CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Thực trạng môi trường xã Hoàng Nông và xã Tân Linh huyện Đại Từ
3.3.5. Nhận thức, sự tìm hiểu của người dân địa phương về môi trường
của người dân
Xã Tân Linh Xã Hoàng Nông Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%)
1 Không 8 6.4 27 21.6
2 Bình thường 89 71.2 75 60
3 Tích cực 28 22.4 23 18.4
Qua khảo sát ta thấy tình trạng người dân trong xã không quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường. Một phần do ý thức, tập quán lạc hậu của chính người dân. Chỉ một bộ phận tích cực nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ trung bình khoảng 20% có tìm hiểu thông tin qua sách báo và các phương tiện truyền thông. Thái độ thờ ơ, không mong muốn tìm hiểu các thông tin về môi trường chiếm tỉ lệ lớn, ở xã Tân Linh là 71.2% và xã Hoàng Nông là 60%. Hơn nữa thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay tại địa bàn 2 xã phần lớn do ý thức người dân sử dụng không đảm bảo an toàn các loại hoá chất bảo vê thực vật trong nông nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ dại..).
Sau khi phun thuốc trừ sâu hoặc cỏ dại, người nông dân rửa bình bơm, đổ thuốc thừa ở bất cứ nơi nào mà không chú ý đảm bảo an toàn tới nguồn nước.
Bao bì, chai lọ chứa hoá chất độc vứt bừa bãi quanh nhà, quanh mương máng...Các loại rác thải không được thu gom và tự do vứt ra môi trường xung quanh, cộng với phân gia súc, gia cầm vương vãi càng làm cho môi trường sống ô nhiễm thêm nặng. Trong khi chúng ta còn nhiều khó khăn, chưa thể giải quyết ngay ô nhiễm môi trường nông thôn bằng công nghệ tiên tiến thì biện pháp trước mắt là phải nâng cao nhận thức về môi trường sống đối với người dân toàn địa bàn xã như tuyên truyền, vận động, thậm chí cần phải có biện pháp mạnh đối với những gia đình tái vi phạm nhiều lần về vệ sinh môi trường nông thôn. Từ đó để người dân có ý thức, chủ động và tự giác hơn trong việc thu gom rác thải. Chuyển chuồng trại gia súc ra xa nhà ở và không được thả rông gia súc, có như thế từng bước chúng ta mới cải thiện được môi trường sống.
Cấp ủy, chính quyền xã, chi ủy, trưởng thôn là người trực tiếp tổ chức, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tuy nhiên theo khảo sát tại địa bàn xã
Hiện nay cả hai xã đều chưa có bãi rác, điểm thu gom rác thải. Rác thải do tiêu, thoát nước; trồng cây xanh nơi công cộng, thu gom xử lý rác thải. Điều này thể hiện tại Hình 3.4:
Hình 3.4: Biều đồ thể hiện mức độ tổ chức các chương trình vệ sinh môi trường trên địa bàn 2 xã
Hầu hết các chương trình vệ sinh môi trường đều do các hội như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội thanh niên tổ chức kêu gọi các hộ gia đình tham gia.Tuy nhiên chưa có nhiều các hoạt động dọn vệ sinh môi trường, thường chỉ vào các dịp hội hè lễ tết.
Bảng 3.18: Hệ thống quản lý và thu gom rác tại địa bàn hai xã ng
các hộ dân tự xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt trong vườn nhà. Vì vậy 100%
Mức độ Xã Tân Linh
Số hộ Tỉ lệ Số hộ Tỉ lệ
Rất tốt 0 0 0 0
Tốt 0 0 0 0
Chưa tốt 125 100 125 100
người dân được phỏng vấn trên địa bàn xã đều đánh giá hệ thống quản lý môi trường hiện nay chưa tốt.
3.3.4.3 Tiến trình thực hiện tiêu chí môi trường của huyện Đại Từ năm 2011- 2015 Bảng 3.19. Thực trạng nông thôn và mục tiêu hoàn thành
TT Nội dung tiêu chí
Quy định của bộ tiêu chí quốc gia
Hiện trạng của 2 xã so với bộ tiêu
chí
Thời gian hoàn thành tiêu chí
2011 2012 2013 2014 2015 2016- 2020
1
Tỉ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia
85%
Tân Linh 82.75% 87%
Đạt 88.25% 88.6% 90.6%
Hoàng
Nông 83% 85.7% 86.5%
Đạt 88% 91.3%
2 Các cơ sở SX – KD
đạt tiêu chuẩn về MT Đạt
Tân Linh Chưa đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
Phấn đấu hoàn thàn h Hoàng
Nông
Chưa đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
3
Không có các hoạt động gây suy giảm MT và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp
Đạt
Tân Linh Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
Hoàng
Nông Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
4 Nghĩa trang được xây
dựng theo quy hoạch Đạt
Tân Linh Chưa đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
Phấn đấu hoàn thàn h Hoàng
Nông
Chưa đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
5
Chất thải, nước thải được thu gom theo quy định
Đạt
Tân Linh Chưa đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
Phấn đấu hoàn thàn h Hoàng
Nông
Chưa đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
Thiếu kinh phí cũng khiến cho địa bàn hai xã chưa có hệ thống thu gom xử lý rác thải nên tình trạng ứ đọng rác trong khu dân cư diễn ra khá phổ biến.
