Kết quả điều tra nông dân

Một phần của tài liệu MỘT số đặc điểm SINH học, HÌNH THÁI và ĐÁNH GIÁ HIỆU lực của một số LOẠI THUỐC TRÊN dòi đục lá gây hại rên cây bưởi năm ROI tại TỈNH VĨNH LONG (Trang 39 - 45)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN KẾT QUẢ THẢO LUẬN

1.1 Kết quả điều tra nông dân

1.1.1 Đặc điểm chung về tình hình canh tác trên các vườn bưởi ở ĐBSCL

Nhằn tìm hiểu về kỷ thuật canh tác và sự hiểu biết của nông dân về sự gây hại của dòi dục lá bưởi ở ĐBSCL, chúng tôi tiến hành điều tra trên 80 hộ nông dân ở các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang với tổng diện tích 517.600 m2 (Bảng 4). Kết quả điều tra cho thấy:

Diện tích các vườn ở các địa điểm điều tra tương đối lớn trung bình diện tích mỗi hộ từ 6.500 m2. Diện tích trồng bưởi năm roi (Citrus grandis Osbeck.) trung bình của mỗi hộ trên tổng diện tích điều tra ở Vĩnh Long là 9.835 m2, Tiền Giang 5.565 m2 (Bưởi Long), Bến tre (Bưởi Da Xanh) 3.630 m2, Hậu Giang 9.550 m2. Điều này cho thấy, cây bưởi chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông sản ở ĐBSCL. Nhìn chung, tình hình canh tác cây bưởi ở các tỉnh ĐBSCL được trồng tập trung theo hình thức chuyên canh và cho trái quanh năm, giá cả ổn định nên thu nhập từ cây bưởi vẫn được duy trì ở mức cao.

Vườn trồng chuyên canh tỷ lệ cao nhất tập trung ở khu vực tỉnh Vĩnh Long chiếm 85%, kế đến là Bến Tre và Tiền Giang chiếm 80% và thấp nhất là tỉnh Hậu Giang chiếm 70% (Bảng 3.2). Số còn lại là những hộ nông dân trồng với hình thức xen canh. Các loại cây chủ yếu trong xen canh là những loại cây có múi như cam, chanh, quýt, ngoài ra còn có ổi (tập trung chủ yếu Hậu Giang) và xen canh chung với cây dừa tập trung chủ yếu ở tỉnh Bến Tre. Như vậy ta thấy được tỉnh Vĩnh long là nơi có diện tích/ hộ canh tác cao nhất (9.853 ± 6,85 m2) và chủ yếu là hình thức chuyên canh với mức độ đầu tư và chăm sóc cao hơn tất cả các khu vực điều tra khác.

Bảng 3.1. Đặc điểm chung các vườn điều tra

Tỉ lệ (%) Đặc điểm

Tổng số hộ Vĩnh Long Tiền Giang Bến Tre Hậu Giang Diện tích (m2):

1000-2500 18,75 20 20 35 -

2500-5000 31.25 40 30 30 25

5000-7500 17.5 20 30 15 5

7500-10000 18.7 10 15 15 35

>10000 13.75 10 5 5 35

Vườn trồng:

Chuyên canh 38.75 85 20 20 70

Xen canh 61.25 15 80 80 30

Tuổi cây(năm)

< 4 35 25 40 40 35

4 – 6 23.75 20 30 25 20

6 -10 26.25 50 25 35 45

>10 15 5 5 - -

Tuổi cây trên vườn ở cả 4 khu vực điều tra rải đều từ dưới 4 tuổi đến 10 tuổi. Đối với số vườn có độ tuổi cây trên 10 năm chiếm rất ít chỉ 15% trên tổng số hộ điều tra và chủ yếu tập trung ở 2 tỉnh Vĩnh long và Tiền Giang. Ngoài ra tại Vĩnh Long là nơi có tỷ lệ vườn với độ tuổi của cây từ 6-10 lên đến 50%. Điều này chứng tỏ đây là vùng canh tác bưởi lâu năm hơn so với các tỉnh còn lại.

