2. 1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN
Địa điểm thí nghiệm: tại phòng thí nghiệm nhà lưới Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Đại học Cần Thơ.
Địa điểm điều tra và thu mẫu: các khu vực canh tác bưởi tại vùng ĐBSCL như: Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang và Hậu Giang.
Thời gian thực hiện: từ tháng 09/2010 đến tháng 05/2011.
2. 2. PHƯƠNG TIỆN 2. 2. 1 Vật tư thí nghiệm
- Phiếu điều tra nông dân: theo mẫu in sẵn.
- Vật liệu thí nghiệm: bọc nylon đựng mẫu, chậu nhựa, vải vol, bông gòn, nước cất tạo ẩm độ, giấy thấm, mạc cưa thanh trùng…
- Cây giống Bưởi năm roi, da xanh, cam sành, chanh, hạnh……
- Phương tiện quan sát: kính phóng đại, kính hiển vi, đèn. Máy đo nhiệt độ và ẩm độ.
- Thước đo và máy chụp hình để đo và ghi nhận kích thước của ấu trùng và thành trùng trong từng giai đoạn.
- Lồng lưới hình trụ (0,6 m x 1,2 m), có cửa (8 cm x 15 cm) bằng vải vol và dầy kẻm cứng dùng để nhân nuôi và chủng nhiễm. (hình 18)
2. 2. 2 Nguồn dòi đục lá bưởi
Trên các vườn bưởi Năm roi tại xã Mỹ Hòa, Bình Minh- Vĩnh Long, các đọt bưởi non bị nhiễm dòi đục lá sẽ được cắt cho vào bọc nylon và mang về phòng thí nghiệm nhà lưới, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa nông Nghiệp và SHƯD, trường Đại học Cần Thơ.
Tại phòng thí nghiệm các đọt bị nhiễm được nhân nuôi và tạo nguồn bằng cách đặt các lá nhiễm trong các hộp nhựa (8 x 20 x 20 cm) có nắp đậy đã đục lỗ.
Hộp nhựa được chứa sẵn lớp mạc cưa đã thanh trùng để tạo môi trường và ẩm độ phù hợp cho dòi phát triển và hóa nhộng. Nuôi ấu trùng bằng đọt non cây có múi được trồng sẵn trong nhà lưới đến khi ấu trùng hóa nhộng. Thu nhộng hình thành cùng một ngày đặt vào một hộp và theo dõi đến khi mầm cánh chuyển sang màu đen và chuẩn bị vũ hóa. Tiến hành chủng nhộng vào cây bưởi được trồng trong điều kiện nhà lưới và đặt sẵn trong lồng vải để chúng đẻ trứng tạo nguồn. Thành trùng được cung cấp thức ăn là mật ong pha loãng (10-15%) được thấm trong bông gòn và treo phía trên lồng chủng.
2. 2. 3 Thuốc bảo vệ thực vật
Các loại thuốc được sử dụng trong đề tài là những loại thuốc thương mại có sẵn trên thị trường và phổ biến bao gồm:
- Map-Permethrin 50EC (hoạt chất Permethrin (50%)) - Chlorsban 48EC (hoạt chất Chlorpyriphos ethyl 15%) - Bassa 50EC (hoạt chất Fenobucarb)
- Regent 800WG (hoạt chất Fipronil 800 g/kg)
- SK Enspray 99EC (dầu khoáng) (hoạt chất Petroleum Spray Oil 99%) - Nazomi 5WDG (Emamectin benzoate)
2. 3. PHƯƠNG PHÁP
2. 3. 1 Điều tra hiện trạng canh tác và tình hình gây hại của dòi đục lá trên các vùng chuyên canh bưởi tại ĐBSCL
Mục đích: nhằm đánh giá hiện trạng canh tác ở các vùng canh tác bưởi khác nhau tại vùng ĐBSCL và tình hình dịch hại ở từng khu vực đó.
Thời gian điều tra: từ tháng 10 đến tháng 12/2010
Địa bàn điều tra: các vườn trồng bưởi trên 4 khu vực trồng bưởi đặc sản tại ĐBSCL: như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Hậu Giang được trình bày trong bảng 1.
