Kết quả đạt được của từng mô hình

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học mô hình nhân dân tự quản xây dựng nông thôn mới (Trang 37 - 42)

IV. BÁO CÁO KẾT QUẢ XÂY DỰNG 03 MÔ HÌNH TỰ QUẢN CỦA BAN DÂN VẬN TỈNH UỶ

4. Kết quả đạt được của từng mô hình

4.1. Mô hình tổ Dân vận tự quản về xử lý rác thải phân tán tại hộ gia đình ở xóm Đông Cường, xã Văn Hải, huyện Kim Sơn.

4.1.1. Cách thức triển khai mô hình:

- Tổ chức làm mẫu: cán bộ đảng viên, cán bộ chi đoàn, chi hội trong thôn đi đầu thực hiện làm mẫu mô hình để nhân dân học tập làm theo. Mỗi hộ chọn vị trí thích hợp trong khu đất vườn của gia đình để đào hố tự xử lý rác thải (kích thước của một hố xử lý rác thải có chiều rộng 0.7m, chiều dài 1m, sâu khoảng 0.5 m), đào thêm các cống, rãnh thoát nước thải xuống ao, mương, kênh, hai bên đường không để nước thải chảy tràn lên mặt đường đi chung của xóm, làm ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân. Hàng ngày, rác thải sinh hoạt của gia đình được thu gọn bỏ vào hố. Hàng tuần, các hộ tự phân loại và tiêu huỷ hoặc chôn lấp tại hố xử lý rác của gia đình không vứt bừa bãi ra đường làng, ngõ xóm.

- Thực hiện và nhân rộng mô hình:

+ Thấy rõ được hiệu quả của mô hình, sau 2 tháng triển khai làm mẫu và phát huy hiệu quả ở thôn Đông Cường, Đảng uỷ xã đã tổ chức hội nghị đánh giá hiệu quả của mô hình đồng thời chỉ đạo nhân rộng mô hình ra tất cả các hộ dân trong xã.

+ Các thành viên trong tổ dân vận phân công mỗi thành viên phụ trách vận động từ 20 đến 30 hộ gia đình làm được hố xử lý rác thải của gia đình; Ban công tác Mặt trận vận động gia đình các vị trong ban chấp hành giáo xứ, giáo họ, các vị linh mục trong các buổi hành lễ chủ nhật, lễ trọng phối hợp tuyên truyền vận động tín đồ thực hiện mô hình. Lực lượng đoàn viên thanh niên ở các thôn đảm nhiệm phần việc hỗ trợ ngày công giúp các hộ gia đình neo đơn, bệnh tật đào hố tiêu huỷ rác đảm bảo kích thước và an toàn khi sử dụng.

+ Trong quá trình thực hiện mô hình, các thành viên trong tổ dân vận duy trì thường xuyên hằng tháng, hoặc đột xuất hội ý, rút kinh nghiệm đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được, những khó khăn, vướng mắc và bàn cách giải quyết.

4.1.2. Hiệu quả đạt được của mô hình:

Mô hình tổ dân vận tự quản về xử lý rác thải phân tán hộ gia đình ở xóm Đông Cường đã có sức lan toả rộng rãi, từ vài chục hộ trong xóm, rồi lan sang các xóm khác và lan ra toàn xã Văn Hải. Đến tháng 9 năm 2011, đã có 1.269 hộ/1.700 hộ dân (đạt tỷ lệ 74,7% số hộ) làm được hố rác gia đình; 210 hộ gia đình chưa có 3 công trình hợp vệ sinh đã xây dựng xong (giếng khoan, bể nước, hố xí hợp vệ sinh).

Duy trì ngày thứ 7 cuối tháng, các tầng lớp nhân dân mà nòng cốt là lực lượng thanh niên, thiếu niên, hội viên phụ nữ làm vệ sinh quét dọn đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, dòng chảy tạo môi trường xanh sạch góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư.

4.1.3. Những hạn chế, tồn tại của mô hình

- Phạm vi áp dụng của mô hình hạn chế, chỉ thực hiện được ở những vùng có quỹ đất tự nhiên tương đối rộng rãi, các hộ gia đình có đất vườn (vùng bãi bồi huyện Kim Sơn, vùng đồi núi huyện Nho Quan và một vài xã của thị xã Tam Điệp).

