Kết quả hoạt động của một số mô hình tự quản tiêu biểu trên một số lĩnh vực

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học mô hình nhân dân tự quản xây dựng nông thôn mới (Trang 22 - 33)

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ MÔ HÌNH NHÂN DÂN TỰ QUẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

2. Kết quả hoạt động của một số mô hình tự quản tiêu biểu trên một số lĩnh vực

2.1. Mô hình Tổ liên gia đoàn kết, thôn Trinh Phú, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn:

- Quy mô: 31 hộ dân tham gia.

- Về tổ chức: thành lập Ban quản lý tổ gồm 5 người và chia tổ thành các nhóm hộ tự quản mỗi nhóm từ 5-6 hộ gia đình.

- Nội dung: Tự quản trong xây dựng một số công trình nhỏ thuộc kết cấu hạ tầng thôn, xóm; tự quản về thực hiện chính sách dân số, KHHGĐ; tự quản giúp nhau xoá đói, giảm nghèo; khuyến học, khuyến tài; giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự…

- Kết quả hoạt động:

+ Thôn Trinh Phú là địa bàn thuộc xã miền núi đất chật người đông, những năm trước đây, đường giao thông của xóm 1, thôn Trinh Phú đi lại rất khó khăn, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bẩn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của người dân. Trên địa bàn xã lại có một số điểm thăm quan, nghỉ dưỡng nên phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự. Từ thực tế đó, đầu năm 2006 Tổ liên gia đoàn kết được thành lập theo nguyện vọng của đa số các hộ dân trong thôn. Tổ được thành lập với mục đích để làm đầu mối vận động nhân dân đóng góp sức người, sức của làm đường giao thông, giúp nhau xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh trật tự và tương trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

+ Hằng tháng, Tổ thường xuyên tổ chức sinh hoạt định kỳ xem xét, đánh giá những việc đã làm và chưa làm được, đề ra biện pháp trong thời gian tiếp theo.

Trước mỗi buổi sinh hoạt, Ban quản lý đến từng gia đình để trao đổi, nắm tình hình tâm tư, nguyện vọng của từng hộ. Đối với những kiến nghị thuộc thẩm quyền của xã, Tổ sẽ kiến nghị chính quyền xã giải quyết. Những nguyện vọng mà Tổ có thể giải quyết được thì cùng dân chủ bàn bạc, trao đổi, tìm biện pháp thực hiện.

+ Để tăng tình đoàn kết, nêu cao tinh thần tương thân tương ái, giúp nhau cùng phát triển; chú trọng chăm lo thế hệ trẻ, động viên khuyến khích các em học giỏi, hướng các em vào những hoạt động lành mạnh, bổ ích, tránh xa tệ nạn xã hội.

Các thành viên luôn gần gũi động viên, chia sẻ; những chuyện vui, buồn, tổ đều đứng ra giúp lo liệu, đảm bảo văn minh, tiết kiệm. Khi các gia đình có "vấn đề", lãnh đạo tổ đến tận nhà nắm bắt, phân giải kịp thời, vì vậy những năm qua không có gia đình nào trong tổ xảy ra xích mích, thực hiện tốt hương ước của thôn và nội quy của tổ.

+ Hằng năm Tổ luôn duy trì hoạt động thăm hỏi các gia đình khi có việc hiếu, ốm đau, động viên, tặng quà con cháu khi xây dựng gia đình, lên đường làm nghĩa vụ quân sự; tổ chức tổng vệ sinh thôn xóm vào chiều ngày 30 hàng tháng, tuần tra an ninh ban đêm. Tổ còn vận động tổ viên đóng góp công sức làm đoạn đường dài gần 400 m và hệ thống đèn chiếu sáng với tổng kinh phí gần 30 triệu đồng. Kết quả đánh giá, bình xét năm 2009: có 100% số hộ trong tổ đều đạt danh hiệu gia đình văn hoá, không có hộ sinh con thứ 3. Nhiều năm liền trong Tổ không có tệ nạn xã hội, mất an ninh trật tự.

+ Để giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, Tổ đã vận động các hộ kinh tế khá hơn giúp đỡ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; các thành viên trong tổ đã thực hiện dồn điền, đổi thửa để phát triển mô hình lúa - cá kết hợp với nuôi lợn, gà và trồng cây ăn quả. Nhờ đó, đến nay cả 5 hộ đã thoát nghèo vững chắc, từng bước vươn lên khá.