Qua kết quả điều tra cho thấy nông dân có độ tuổi từ 51 - 60 chiếm tỷ lệ 50%, kế đến là độ tuổi từ 40 - 50 chiếm 35%, còn lại chiếm tỷ lệ thấp và thấp nhất là độ tuổi dưới 30. Qua đó cho thấy nông dân ở các vùng canh tác bưởi có nhiều kinh nghiêm trồng bưởi. Hầu hết nông dân có tham gia các lớp tập huấn từ địa phương, tham gia hội làm vườn. Đặc biệt là nông dân ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang tham gia hợp tác xã trồng bưởi sạch theo tiêu chuẩn GAP.

1.1.2 Giống bưởi và kỹ thuật canh tác a. Giống bưởi

Theo kết quả điều tra cho thấy, ban đầu nông dân thường mua giống từ nông dân ở tại địa phương và một số ít nông dân mua từ các trại giống về sau đó tiếp tục nhân rộng diện tích bằng cách tự chiết cành để trồng. Theo nhận định của nông dân giống bưởi đang trồng và cách tạo cây giống để trồng, mang lại năng suất cao, giá trị kinh tế ổn định và dễ trồng tại địa phương.

Đa số các hộ nông dân điều tra ở tĩnh Vĩnh Long và Hậu Giang trồng chỉ một loại giống duy nhất là bưởi Năm Roi, vì theo nông dân đây là giống nổi tiếng, phù hợp với điều kiện canh tác của vùng, đồng thời đây cũng là giống có phẩm chất cao, cho năng suất ổn định và bán được giá. Ở nơi này cũng gắn liền với thương hiệu Bưởi Năm roi Mỹ Hòa và bưởi Năm roi Phú Hữu đã nổi tiếng trong nhiều năm qua. Riêng tại tỉnh Tiền Giang nông dân chọn giống Bưởi Lông vì đây cũng là giống địa phương phù hợp với điều kiện canh tác của khu vực cũng như có nhiều ưu điểm đang được địa phương chú trong triển khai. Với tỉnh Bến Tre thì nông dân chỉ tập trung vào phát triển diện tích cũng như mức độ chăm sóc vào giống bưởi da xanh đã nổi tiếng từ lâu và có giá trị thương phẩm rất cao.

b. Khoảng cách trồng

Theo kết quả điều tra cho thấy đa số nông dân trồng với khoảng cánh giữa các hàng từ 4 - 5 m và cây cách cây 5 m, trung bình từ 50-60 cây. Theo nông dân trồng với khoảng cách này thì thuận tiện cho việc chăm sóc, tạo tán tỉa cành, bón phân và ánh sáng phù hợp.

c. Tưới nước

Theo nông dân thì việc cung cấp đủ nước tưới cho cây bưởi là yêu cầu quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng. Vì khi cung cấp đủ nước mang lại năng suất cao cho trái đẹp hơn. Ở ĐBSCL nguồn nước tưới chủ yếu từ sông, mương, kênh gạch và hình thức tưới bằng máy hoặc bằng tay và tưới ướt đều tán lá đối với cây ở giai đoạn còn nhỏ, cây lớn chỉ tưới xung quanh gốc. Tưới nước chủ yếu vào mùa nắng khoảng 2 - 3 ngày/lần, còn mùa mưa thì không cần tưới.

d. Bón phân

Nông dân thường bón phân cho cây khoảng 3 - 4 lần/năm và bón chủ yếu ở các giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất của cây như: lúc cây ra hoa, nuôi trái hoặc sau thu hoạch tỉa tán tạo cành. Các loại phân được sử dụng chủ yếu là hóa học vô cơ như: DAP, Ure, NPK 20-20-15…

1.1.3 Côn trùng và bệnh gây hại trên cây bưởi

Mỗi địa phương có điều kiện canh tác, kỹ thuật khác nhau, tuy nhiên côn trùng gây hại trên cây bưởi phổ biến vẫn là: sâu vẽ bùa, sâu đục vỏ trái, nhện, bệnh vàng lá gân xanh.