- Tổ dân vận của xóm Đông Cường có xây dựng quy chế hoạt động nhưng còn chung chung, sự phối hợp hoạt động của thành viên tổ dân vận trong thực hiện mô hình chưa chặt chẽ; các xóm trên địa bàn xã chưa thành lập được tổ dân vận, việc triển khai mô hình thông qua thành viên Ban công tác mặt trận; kinh phí đầu tư xây dựng mô hình điểm còn hạn chế.

- Một số hộ gia đình chưa tích cực trong quá trình thực hiện mô hình, còn ỷ lại vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của cán bộ dân vận, cán bộ mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.

4.2. Mô hình tự quản về bảo vệ an ninh trật tự, ở thôn Lý Nhân, xã Yên Bình, Thị xã Tam Điệp.

4.2.1. Quá trình thực hiện mô hình

- Thôn Lý Nhân, xã Yên Bình, thị xã Tam Điệp có diện tích tự nhiên 178 ha, 244 hộ, với 900 khẩu, trong đó lứa tuổi thanh thiếu niên chiếm 20% dân số. Trên địa bàn có một số cơ quan xí nghiệp đóng chân như: nhà máy xi măng Duyên Hà, trường cao đằng nghề, có nhiều người đi làm ăn xa, nhiều người từ nơi khác đến học tập, công tác. Nên tình hình an ninh trật tự luôn là vấn đề được nhân dân rất quan tâm.

- Xây dựng tổ chức

+ Thành lập 4 tổ tự quản theo khu vực về bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội gồm 3 đồng chí, do 1 đồng chí đảng viên phụ trách (Tổ 1: khu vực phía bắc thôn; Tổ 2: khu vực giữa thôn; Tổ 3: khu vực phía nam thôn; Tổ 4: khu vực trạm bơm cuối thôn.

+ Đưa ra những qui định chung của tổ tự quản về bảo vệ an ninh tổ quốc:

Tiêu chí 1: Tăng cường tuyên truyên giáo dục, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng trong nhân dân đấu tranh làm thất bại âm mưu diễn biến hoà bình của

chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; đảm bảo an ninh nông thôn - đô thị; văn hoá tư tưởng, không để sảy ra những tình huống đột xuất, bất ngờ, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia trong tình hình mới.

Tiêu chí 2: Thực hiện nghiêm túc qui chế dân chủ ở cơ sở; hàng năm tổ chức đảng đạt trong sạch vững mạnh, các tổ chức đoàn thể đạt vững mạnh.

Tiêu chí 3: Có phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc từ khá trở lên.

Tiêu chí 4: Đẩy mạnh phong trào tự quản, tự phòng, tự bảo vệ; thực hiện tốt công tác cảm hoá, giáo dục những người lầm lỗi, kiềm chế và từng bước giảm về tội phạm, tai tệ nạn xã hội không để sảy ra trọng án.

Tiêu chí 5: Không có khiếu kiện đông người, vượt cấp, phát sinh diễn biễn phức tạp trở thành điểm nóng. Thường xuyên tuyên truyền, vận động, giáo dục nhân dân chấp hành nghiêm các qui định về đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, khai boá lưu trú, tạm trú, tạm vắng, trật tự an toàn giao thông, không lấn chiếm lòmg lề đường gây cản trở giao thông, vi phạm trật tự công cộng.

Tiêu chí 6: Nghiêm chỉnh chấp hành qui định về phòng cháy, chữa cháy, quản lý các loại vũ khí, vật liệu nổ; không sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ,sử dụng trái phép các lọai pháo, đèn trời và các loại đồ chơi nguy hiểm. Trên địa bàn không để sảy ra cháy nổ nghiêm trọng và các hoạt động mê tín dị đoan.

4.2.2. Kết quả bước đầu của mô hình

- Qua xây dựng và thực hiện mô hình tự quản công tác bảo vệ an ninh trật tự của thôn đi vào nề nếp, ổn định, người dân đã ý thức hơn trong việc giữ gìn các mối quan hệ tình làng, nghĩa xóm, tích cực tham gia giải quyết các của vấn đề phát sinh trong đời sống nhân dân như: giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ; giữ gìn an ninh trật tự, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, đóng góp các công trình phúc lợi, sãn sàng hiến đất cho nhà nước để làm đường, xây dựng nghĩa trang liệt sỹ.