Sau 4 năm hoạt động, mô hình này đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

2.2. Mô hình tự quản về an ninh trật tự ở xã Lai Thành, huyện Kim Sơn.

- Tổ chức: thành lập 17 tổ tự quản của 17 thôn, xóm. Mỗi tổ từ 5 đến 7 thành viên.

- Quy mô: Trong toàn xã - Kết quả hoạt động:

+ Lai Thành là xã đông dân của huyện Kim Sơn. Xã nằm ở vị trí giáp ranh với các xã Yên Lâm, huyện Yên Mô và xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Nhân dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế, văn hóa còn nhiều khó khăn. Một bộ phận nhân dân do nhận thức về pháp luật hạn chế nên dễ bị các phần tử xấu lôi kéo xúi dục làm những việc vi phạm pháp luật, một bộ phận nhân dân đi làm ăn xa, đào đãi vàng khi trở về địa phương mang theo các tệ nạn ma tuý, trộm cắp, gây rối trật tự công cộng gây mất an ninh trật tự ở cơ sở.

+ Bên cạnh đó, xã có các đường Quốc lộ 10, Đường DT - 480 chạy qua với lưu lượng xe ngày một nhiều, hệ thống đường giao thông xuống cấp dẫn đến tình hình trật tự ATGT diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông có chiều hướng gia tăng làm thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân.

+ Trước tình hình đó năm 2007 cấp ủy, chính quyền xã Lai Thành xác định muốn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trước hết phải ổn định tình hình an ninh trật tự, xóa bỏ mê tín dị đoan, tăng cường khối đoàn kết lương - giáo. Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về an ninh trật tự, UBND xã xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết bằng nhiều biện pháp cụ thể, sát thực với tình hình địa phương. Công an xã là lực lượng nòng cốt tham mưu cho UBND xã phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ, nội dung tập trung vào các phong trào

“Xây dựng thôn xóm bình yên, gia đình hòa thuận”, “Phòng, chống tội phạm ma túy, đảm bảo trật tự ATGT”.

+ Phong trào nhanh chóng được triển khai tới tận các thôn, xóm. 100% hộ dân đều ký cam kết thực hiện trong gia đình không có người nghiện ma túy, không vi phạm trật tự ATGT. Ban công an xã tiến hành rà soát, phân loại các đối tượng trên địa bàn. Các thôn, xóm, chi bộ, ngành, đoàn thể công bố quyết định của UBND xã về những đối tượng cần quản lý, giáo dục, cảm hóa tại cộng đồng. Từ năm 2007 đến nay các tổ tự quản đã phát hiện và đề xuất với chính quyền xã đưa một số đối tượng đi cai nghiện tập trung và cai nghiện thành công cho 6 đối tượng tại cộng đồng; bắt, xử lý đúng qui định của pháp luật 6 đối tượng hình sự.

+ Các vụ đánh nhau, trộm cắp vặt, tranh chấp đất đai được các xã tập trung phối hợp giải quyết dứt điểm, nhân dân yên tâm phát triển kinh tế. Năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 6,84%, 17/17 khu dân cư đạt danh hiệu khu dân cư tiên tiến, 76% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Nhiều năm liền xã không có đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, các sự việc tranh chấp, tệ nạn xã hội đã giảm hẳn, không phát sinh những điểm phức tạp ở cơ sở.

2.3. Mô hình tự quản về văn minh Du lịch ở Khu di tích lịch sử Cố Đô Hoa Lư.

- Tổ chức: MTTQ và các đoàn thể xã Trường Yên chỉ đạo xây dựng.

- Nguyên tắc hoạt động: Tự giác chấp hành nội quy, quy định tại khu di tích.

- Quy mô: Trong Khu di tích.

- Kết quả hoạt động:

+ Trong những năm gần đây tại khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lư đội ngũ những người tham gia làm dịch vụ tại khu di tích như: bán hàng, xe ôm, chụp ảnh có những hành vi, cử chỉ, ứng xử làm phiền lòng du khách như: hiện tượng chèo kéo, đeo bám du khách; thái độ thiếu lịch sự khi khách không mua hàng; một số khu buôn bán, kinh doanh du lịch được xây cất tạm bợ; rác thải được xả ngay trên sân, lối đi trong khu du tích… đã tác động không tốt đến hình ảnh của du lịch Ninh Bình trong mắt du khách.

+ Để thiết thực góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 15 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với huyện Hoa Lư tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tập huấn trong cộng đồng dân cư trong đó có việc xây dựng mô hình tự quản trong khu di tích.