Bảng 2.1: Thông tin các khu vực điều tra nông dân và hiện trạng canh tác trên các vườn canh tác bưởi tại ĐBSCL.
STT Địa bàn điều tra Loại cây canh tác Số phiếu
1 Xã Mỹ hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long Bưởi Năm Roi 20 2 Xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang Bưởi Lông 20 3 Xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre Bưởi Da Xanh 20 4 Xã Phú Hữu - Phú Tân, huyện Châu Thành, Hậu Giang Bưởi Năm Roi 20
Tiêu chuẩn chọn vườn: chọn ngẫu nhiên các vườn cây có múi có chăm sóc hoặc không có chăm sóc, diện tích vườn tối thiểu 1.000 m2.
Điều tra nông dân:
- Tiến hành điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp người canh tác theo phiếu điều tra đã soạn sẵn (theo phiếu điều tra đính kèm ở phần phụ lục)
- Nội dung điều tra bao gồm tình hình canh tác, sâu bệnh và dịch hại hại trên vườn, cũng như sự hiểu biết của nông dân về sự gây hại của dòi đục lá cây có múi và biện pháp đối phó của nông dân đối với đối tượng gây hại này (điều tra trực tiếp nông dân). Đồng thời, khi điều tra ở các hộ nông dân chúng tôi kết hợp điều tra tình hình dòi đục lá gây hại cây có múi ngoài vườn và thu lá bị nhiễm để quan sát trong phòng thí nghiệm (điều tra ngoài đồng).
Điều tra trực tiếp ngoài đồng:
- Chọn ngẫu nhiên 5 điểm chéo gốc trên vườn điều tra. Tại mỗi điểm chéo gốc quan sát 3 cây, trên mỗi cây quan sát theo 4 hướng, chọn ngẫu nhiên 2-5 chồi (tùy theo số lượng chồi non xuất hiện) trên mỗi hướng để quan sát và ghi nhận số chồi bị hại và đánh giá cấp bị hại theo mức độ nhiễm.
- Đánh giá cấp độ nhiễm của chồi:
+ : Số chồi bị hại trên cây xuất hiện ít <25%
++ : Số chồi bị hại trên cây xuất hiện ở mức trung bình 25-50%
+++: Số chồi bị hại trên cây xuất hiện nhiều >50%
- Đánh giá % số chồi bị hại trên mỗi cây quan sát theo công thức:
x 100 Tổng số chồi quan sát
Tổng số chồi bị hại Tỷ lệ thiệt hại (%) =
2. 3. 2 Khảo sát đặc tính hình thái và sinh học của dòi đục lá bưởi trong phòng thí nghiệm
Mục đích: nhằm khảo sát một số đặc điểm sinh thái và sinh học của các giai đoạn từ trứng đến thành trùng, cũng như triệu chứng và cách gây hại của dòi đục lá trên cây bưởi Năm roi, từ đó đưa ra hướng phòng trừ hiệu quả hơn đối với dịch hại này trên các vườn bưởi Năm roi nói riêng và các vườn cây có múi nói chung tại ĐBSCL.
Địa điểm: khảo sát đặc điểm sinh học và hình thái của dòi đục lá được tiến hành trong phòng thí nghiệm và khu nhà lưới thuộc Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và SHƯD.
Phương pháp thực hiện:
- Các mẫu lá cây có múi nhiễm dòi đục lá từ một số vườn tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đem về phòng thí nghiệm để nhân nuôi, khảo sát và định danh. Đồng thời, ghi nhận và so sánh đặc điểm hình thái thành trùng của địa bàn Vĩnh Long so với thành trùng của các khu vực Hậu Giang, Tiền Giang và Bến Tre.
- Khảo sát chu kỳ sinh trưởng: Cho khoảng 20 thành trùng vừa vũ hóa đẻ trứng trên cây có múi sạch bệnh trong bao lưới. Sau khi đẻ trứng được 1 ngày, tách thành trùng ra khỏi cây. Tiếp tục theo dõi và ghi nhận thời gian xuất hiện thành trùng. Đồng thời ghi nhận thiên địch của dòi đục lá trên cây có múi.