Thêm vào đó, nguồn ngân sách hỗ trợ cho các địa phương còn thấp, chưa tương xứng với nội dung tiêu chí. Mặt khác, chế độ thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác cho xây dựng Nông thôn mới nói chung, tiêu chí 17 nói riêng còn chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực môi trường.
3.4.2.Nhận thức và sự tham gia của người dân
Ý thức chấp hành luật bảo vệ môi trường của người dân chưa tốt. Qua bảng số liệu điều tra ta nhận thấy đa số người dân không quan tâm đến vấn đề môi trường. Chất lượng môi trường tại một số xóm có dấu hiệu suy giảm, rác thải sinh hoạt chưa được xử lý thu gom, rác vứt bừa bãi, chất kín nhiều ao hồ, mương máng.
Bảng 3.20: Mức độ tham gia các hoạt động về môi trường của người dân
Tình trạng ô nhiễm có chiều hướng gia tăng đặc biệt là các vùng sản xuất lúa, chè, các cơ sở chăn nuôi. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ các nguồn nước ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến chính cuộc sống của người dân nơi đây.. Việc sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật, vỏ bao không được thu gom xử lý đang gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.
3.4.3.Năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của cán bộ cơ sở
Đội ngũ cán bộ là khâu quan trọng, đóng vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác thực hiện tiêu chí môi trường. Do đó năng lực quản lý, điều hành thực hiện tiêu chí môi trường cũng như năng lực chuyên môn của từng cán bộ cơ sở ảnh hưởng tới mức độ hoàn thiện của tiêu chí môi trường.
Một số bộ phận cán bộ năng lực chuyên môn còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, chưa tận tâm với công việc và chưa có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Công tác phối hợp vận động, tuyên truyền, phổ biến giáo dục về bảo vệ môi trường chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao.
3.4.4.Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Sự vào cuộc của cấp ủy, ban ngành, đoàn thể xã còn hạn chế, chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Đôi khi còn buông lỏng trong công tác quản lý, thiếu quyết liệt trong việc xử lý các vi phạm.
Công tác kiểm tra chưa thường xuyên, chưa tập trung giải quyết dứt điểm những tồn tại, gây bức xúc cho nhân dân
3.5.Đề xuất các giải pháp thực hiện tốt tiêu chí môi trường 3.5.1.Đối với các cấp chính quyền.
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cán bộ chuyên môn bám sát kiểm tra, kiểm soát đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở chăn nuôi có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tổ chức ký cam kết bảo vệ môi trường đối với tất cả các cơ sở, các hộ gia đình thường xuyên giết mổ gia súc, gia cầm; kịp thời xử lý cơ sở, hộ gia đình gây ô nhiễm môi trường. Tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư quy hoạch và xây dựng khu giết mổ tập trung tại khu vực trung tâm huyện để từng bước di chuyển các cơ sở, hộ gia đình ra khu giết mổ tập trung.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đến các tổ chức, cơ sở, nhân dân với nhiều hình thức phong phú và phương pháp phù hợp. Qua đó nâng cao nhận thức về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội và nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường.
- Triển khai xây dựng các điểm tập kết rác thải tại xã theo quy hoạch nông thôn mới
- Khuyến khích và tạo điều kiện thành lập các tổ hợp tác xã, các cơ sở làm dịch vụ về công tác vệ sinh môi trường.
-Thu hút đầu tư huy động các nguồn lực để xây dựng lò đốt rác tại địa bàn xã.
-Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân phân loại rác 3.5.2.2. Đối với chất thải chăn nuôi
- Tăng cường công tác quản lý môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi. Yêu cầu các cơ sở chăn nuôi lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ xây dựng hầm biogas, áp dụng phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
- Tạo điều kiện, hỗ trợ các trang trại đã và đang hoạt động không đảm bảo các tiêu chí về bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác kiểm tra các điểm giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư để có biện pháp xử lý
3.5.2.3. Thực hiện tốt việc thu gom bao bì chất bảo vệ thực vật, các sản phẩm phụ trong sản xuất nông nghiệp
- Huy động nguồn đầu tư hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân đồng thời vận động nhân dân đóng góp nguồn kinh phí để xây dựng các bể chứa bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, tiến hành ra soát các bể chứa có vị trí không phù hợp di chyển đến vị trí phù hợp.
3.5.3. Khuyến khích, vận động các hộ gia đình xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh
Vận động các hộ gia đình không có nhà tiêu hợp vệ sinh cải tạo, sửa chữa, làm mới các nhà tiêu đảm bảo hợp vệ sinh. Tiếp tục kêu gọi các tổ chức, các nhà tài trợ quan tâm hỗ trợ các hộ nghèo xây dựng các công trình vệ sinh. Triển khai thực hiện tốt Chương trình hỗ trợ xi măng xây dựng nhà vệ sinh do tỉnh hỗ trợ.