+ MTTQ và các đoàn thể ở xã đã chỉ đạo Ban công tác mặt trận, các chi đoàn, chi hội tuyên truyền vận động đến từng hội viên, đoàn viên về những hành vi ứng xử, giao tiếp; tập huấn cho người dân kỹ năng làm du lịch; kết hợp giữa làm dịch vụ với quảng bá nét văn hóa đặc sắc của địa phương.

Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư (Nguồn Báo Ninh Bình)

+ Song song với công tác tự quản, MTTQ và các đoàn thể xã Trường Yên thường xuyên vận động nhân dân thực hiện tốt nội quy về nếp sống văn minh, văn hoá du lịch, giữ gìn an ninh trật tự với các quy định cụ thể. Kịp thời biểu dương những việc làm tốt, phê phán những biểu hiện tiêu cực trong phục vụ khách du lịch.

các cấp còn phối hợp với các hội, đoàn thể gặp gỡ nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đề xuất của những người trực tiếp làm dịch vụ tại các khu du lịch để có những

biện pháp tuyên truyền và vận động thích hợp, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hoạt động quản lý.

+ Thông qua các hoạt động tự quản đã góp phần nâng cao nhận thức , tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về suy nghĩ và hành động cho những người làm dịch vụ du lịch và nhân dân. Đến nay tình trạng chèo kéo khách, chèn ép giá bán hàng, hiện tượng xin tiền du khách đã giảm; ý thức bảo vệ môi trường tại Khu di tích đã được cải thiện; người dân trong xã đã xác định dịch vụ du lịch là một nghề mang tính bền vững và nêu cao ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường, chung tay tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, đưa Khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lư trở thành một không gian văn hóa để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.

2.4. Mô hình đám cưới văn minh, tiết kiệm tại xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư

- Tổ chức: Đoàn Thanh niên xã phối hợp với gia đình tổ chức.

- Nguyên tắc hoạt động: Tự nguyện, không tính tiền công.

- Quy mô: Trên toàn xã.

- Kết quả hoạt động:

+ Từ cuối năm 2007, thực hiện Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Tỉnh đoàn đã chọn Ninh Giang là một trong ba đơn vị làm điểm của tỉnh thực hiện mô hình cưới văn minh, tiết kiệm. Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã, Ban chấp hành Đoàn xã đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp “dân vận khéo”, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong xã nhằm đẩy mạnh tuyên truyền trong đoàn viên, thanh niên thực hiện mô hình cưới văn minh, tiết kiệm.

+ Ban chấp hành Đoàn xã phối hợp cùng gia đình chuẩn bị sẵp xếp bàn ghế, loa đài, tiếp khách và trực tiếp đảm nhận chương trình văn nghệ “cây nhà lá vườn”

đặc sắc để chúc mừng hạnh phúc của đôi bạn trẻ, đồng chí Bí thư Đoàn xã kiêm luôn vai trò chủ hôn lễ. Đoàn Thanh niên xã đã vận động đôi bạn trẻ Minh và Thảo

tổ chức đám cưới mẫu thực hiện theo mô hình cưới văn minh, tiết kiệm “5 không”

mà Đoàn xã đang triển khai phát động trong đoàn viên, thanh niên.

+ Từ đám cưới điểm của đôi bạn trẻ Minh và Thảo, nhiều đoàn viên, thanh niên trong xã đã lựa chọn tổ chức đám cưới theo mô hình văn minh, tiết kiệm với tiêu chí “5 không”, đó là: Không vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình; không tổ chức ăn uống linh đình; không lãng phí trong mua sắm và chuẩn bị cho việc cưới;

không sử dụng thuốc lá để tiếp khách, không uống rượu, bia say; không vi phạm hương ước, quy ước ở khu dân cư, không vi phạm các quy định về an toàn giao thông. Mô hình cưới văn minh, tiết kiệm ở Ninh Giang đã trở thành phong trào mạnh, lan tỏa đến khắp các thôn, xóm. Đến nay, toàn xã đã có 150 đám cưới tổ chức theo mô hình này, trong đó có 40 đám cưới của các đoàn viên, thanh niên do Ban chấp hành Đoàn xã phối hợp cùng gia đình tổ chức.