- Khảo sát tỷ lệ đực/cái: Lấy ngẫu nhiên các chồi bưởi nhiễm dòi đục lá cho vào các hộp nhựa nhỏ, mỗi hộp 3 chồi với 10 lần lặp lại. Lót 1 lớp giấy thấm mỏng ở phía đáy hộp để tạo ẩm độ. Cung cấp chồi bưởi non làm thức ăn cho ấu trùng đến khi phát triển ra thành trùng, tiến hành đếm số thành trùng đực và cái để xác định tỷ lệ đực/cái.
- Khảo sát tuổi thọ thành trùng trong điều kiện phòng thí nghiệm: khi thành trùng vũ hóa, chuyển thành trùng sang dĩa petri có lót giấy thấm có cung cấp 0,01 ml mật ong và 0,01 ml nước. Theo dõi và ghi nhận thời gian chết của thành trùng.
Chỉ tiêu ghi nhận:
- Khảo sát mô tả các đặc điểm hình thái và sinh học của dòi đục lá bưởi ở từng giai đoạn phát triển:
+ Trứng: màu sắc, hình dạng, kích thước, tỷ lệ trứng nở và thời gian ủ trứng trong điều kiện phòng thí nghiệm.
+ Ấu trùng: màu sắc ở mỗi tuổi, thời gian kéo dài từng tuổi và sự khác biệt ở các tuổi.
+ Nhộng: màu sắc, hình dạng, kích thước nhộng, tỷ lệ hóa nhộng thành công, thời điểm ấu trùng chuyển sang giai đoạn tiền nhộng, thời gian kéo dài của giai đoạn tiền nhộng và nhộng.
+ Thành trùng: ghi nhận hình dạng, kích thước, màu sắc, sự khác biệt giữa thành trùng đực và thành trùng cái, tỉ lệ đực cái, tuổi thọ của thành trùng trong điều kiện phòng thí nghiệm.
- Khảo sát đặc điểm nhận dạng ngoài đồng, triệu chứng và các gây hại của dòi đục lá trên đọt bưởi theo từng giai đoạn phát triển của đọt (từ đọt non mới hình thành đến đọt trưởng thành và già). Đồng thời ghi nhận nhiệt độ và ẩm độ trong phòng ở từng thời điểm khảo sát.
Xử lý số liệu: các chỉ tiêu sẽ được nhập, xử lý, tính trung bình và độ lệch chuẩn bằng chương trình Microsoft excel 2003.
2. 3. 3 Chủng nhiễm và xác định khả năng, thời gian gây hại của dòi đục lá trên cây có múi trong điều kiện nhà lưới
Mục đích: xác định tác nhân gây ra hiện tượng quăn đọt, thui đọt trên cây bưởi Năm Roi và một số loại cây có múi khác. Đồng thời xác định thời gian và khả năng gây hại của dòi đục lá trên một số loại cây có múi, từ đó có hướng cho thí nghiệm tiếp theo cũng như đưa ra biện pháp quản lý đối với loài dịch hại này ở điều kiện ngoài đồng.
Địa điểm: thí nghệm được tiến hành ở khu nhà lưới thuộc Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và SHƯD.
Phương pháp thực hiện:
- Chủng nhiễm được thực hiện trên một số loại cây có múi như: bưởi Năm Roi, bưởi Da xanh, cam sành, chanh tàu, hạnh. Mỗi loại cây tương ứng với một nghiệm thức được lặp lại 3 lần (mỗi lặp lại tương ứng một cây, 3 đọt/cây)
- Chuẩn bị cây: cây bưởi và các loại cây có múi được trồng sẵn trong chậu.
Sau khi cây phục hồi sẽ được tỉa cành, bón phân để kích thích ra chồi. Đặt cây vào lồng lưới tròn (0,6m x 1,2m) có cửa (8cm x 15cm) để thuận tiện cho các thao tác bên trong lưới, đến khi cây ra chồi non khoảng 0,5 cm thì có thể tiến hành làm thí nghiệm.
