Tiêu chí hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại một số xã huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Thực trạng môi trường xã Hoàng Nông và xã Tân Linh huyện Đại Từ

3.3.2. Tiêu chí hoạt động sản xuất kinh doanh

Hoàng Nông với các loại hình phát triển sản xuất chính như: trồng lúa, trồng chè, phát triển kinh tế trang trại nhỏ và vừa. Bên cạnh đó còn phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ.

Diện tích các loại cây trồng không tập trung thành vùng mà chủ yếu nằm xen kẽ các khu dân cư, các xóm. Vùng trồng lúa tập trung ở các xóm Cầu Đá, La Lương, Đầm Cầu, Cánh Vàng, Cổ Rồng với diện tích 69,95 ha. Vùng trồng chè tập trung tại xóm La Kham, Kèo Hái, La Dây với diện tích 49,8 ha. Các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung với diện tích 18,7 ha tại xóm Đoàn Kết diện tích 5,7 ha và xóm Đình Cường diện tích 13 ha.

Tân Linh phát huy tiềm năng, điều kiện của vùng sản xuất chè nên các hộ kinh doanh chủ yếu là nghề chè nhằm tạo bước phát triển mạnh về kinh tế. Với diện tích 629ha, cây chè đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong và ngoài xã.

Hiện nay diện tích chè giống mới có năng suất chất lượng cao đang được nhân rộng thay thế chè trung du già cỗi với diện tích trồng mới là 138.05 ha, chiếm 21,9%; diện tích chè kinh doanh là 558 ha, năng suất 107 tạ/ha, sản lượng 5.971 tấn.

Các cơ sở sản xuất – kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường phải đảm bảo chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh nằm cách biệt với nhà ở; chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu) được thu gom xử lý; không xả, chảy tràn trên bề mặt đất;

không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.

3.3.2.1. Xét về tiêu chuẩn chuồng trại chăn nuôi

Bảng 3.9. Hình thức bố trí nhà vệ sinh, chuồng trại so với nhà ở

TT Địa điểm

Hình thức

Xã Tân Linh Xã Hoàng Nông Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) 1 Nhà vệ sinh tách riêng nhưng

chuồng trại liền kề khu nhà ở 7 5,6 % 2 1,6 %

2 Chuồng trại tách riêng nhưng

nhà vệ sinh liền kề khu nhà ở 57 45,6 % 63 50,4 % 3 Chuồng nuôi và nhà vệ sinh

liền kề khu nhà ở 18 14,4 % 29 23,2 %

4 Nhà vệ sinh và chuồng nuôi

tách riêng khu nhà ở 43 34,4 % 31 24,8 %

Mô hình chuồng trại tách riêng nhưng nhà vệ sinh liền kề khu nhà ở chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả hai xã, cụ thể là ở xã Hoàng Nông chiếm 50,4% và xã Tân Linh chiếm 45,6%. Mô hình nhà vệ sinh và chuồng nuôi tách riêng khu nhà ở cũng chiếm tỉ lệ khá cao. Điều này chứng tỏ việc xây dựng chuồng trại cách xa khu nhà ở và khu nhà vệ sinh đã được các hộ gia đình ý thức. Mô hình này vừa tránh gây ô nhiễm, tránh gây mùi cho khu nhà ở, vừa tiện lợi cho hoạt động chăn nuôi.

3.3.2.2. Xét về tiêu chuẩn thu gom xử lý chất thải chăn nuôi

Hình thức xử lý phân chuồng của các hộ gia đình được thể hiện qua hình 3.2:

Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện hình thức xử lý phân chuồng của các hộ gia đình Đa số các hộ gia đình ở hai xã Tân Linh và Hoàng Nông đều xử lý phân chuồng bằng phương pháp ủ phân với tỷ lệ cao lần lượt là 70.4% và 66,4%. Làm hệ thống biogas ít sử dụng hơn vì các hộ gia đình có khu chăn nuôi quy mô nhỏ và mất chi phí lắp đặt. Tuy nhiên, việc ủ phân thường ở dạng thủ công và lộ thiên gây phản cảm về mỹ quan và phát tán mùi hôi trong 1-2 ngày đầu.

Các các biện pháp xử lý chất thải khác như xử lý bằng chế phẩm sinh học: dùng men sinh học bổ sung vào nước thải, dùng phun vào chuồng nuôi, phun vào chất thải để giảm mùi hôi, trộn vào thức ăn hay chăn nuôi trên đệm lót sinh học được rất ít gia đình biết đến. Vẫn có hộ gia đình sử dụng trực tiếp phân tươi trong chăm bón cây trồng.

3.3.2.3. Xét về tiêu chuẩn gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh Vì ở hai xã, cây lúa và cây chè là ngành phát triển kinh tế mũi nhọn nên việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật là một việc thiết yếu. Hiện nay, thuốc BVTV có các ưu điểm là tác động nhanh,triệt để, dễ sử dụng nên có thể nhanh chóng hạn chế, dập dịch, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây nên, nâng cao lợi nhuận cho nhà nông. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc hóa học BVTV gây độc hại cho người và gia súc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng

thuốc BVTV các hộ gia đình đang tiêu thu trên địa bàn 2 xã:

Hình 3.3: Biều đồ thể hiện các loại thuốc BVTV mà gia đình đang tiêu thụ Vì các hộ dân được điều tra trên địa bàn 2 xã đều làm nông nghiệp nên 100% sử dụng thuốc trừ sâu. Nhìn vào biểu đồ ta thấy xã Hoàng Nông có tỉ lệ sử dụng thuốc BVTV nhiều hơn xã Tân Linh. Thuốc điều tiết sinh trưởng cây trồng và thuốc diệt cỏ có mức độ sử dụng tại xã Hoàng Nông đều trên 40%. Sử dụng tất cả các loại thuốc trên chiếm tỉ lệ thấp, chỉ hơn 10%.

Việc người dân sử dụng thuốc trừ sâu không đúng liều lượng và phát triển các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm tự phát trong điều kiện thiếu vốn, thiếu hiểu biết đã làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt với chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Ô nhiễm môi trường gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật vứt bừa bãi ngay tại đồn ruộng, hoặc tiêu hủy không đúng cách gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại một số xã huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w