Qua kết quả điều tra cho thấy Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella) xuất hiện khắp các vườn buởi ở đồng bằng SCL. Khu vực bị gây hại nặng nhất là Vĩnh Long với tỷ lệ gây hại 70% và khu vực bị hại thấp nhất là Bến Tre với tỷ lệ gây hại 30%.

Do bưởi Da Xanh ở Bến Tre là giống bưởi có giá trị cao nên được nông dân chú ý chăm sóc nhiều.

Bảng 3.2. Thành phần côn trùng gây hại trên cây bưởi ở các địa bàn điều tra (theo nhận định của nông dân)

Tỉ lệ % hộ nông dân Côn trùng gây hại

Vĩnh Long Tiền Giang Bến Tre Hậu Giang Sâu vẽ bùa

(Phyllocnistis citrella) 70 60 30 55

Sâu đục võ trái

(Prays sp.) 5 - - 20

Rầy mềm

(Toxoptera citridus) - 20 - -

Rệp sáp

(Coccoidea:Homoptera) 10 30 5 5

Nhện đỏ

(Panonychus citri) 15 15 - 5

Rầy chổng cánh

(Diaphorina citri) 1 10 - 5

Sâu hại đọt 65 20 35 20

Không bị hại 20 10 50 20

Đối với sâu đục vỏ trái (Prays sp.) chỉ ghi nhận xuất hiện ở tỉnh Vĩnh Long và Hậu Giang với tỷ lệ gây hại lần lượt là 5% và 20%. Điều này chứng tỏ trên 4 khu vực đều tra canh tác 3 loại bưởi thì giống bưởi Năm roi là giống có mức độ

nhiễm sâu đục trái cao. Trong khi 2 giống bưởi còn lại hoàn toàn không nhiễm loài sâu là giống bưởi Lông và bưởi Da xanh.

Riêng Rầy Mềm ( chỉ xuất hiện ở Tiền Giang với tỷ lệ gây hại là 20%. Các loại côn trung khác gây hại không đáng kể.

Kết quả điều tra ghi nhận sâu hại đọt gây hại nặng nhất ở Vĩnh Long với tỷ lệ 65%, tiếp theo là Bến Tre với tỷ lệ 35%, ở Tiền Giang Và Hậu Giang là 20%.

Bưởi Da Xanh ở Bến Tre là giống bưởi có giá trị kinh tế cao nên được nông dân Bến Tre đặc biệt chăm sóc nên tỷ lệ không bị gây hại cao nhất 50%, còn ở Tiền Giang với giống bưởi Long có giá trị kinh tế không cao nên không được nông dân chú ý chăm sóc nhiều nên tỷ lệ không bị gây hại thấp nhất 10%.

1.1.4 Tình hình sử dụng nông dược của nông dân trên cây bưởi

Bảng 3.3. Các loại nông dược nông dân sử dụng để phòng trừ côn trùng gây hại trên cây bưởi

Tỷ lệ (%) Tên thương mại Tên hoạt chất

Vĩnh Long Tiền Giang Bến Tre Hậu Giang Abasuper 1.8EC,

3.6EC, 5.5EC Abamectin 45 30 40 15

SecSaigon 5EC, 10EC, 25EC, 30EC

Cypermethrin

(min 90%) 10 15 5 15

Sát trùng đơn (Sát trùng đan) 5H, 18SL, 29SL, 90BTN, 95BTN

Thiosultap – sodium (min

90%)

5 - 5 -

Applaud 10WP, 25SC Buprofezin

(min 98%) 5 45 - -

Sherpa 10EC, 25EC Cypermethrin

(min 90%) - 10 20 25

Decis 2.5EC, 250WDG

Deltamethrin

(min 98%) 30 - 15 -

Nugor 40EC Dimethoate

(min 95%) 5 - - -

Bassa 50ND Fenobucarb30%

Phenthoate 45% 11,7 - 15 45

Theo kết quả điều tra (Bảng 3.3) thì tình hình sử dụng thuốc BVTV trong vườn bưởi hiện nay rất đáng quan tâm. 100% hộ nông dân được điều tra tại 4 tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và Bến Tre đều sử dụng rất nhiều loại thuốc BVTV để phòng trừ sâu gây hại. Đây có thể là nguyên nhân làm cho nhiều loài

thiên địch bị tiêu diệt và làm cho các loài côn trùng gây hại ngày càng có những diễn biến phức tạp hơn.