- Năm qua, trong thôn không có tình trạng gây lộn, đánh chửi nhau, không có các vụ mất trộm, mất cắp, đặc biệt tình trạng tai nạn giao thông không còn sảy ra mặc dù thôn có đường bộ và đường sắt bắc nam đi qua;

- Không có đơn thư khiếu nại vượt cấp kéo dài và đặc biệt là không có các tai tệ nạn xã hội như nghện hút, ma tuý, mại dâm, cờ bạc.

- Người dân trong thôn chấp hành tốt về qui định phòng chống cháy nổ, quản lý chắc những các loại vật liệu nổ, không sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các chất cháy nổ, chất ma tuý….Hạn chế các hoạt động mê tín dị đoan trong thôn, nhất là ở xung quanh khu vực đền Dâu và đền Quán Cháo thường xuyên có đông đảo khách thập phương gần xa đến tế lễ.

- Đến năm 2010, trong thôn có trên 80% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, thôn liên tục nhiều năm liên được công nhận là khu dân cư tiên tiến, được các cấp tặng nhiều giấy khen, bằng khen.

4.2.3. Những hạn chế của mô hình:

- Các tổ chưa xây dựng được qui chế hoạt động cụ thể, việc thành lập tổ tự quản chỉ tự phát ở một lĩnh vực chưa mang tính toàn diện vì vậy chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể, các hội quần chúng.

- Hàng năm, Tổ tự quản chưa tổ chức sơ kết tổng kết, rút kinh nghiệm, động viên khen thưởng cho những người có thành tích trong hoạt động tự quản để khuyến khích động viên mà mới chỉ dừng lại ở việc tổng kết của các hội, đoàn thể.

4.3. Mô hình khu dân cư tự quản về bảo vệ môi trường ở xóm 10 A, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh.

4.3.1. Tổ chức thực hiện mô hình:

- Thành lập Ban vận động xóm về bảo vệ môi trường; thống nhất chia xóm 10A, gồm136 hộ, 1.044 khẩu thành 10 tổ dân cư tự quản; Ban vận động tiến hành xây dựng dự thảo quy ước vệ sinh môi trường, tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong xóm thống nhất và tổ chức thực hiện.

- Ban vận động đã đề xuất với UBND xã thành lập các tổ thu gom rác tập trung và bố trí kinh phí hỗ trợ các hộ dân mua thùng đựng rác; phối hợp với các tổ chức, đoàn, hội tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân phân loại rác thải thành 2 loại (rác thải hữu cơ và các loại rác còn lại) tạo điều kiện cho các tổ thu gom, tập kết, xử lý rác đúng nơi quy định.

- Ban vận động giao cho các tổ đến từng hộ gia đình để vận động các hộ ký cam kết bảo vệ môi trường, đổ rác đúng nơi quy định, không xả thải rác bừa bãi.

Khuyến khích những hộ gia đình có đất vườn để làm hố rác của gia đình để tự xử lý rác thải hàng ngày.

4.3.2. Kết quả của mô hình.

- Trong năm đã tổ chức 2 đợt nạo vét mương tiêu nước nội thôn, duy trì các buổi chiều ngày 10, 20, 30 hàng tháng các hộ cử đại diện tham gia làm vệ sinh môi trường khu vực dân cư. (Ban vận động đã sử dụng loa truyền thanh của thôn để thông báo, tập hợp nhắc nhở, động viên nhân dân tham gia đúng thời gian quy định.

- Đến nay, tất cả 10/10 tổ tự quản hoạt động đều đạt hiệu quả, l36/136 hộ ký tờ cam kết và thực hiện quy ước BVMT; 60 hộ có hố tiêu tự hoại, 73 hộ có hố tiêu bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, 86 hộ có giếng khoan, 50 hộ có giếng nước sạch, 120 hộ chăn nuôi có khu chăn nuôi hợp vệ sinh, không thải nước ra đường, 112 hộ có hố rác tại hộ gia đình, 24 hộ có thùng rác nhỏ tự phân loại xử lý hàng ngày.

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học mô hình nhân dân tự quản xây dựng nông thôn mới (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w