CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
VI. Hồ quang điện và điều kiện tạo ra hồ quang điện
GV: Giới thiệu điều kiện để có hồ quang điện.
HS: Ghi nhận điều kiện để có hồ quang điện.
GV: Yêu cầu học sinh nêu các ứng dụng của hồ quang điện.
HS: Nêu các ứng dụng của hồ quang điện.
VI. Hồ quang điện và điều kiện tạo ra hồ quang điện
1. Định nghĩa
Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp đặt giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn.
Hồ quang điện có thể kèn theo toả nhiện và toả sáng rất mạnh.
2. Điều kiện tạo ra hồ quang điện
Dòng điện qua chất khí giữ được nhiệt độ cao của catôt để catôt phát được electron bằng hiện tượng phát xạ nhiệt electron.
3. Ứng dụng
Hồ quang điện có nhiều ứng dụng như hàn điện, làm đèn chiếu sáng, đun chảy vật liệu, 4. Củng cố:
- Nhắc lại các định nghĩa, ứng dụng của tia lửa điện, hồ quang điện.
- Nêu các điều kiện tạo ra hồ quang điện, tia lửa điện.
5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK V. RÚT KINH NGHIỆM
1. Nội dung:
………
………
2. Phương pháp:
………
………
………
3. Đồ dùng dạy học:
………
………
Tiết 32, 33 Tuần giảng: 16,17 Tại lớp: 11B1 DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN
I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:
Trả lời được các câu hỏi:
+ Chất bán dẫn là gì ? Nêu những đặc điểm của chất bán dẫn.
+ Hai loại hạt tải điện trong chất bán dẫn là gì ?Từ đó rút ra bản chất dòng điện trong chất bán dẫn
+ Chất bán dẫn loại n và loại p là gì ?
+ Lớp chuyển tiếp p-n là gì ? Và tính chất chỉnh lưu của nó + Tranzito n-p-n là gì ? Cấu tạo và công dụng của nó 2. kỹ năng:
Vận dụng các kiến thức để giải thchs các hiện tượng liên quan 3. Thái độ:
- Tích cực, tự giác, yêu thích môn học II. TRỌNG TÂM
- Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng các êlectron dẫn chuyển động ngược chiều điện trường và dòng các lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường.
Trong bán dẫn tinh khiết, khi một êlectron bị rứt ra khỏi mối liên kết, nó trở nên tự do trở thành hạt tải điện gọi là êlectron dẫn. Chỗ liên kết đứt sẽ thiếu một êlectron nên mang điện dương. Khi một êlectron của nguyên tử lân cận chuyển tới thì mối liên kết đứt chạy ngược lại. Nó được xem là hạt tải mang điện dương, và gọi là lỗ trống.
Bán dẫn trong đó hạt tải điện chủ yếu mang điện tích âm gọi là bán dẫn loại n; hạt tải điện chủ yếu mang điện tích dương gọi là bán dẫn loại p. Chẳng hạn, pha tạp chất P, As … vào trong silic ta được bán dẫn loại n, còn pha B, Al … vào silic ta được bán dẫn loại p.
- Lớp chuyển tiếp p – n là chỗ tiếp giáp của bán dẫn loại n và bán dẫn loại p.
Lớp chuyển tiếp n – p có tính chất chỉnh lưu nghĩa là chỉ cho dòng điện chạy theo một chiều từ p sang n mà khôn thể chạy theo chiều ngược lại.
- Điôt bán là một lớp chuyển tiếp p-n. Khi đặt một điện áp xoay chiều thì đi ốt chỉ cho dòng điện chạy theo một chiều từ p sang n, gọi là chiều thuận.
Tranzito là một dụng cụ bán dẫn có hai lớp chuyển tiếp p – n, được tạo thành từ một mẫu bán dẫn trên đó, bằng cách khuyếch tán các tạp chất, người ta tạo thành ba cực, theo thứ tự p – n – p hoặc n – p – n. Khu vực ở giữa có bề dày rất nhỏ (vài micromet) và có mật độ hạt tải điện thấp.
Công dụng: Tranzito có tác dụng khuếch đại tín hiệu điện. Nó đóng vai trò quan trọng trong các mạch điện bán dẫn, để lắp các mạch khuếch đại và khoá điện tử.
III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên:
+ Chuẩn bị hình 17.1 và bảng 17.1 sgk ra giấy to.
+ Chuẩn bị một số linh kiện bán dẫn thường dùng như điôt bán dẫn, tranzito, LED, … Nếu có linh kiện hỏng thì bóc vỏ ra để chỉ cho học sinh xem miếng bán dẫn ở linh kiện ấy.
2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức quan trọng chính:
+ Thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại.
+ Vài thông số quan trọng của kim loại như điện trở suất, hệ số nhiệt điện trở, mật độ electron tự do.
* TIẾT 31:
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các đại lượng đặc trưng cho tính dẫn diện của môi trường chất khí. Bản chất dòng điện trong chất khí.
3. Bài mới: Một loại linh kiện được sử dụng phổ biến và góp phần cho sự phát triển công nghệ thông tin. Đó là loại linh kiện gì v cĩ cấu tạo như thế nào?
Phương pháp Nội dung
GV: Yêu cầu học sinh cho biết tại sao gọi là chất bán dẫn.
HS: Cho biết tại sao có những chất được gọi là bán dẫn.
GV: Giới thiệu một số bán dẫn thông dụng.
HS: Ghi nhận các vật liệu bán dẫn thông dụng, điển hình.
GV: Giới thiệu các đặc điểm của bán dẫn tinh khiết và bán dẫn có pha tạp chất..
HS: Ghi nhận các đặc điểm của bán dẫn tinh khiết và bán dẫn có pha tạp chất.