+ Những kinh nghiệm rút ra qua việc thực hiện mô hình cưới theo nếp sống văn minh, tiết kiệm ở Ninh Giang là: Hàng năm, Ban chấp hành Đoàn xã chủ động khảo sát độ tuổi đoàn viên, thanh niên để nắm số lượng đoàn viên, thanh niên trong độ tuổi xây dựng gia đình; Ban chấp hành Đoàn xã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các chi đoàn có đối tượng sắp kết hôn để quan tâm dành thời gian, phương pháp để tuyên truyền vận động đoàn viên, thanh niên thực hiện mô hình; tham mưu với Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo trong các cuộc họp chi bộ, họp thôn, họp đội sản xuất gắn với tuyên truyền, vận động ông bà, cha mẹ thông suốt và ủng hộ mô hình này;

để ngày vui của cô dâu, chú rể được chọn việc, Đoàn xã đã trực tiếp xây dựng kịch bản tổ chức lễ thành hôn sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của từng gia đình nhưng vẫn mang phong cách trẻ trung, sôi nổi đầy ý nghĩa theo nghi lễ truyền thống của dân tộc.

Với sự năng động, sáng tạo và nhiệt tình của các cán bộ Đoàn, phong trào cưới văn minh, tiết kiệm ở xã Ninh Giang đã và đang phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Các cán bộ Đoàn đã nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc, giới thiệu cho các đôi bạn trẻ những dịch vụ cưới (loa đài, phông

rạp, trang phục cưới) có chất lượng, giá cả hợp lý; khai thông tư tưởng cho gia đình, họ tộc của đôi bạn trẻ nên cưới theo nếp sống mới để tiết kiệm được thời gian cũng như tiền bạc trong việc tổ chức đám cưới. Nhờ đó nhiều gia đình trong xã đã tổ chức đám cưới trong một ngày, không tổ chức ăn uống linh đình kéo dài, việc ăn uống chỉ tập trung trong họ, không sử dụng thuốc lá trong tiệc cưới.

2.5. Mô hình tự quản về văn hóa văn nghệ ở xã Khánh Thủy, huyện Yên Khánh.

- Quy mô: Các thôn, xóm.

- Tổ chức: Nhân dân tự quản lý.

- Kết quả hoạt động:

Đường thôn, xóm ở xã Khánh Thủy .

+ Khánh Thủy là xã thuần nông, kinh tế - xã hội nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 còn 17% (theo tiêu chí năm 2005), song cấp ủy, chính quyền xã Khánh Thủy luôn quan tâm, tạo điều kiện phát triển các hoạt động văn hóa, thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để xây dựng các công trình phục vụ văn hóa của nhân dân.

+ Đến nay 10/10 xóm đều có nhà văn hóa để tổ chức hội họp, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ cộng đồng. Kinh phí xây dựng mỗi nhà văn hóa khoảng 200 - 250 triệu đồng/nhà, bằng sự hỗ trợ của xã và sự tham gia đóng góp của nhân dân, sự ủng hộ của những người con xa quê góp công sức xây dựng. Cùng với sự hình thành của nhà văn hóa, các xóm đều xây dựng quy hoạch điểm vui chơi có diện tích từ 500 -1.000 m2 để tạo điều kiện cho nhân dân trong xóm vui chơi, luyện tập thể dục thể thao.Điển hình là xóm Thăng Hạ đã hoàn thiện việc đổ bê tông điểm vui chơi có diện tích 1.200 m2.

+ Phát huy truyền thống của một xã có phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển mạnh, hiện nay cả 10/10 xóm đều thành lập được câu lạc bộ văn nghệ, mỗi câu lạc bộ thu hút từ 40 - 50 hội viên tham gia. Các câu lạc bộ được hình thành từ niềm say mê ca hát những làn điệu truyền thống như: câu lạc bộ hát chèo, câu lạc bộ hát nhạc cách mạng... Vào những buổi tối sau một ngày vất vả, bận rộn, những hội viên các câu lạc bộ văn nghệ đến các nhà văn hóa để luyện tập, dạy nhau các câu hát, điệu múa ca ngợi Đảng, Bác Hồ, mừng quê hương đổi mới. Nhất là vào những dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9, Tết Nguyên đán, ngày sinh nhật Bác...

khắp các nhà văn hóa thôn, xóm đều sáng đèn, người đến luyện tập các tiết mục văn nghệ, nhiều câu lạc bộ trong xã nhiều năm nay duy trì hoạt động và tham gia hội diễn thường xuyên đạt thành tích cao ở xã, ở huyện.

+ Khác với các câu lạc bộ văn nghệ thường thu hút giới nữ, các câu lạc bộ thể thao ở Khánh Thủy lại thu hút đông thanh niên, nam giới. Hiện xã đang duy trì

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học mô hình nhân dân tự quản xây dựng nông thôn mới (Trang 22 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w