Kết quả điều tra ghi nhận có 62,5% số hộ điều tra phun thuốc trừ sâu 2 - 3 lần/Vụ, 22,5% số hộ phun 1 lần/tháng, còn lại 15% số hộ phun thuốc trừ sâu mỗi 2-3 tuần một lần. Trong đó nhóm thuốc gốc Abamectin được nông dân sử dụng nhiều nhất chiếm 45% tại tỉnh Vĩnh Long, 30% tại tỉnh Tiền Giang, 40% tại tỉnh Bến Tre và 15% tại tỉnh Hậu Giang. Theo đánh giá của nông dân, các loại thuốc hoá học trên chỉ có thể làm hạn chế sự gây hại của sâu trong một thời gian ngắn.

Nông dân sử dụng loại thuốc có mùi hôi chủ yếu để xua đuổi là chính. Có thể một phần do nông dân chưa hiểu biết về loài côn trùng này và một phần là do vườn của họ bị gây hại nặng bởi một dịch hại khác.

1.1.5 Hiểu biết của nông dân và biện pháp phòng trị đối với dòi đục lá bưởi Theo kết quả điều tra cho thấy dòi đục lá bưởi xuất hiện trên 90% vườn điều tra. Từ đó cho thấy loại dịch hại này đang gây hại phổ biến trên diện rộng ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL.

Bảng 3.4. Kết quả hiểu biết của nông dân trên đối tượng dòi đục lá Số hộ/tổng hộ điều tra Đặc điểm

Vĩnh Long Tiền Giang Bến Tre Hậu Giang

Thấy 94 85 95 90

Không thấy 5 15 5 10

Gọi tên triệu chứng

Quăn đọt/ thui đọt 40 25 45 35

Xoắn lá trà/ghẻ lá - 10 15 -

Khô đọt vàng bông - 5 - 5

Cháy đọt/do thời tiết - 10 - 5

Chưa nghe 50 40 30 40

Quéo đọt/đọt bị thối 20 10 20 -

Tên tác nhân

Biết (dòi đục lá) 25 10 25 35

Không biết (chưa nghe) 40 50 50 60

Sâu ăn đọt 10 15 10 5

bù lạch 10 10 - -

Sâu ăn bông 10 5 - -

Sâu bún/sâu vẽ bùa 10 10 5 -

Vì đây là đối tượng mới và kích thước nhỏ nên đa số nông dân vẫn chưa phân biệt được một cách chính xác đối tượng này mà chỉ ghi nhận được triệu chứng ngoài đồng do dòi gây ra. Một số nông dân cho rằng tác nhân do nhện, rầy mềm, sâu ăn lá hoặc chưa biết.

Khi quan sát triệu chứng trên vườn trồng xen bưởi, cam, chanh… nông dân cho rằng bưởi là giống cây có múi nhiễm dòi đục lá nặng nhất và dễ quan sát khi có mưa và đọt non nhiều.

Việc phòng trị dòi đục lá vẫn chưa được người nông dân đặc biệt chú trọng, vì đây là đối tượng đặc biệt khó phát hiện hoặc khi phát hiện được dòi gây hại thì đọt non đã gần như không có khả năng phục hồi lại vì lúc này các lá trên đọt đã hoàn toàn quăn lại hoặc thui đen.

Một phần của tài liệu MỘT số đặc điểm SINH học, HÌNH THÁI và ĐÁNH GIÁ HIỆU lực của một số LOẠI THUỐC TRÊN dòi đục lá gây hại rên cây bưởi năm ROI tại TỈNH VĨNH LONG (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)