3.5.4.Triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nghĩa trang nhân dân
-Tập trung quản lý các quy hoạch nghĩa trang hiện có, xây dựng cơ chế quản lý, từng bước đóng cửa các nghĩa trang gần khu dân cư không phù hợp với quy hoạch. Thu hút huy động các nguồn đầu tư kết hợp với các nguồn vốn xã hội hóa để triển khai quy hoạch và xây dựng nghĩa trang nhân dân tại các xã theo quy hoạch Nông thôn mới
-Quan tâm bố trí một phần vốn xi măng trong xây dựng nông thôn mới để đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vào các nghĩa trang theo quy hoạch. Phấn đấu đến năm 2020 hai xã cơ bản chấm dứt tình trạng chôn cất tự do không theo quy hoạch nghĩa trang.
3.5.5.Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ
-Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường. Khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ môi trường.
- Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh đối với cán bộ, công chức không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao và kiên quyết xử lý đối với trường hợp vi phạm
3.5.6.Đối với người dân
-Tham gia các buổi tuyên truyền do các cơ quan quản lý tổ chức để nâng cao hiểu biết về tác hại của ô nhiễm môi trường.
-Tham gia tích cực các chương trình, các hoạt động dọn dẹp đường phố, bảo vệ môi trường do xã quản lý.
-Khuyến khích và hướng dẫn nhân dân phân loại chất thải ngay tại nguồn thành 2 loại vô cơ và hữu cơ. Đối với chất thải hữu cơ, các hộ gia đình tận dụng một phần cho chăn nuôi gia súc, phần còn lại sẽ ủ, tạo thành phân vi sinh phục vụ nông nghiệp. Chất thải vô cơ, không còn tái chế được, sẽ chuyển về bãi trung chuyển để vận chuyển về khu chứa và chôn lấp rác thải của Huyện.
luận môi trường và kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại địa bàn hai xã Tân Linh và Hoàng Nông tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Về kinh tế - xã hội: Trong những năm gần đây xã Tân Linh và Hoàng Nông có bước phát triển nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, đa dạng và nâng cao giá trị sản phẩm. Tập trung chỉ đạo đầu tư cải tạo về giống, thay thế diện tích chè già cỗi bằng giống chè có năng suất, chất lượng cao; phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng quảng bá thương hiệu chè Đại Từ. Đời sống nhân dân được cải thiện, nhận thức và trình độ sản xuất kinh doanh của nông dân có những bước chuyển biến tích cực.
2. Tiến hành phân tích 8 chỉ tiêu của 5 mẫu nước lấy từ 2 xã ta thấy có 4 mẫu nước có giá trị nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 09:2015/BTNMT. Một mẫu nước của xã Hoàng Nông có hàm lượng NH4+ và NO-3 vượt quá mức cho phép lần lượt là 1,58 lần và 1,426 lần (QCVN09:2015/BTNMT)
3. Hệ thống quản lý và thu gom rác thải, chất thải tại 2 xã hiện nay đều ở mức độ chưa tốt. Trên địa bàn hai xã đều chưa xây dựng được hệ thống thoát nước thải, chưa có phương án thu gom, vận chuyển, xử lý rác gây ô nhiễm tới môi trường xung quanh.
Hiện tại hệ thống thoát nước của hai xã chủ yếu là tự chảy vào khu vực đồng ruộng, ao hồ, suối sẵn có theo hệ thống kênh mương thủy lợi và theo địa hình tự nhiên.
4.
Phần lớn chuồng trại chăn nuôi của Các cơ sở sản xuất – kinh doanh và hộ dân đều nằm cách biệt với khu nhà ở;
chất thải chăn nuôi được thu gom xử lý bằng hình thức ủ hoặc làm hệ thống biogas.
Tuy nhiên việc người dân sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan, vứt bỏ bừa bãi đã
làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
2. Kiến nghị
Đối với các cấp chính quyền, UBND huyện Đại Từ, đề nghị UBND các xã tập trung chỉ đạo, bố trí lồng ghép các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các
sạch, các công trình vệ sinh. Đưa việc xây dựng và sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh vào các phong trào thi đua, bình xét gia đình văn hóa để cộng đồng cùng thực hiện. Xây dựng hệ thống thu gom quản lý rác thải phù hợp với điều kiện từng vùng. Thường xuyên kiểm tra và xử phạt các doanh nghiệp trên địa bàn vi phạm về vấn đề bảo vệ môi trường.
Đối với các hộ sản xuất kinh doanh, nghiêm chỉnh chấp hành luật bảo vệ môi trường. Các hộ kinh doanh phải tập trung xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Yêu cầu các xe chuyên trở sản phẩm của các hộ kinh doanh phải có biện pháp che chắn phù hợp tránh rơi vãi ra ngoài môi trường.
Đối với người dân, người dân trong địa bàn xã phải tự ý thức được việc thực hiện bảo vệ môi trường. Chủ động phân loại rác ngay tại nguồn, không vứt rác bừa bãi ra đường, khu vực công cộng. Hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu...Hưởng ứng và tham gia nhiệt tình các buổi tuyên truyền do xã tổ chức.