò (con)
Đàn lợn (con)
Đàn gia cầm (con) Thuỷ sản Tổng
số
Trong đó Diện tích(ha)
Sản lượng
(tấn) Gà Thủy
2011 270 57 1.300 5.200 3.861 1.339cầm 26 26
2012 253 64 1.287 5.200 3.861 1.339 26 26
2013 160 45 1.084 8.713 6.199 2.514 26 30
2014 131 30 1.363 14.000 9.960 4.040 25,58 6
2015 140 38 2.400 17.000 16.549 451 25,58 10
2016 78 13 1.498 16.200 15.115 1.085 25,58 9
Diện tích thủy sản năm 2013 là 26 ha, sản lượng đạt 30 tấn đến những năm sau diện tích mặt nước là 25,58 ha nhưng diện tích nuôi thủy sản chỉ có 5 ha nên sản lượng cá giảm xuống còn 6, 10, 9 tấn vào các năm 2014, 2015, 2016.
Xã Tân Linh có ưu thế về diện tích trồng chè lớn nhất huyện, vì vậy để phát triển thế mạnh của vùng xã cần đầu từ chi phí lập đề án phát triển cây chè trong thời gian sớm nhất, đồng thời hỗ trợ chi phí đầu tư công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm mục đích tăng năng suất và sản lượng, khẳng định chất lượng và thương hiệu chè xã Tân Linh đến người tiêu dùng trên cả nước.
3.1.3.Xã Hoàng Nông 3.1.3.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội
-Vị trí địa lý: Xã Hoàng Nông nằm ở phía Tây của huyện Đại Từ và thuộc vùng núi Tam Đảo, tiếp giáp với đỉnh cao nhất của dãy núi này (1590m). Đây cũng là ngã ba ranh giới giữa 3 tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. Hoàng Nông giáp với xã La Bằng ở phía Tây Bắc và Bắc, giáp với xã Bản Ngoại và Tiên Hội ở phía Đông Bắc, xã Khôi Kỳ ở phía Đông, Mỹ Yên ở phía Đông Nam và ở phía Tây Nam.
-Diện tích tự nhiên: Hoàng Nông có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.746,30 ha; trong đó nhóm đất nông nghiệp chiếm 2.621,63 ha; đất phi nông nghiệp chiếm 123,89 ha và nhóm đất đất chưa sử dụng chiếm 0,78 ha.
-Dân cư: Toàn xã có 1.486 hộ và 5.456 khẩu đang sinh sống trong 18 xóm: Đình Cường, Suối Chùn, Đồng Khuôn, Làng Hu, Đoàn Thắng, Cổ Rồng, Cánh Vàng, Đầm Cầu, La Lương, Cầu Đá, Ao Mật, An Sơn, Cây Chè, Làng Đảng, Gốc Sữa, La Dây, La Kham, Kèo Hái.
-Địa hình khí hậu: Địa hình của xã có đặc trưng của vùng đồi núi trung du nghiêng dần từ Tây sang Đông, do kiến tạo địa chất xã Hoàng Nông có địa hình khá phức tạp, hình thành những sườn đồi, ruộng bậc thang và vùng đồng bằng. Đặc điểm địa hình là tiền đề phát sinh nhiều loại đất khác nhau và sự đa dạng hóa các loại cây trồng. Có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió Đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô. Đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số: nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,90C. Lượng mưa phân bố không đều có chênh