- Nguồn dòi: sau khi thu mẫu về phòng thí nghiệm nhân nuôi đến khi nhộng có mầm cánh màu đen (sắp vũ hóa) thì bắt đầu chủng nhiễm.
- Sau khi chuẩn bị được nguồn dòi và cây để chủng, ta tiến hành chủng nhiễm bằng cách: đặt đĩa Petri có chứa 20 nhộng dòi đục lá sắp vũ hóa (10 con đực,
10 con cái) được lót một lớp mạt cưa đã được thanh trùng để giữ ẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho nhộng vũ hóa vào bên trong lồng lưới.
Chỉ tiêu ghi nhận: theo dõi và ghi nhận sự phát triển và sự gây hại của dòi đục lá trên các chồi non ở các thời điểm 2, 4, 6 ngày sau khi chủng.
Tỷ lệ chồi bị hại/tổng số chồi quan sát + Tỷ lệ lá bị hại/chồi
2. 3. 4 Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với dòi đục lá bưởi trong phòng thí nghiệm
Mục đích: nhằm đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với dòi đục lá, từ đó có hướng quản lý loài dịch hại này trên nhóm cây có múi ở điều kiện ngoài đồng.
Địa điểm: thí nghiệm đưuọc bố trí tròng điều kiện phòng thí nghiệm Phòng trừ sinh học, bộ môn BVTV, Trường Đại học Cần Thơ.
Phương pháp thực hiện:
- Chuẩn bị chồi bưởi: chuẩn bị chồi bưởi sạch không có dòi đục lá để xử lý thuốc từ những cây bưởi được trồng cách ly trong lồng lưới.
- Chuẩn bị dòi: ấu trùng tuổi 3 đồng tuổi và tương đương nhau về kích thước - Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm: đĩa Petri có chứa một lớp giấy thấm để giữ ẩm độ. Các loại thuốc đã pha theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Cách tiến hành: thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 7 nghiệm thức là các loại thuốc BVTV bán sẵn trên thị trường được trình bày trong bảng 2 với 4 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với một đĩa Petri có lót sẵn giấy thẩm để giữ ẩm và 30 ấu trùng dòi đục lá tuổi 3. Nhúng nhanh (trong khoảng 3 giây) chồi bưởi non dài từ 5-7 cm vào thuốc cho vừa ướt và đặt vào đĩa petri có đậy nắp.
Bảng 2.2: Các nghiệm thức được sử dụng trong thí nghiệm khảo sát hiệu lực của thuốc đối với dòi đục lá trong phòng thí nghiệm.
NT Tên thương mại Hoạt chất Nồng độ
1 Map-Permethrin 50EC Permethrin 15 ml/16 lít
2 Chlorsban 48EC Chlorpyrifos Ethyl 50 ml/16 lít
3 Bassa 50EC Fenobucarb 50 ml/16 lít
4 Regent 800WG Fipronil 1,6 g/16 lít
5 SK Enspray 99EC Petroleum Spray Oil 100 ml/16 lít
6 Nazomi 5WDG Emamectin benzoate 5g/16 lít
7 Đối chứng Nước
Chỉ tiêu theo dõi: theo dõi nhiệt độ, ẩm độ và quan sát số lượng dòi đục lá còn sống ở các thời điểm 1, 3, 5, 7, 9, 12, 24, 36 giờ sau khi xử lý thuốc.
Độ hữu hiệu của thuốc được tính theo công thức Abbott (1925) Độ hữu hiệu (%) = x 100
Trong đó: C là tỷ lệ dòi đục lá còn sống ở nghiệm thức đối chứng T là tỷ lệ dòi đục lá còn sống ở nghiệm thức có xử lý thuốc .
Xử lý số liệu: số liệu sẽ được nhập vào chương trình Microsoft excel 2003, và kiểm định bằng chương trình thống kê MSTATC.
C-T C
CHƯƠNG 3