Một số đặc điểm sinh học và hình thái của dòi đục lá bưởi

Một phần của tài liệu MỘT số đặc điểm SINH học, HÌNH THÁI và ĐÁNH GIÁ HIỆU lực của một số LOẠI THUỐC TRÊN dòi đục lá gây hại rên cây bưởi năm ROI tại TỈNH VĨNH LONG (Trang 47 - 55)

Qua kết quả khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm tại bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, trường Đại học Cần Thơ, với điều kiện nhiệt độ trong phòng dao động từ 27 – 300C và ẩm độ từ 75 – 88%. Ta ghi nhận được vòng đời của dòi đục lá bưởi như sau:

2.1.1 Thành trùng

Nhìn chung, thành trùng là loài côn trùng thuộc bộ hai cánh (Diptera) có kích thước nhỏ, dạng hình trụ dẹp với chiều dài thân từ 2 - 3 mm có màu vàng nhạt, cơ thể được bao phủ bởi một lớp lông mịn.

Lúc mới vũ hóa thành trùng còn rất yếu chưa thể bay, sau vài giờ thành trùng trở nên cứng cáp và bay được. Khi đậu cánh xếp dọc theo chiều dài của cơ thể và bao phủ cả thân. Khác với ấu trùng, cơ thể chia thành 3 phần riêng biệt:

Hình 3.3. Thành trùng dòi đục lá bưởi

1-2 ngày 1-2 ngày

2-3 ngày 5-7 ngày

4-5 ngày

1-2 ngày Trứng

ấu trùng tuổi 1

ấu trùng tuổi 2 ấu trùng tuổi 3

Nhộng Thành trùng

Hình 3.2. Vòng đời phát triển của dòi đục lá bưởi

a. Đầu và râu đầu

Đầu thành trùng màu đen có hình gần như hình trái tim. Có 2 mắt kép rất to chiếm 2/3 thể tích của đầu. Miệng không có vòi hút. Râu đầu dạng hình chuỗi hạt có màu vàng nhạt khi đậu râu cong lên giống như hình móc câu, chiều dài khoảng 0,9 – 1,4 mm.

Số lượng đốt râu giữa con đực và cái dao động từ 12– 13 đốt, râu con đực nhiều đốt hơn con cái. Đốt cuối râu phình to hình chuỳ, toàn bộ râu được phủ một lớp lông

b. Ngực

Ngực có 3 đốt, đốt ngực giữa rất phát triển bao trùm hết phần ngực. Cánh gắn ở đốt ngực giữa, gân cánh trong suốt, chiều dài sải cánh 12 – 13 mm. Hai cánh dài phủ đến cuối bụng, mặt trong của cánh có viền lông phủ thưa và dài màu vàng nhạt.

Cánh có ba gân trong suốt nổi rõ, trên cánh có những đốm màu nâu nhạt thường ở gần các gân cánh. Cánh sau thoái hoá thành dạng chùy thăng bằng.

Hình 3.4. Dạng đầu và râu đầu dòi đục lá bưởi

Hình 3.5. Cánh của thành trùng dòi đục lá bưởi

Ba cặp chân gắn ở ba đốt ngực, có lớp lông mịn màu xám nâu bao phủ, ngoài ra còn có những gai cứng, nhỏ và ngắn ở mặt trong của các đốt chân. Chân có màu vàng nhạt với những đốm màu đen chia thành những đoạn màu vàng đen xen kẽ nhau.

c. Bụng

Bụng có khoảng từ 6 – 7 đốt, hai bên hông từ khoảng đốt bụng thứ ba về cuối bụng có hai hàng lông phủ màu xám đen, cuối bụng là bộ phận sinh duc. Phần thân có u lưng hơi gù, trên thân cũng có lớp lông phủ màu vàng nhạt.

Thành trùng cái

Kích thước của thành trùng cái thông thường lớn hơn con đực. Thân dài 2,03 ± 0,108 mm, rộng từ 0,355 ± 0,075 mm, bụng con cái to tròn hơn bụng con đực. Thành trùng cái có bộ phận để trứng hình kim nhọn một đầu ở cuối bụng kéo dài. Phần bụng phình to thon nhỏ ở đoạn đầu, ở đoạn giữa hơi cong và là phần lớn nhất của bụng, đoạn sau thẳng và nối liền với bộ phận đẻ trứng. Râu đầu con cái có 12 đốt, râu con cái ngắn hơn con đực và không cong ngược lên trên.

Hình 3.6. Hai cánh sau của thành trùng thoái hóa thành dạng chùy

Thành trùng đực

Con đực có chiều dài thân từ 1,845 ± 0,0686 mm, rộng từ 0,26 ± 0,088 mm.

Con đực có màu bụng hơi sậm màu hơn và thon nhỏ hơn bụng của con cái. Bộ phận sinh dục không nhọn và có hai mấu cứng hình gọng kiềm được bao phủ bởi một lớp lông mịn. Phần bụng bắt đầu từ đoạn đầu thon nhỏ dài tới đốt bụng cuối cùng, ở đoạn giữa hơi cong lên trên, đoạn sau thẳng và tạo thành khớp ở chỗ giao với bộ phận sinh dục đực. Râu đầu có 13 đốt, dạng râu của con đực cong ngược lên trên như lưỡi câu.

Trong điều kiện phòng thí nghiệm kết quả khảo sát ngẫu nhiên trên 10 đọt bưởi, ghi nhận được tỉ lệ trung bình thành trùng đực/cái là 1: 1,5

Kết quả khảo sát thời gian sống của thành trùng cho thấy thành trùng có thể sống đến 3 ngày.

Hình 3.7. Thành trùng cái và đực của dòi đục lá bưởi

Con cái Con đực

Bảng 3.6. Thời gian sống của thành trùng đực và cái trong điều kiện có và có không thức ăn Thời gian sống (giờ)

Thành trùng đực Thành trùng cái

Số mẫu

Thức ăn Không thức ăn Thức ăn Không thức ăn

1 60 24 72 24

2 48 37 60 24

3 60 48 60 24

4 36 24 60 24

5 60 24 60 12

6 36 24 60 48

7 36 48 36 24

8 48 24 36 24

9 48 12 60 24

10 24 12 36 36

TB 45,6 27,7 54 26,4

Trong điều kiện có thức ăn thì thành trùng luôn luôn sống lâu hơn trong điều kiện không có thức ăn, và đặc biệt là thành trùng cái sống lâu hơn thành trùng đực. Thời gian sống trung bình của thành trùng cái trong điều kiện có thức ăn là 54 giờ. Trong khi đó thành trùng đực chỉ sống được trung bình là 45,6 giờ.

Trong điều kiện không có thức ăn thì ngược lại, thành trùng đực có khả năng sống lâu hơn thành trùng cái. Thời gian sống trung bình của thành trùng đực trong điều kiện không có thức ăn là 27,7 giờ, còn ở thành trùng cái là 26,4 giờ.

2.1.2 Trứng

Thành trùng sau khi vũ hóa 1 ngày sẽ bắt đầu bắt cặp và đẻ trứng, trứng được đẻ thành từng cụm từ 2 - 10 trứng hoặc đẻ rời rạc từng trứng riêng lẻ. Kích thước trứng rất nhỏ, không thể quan sát bằng mắt thường. Trứng có màu trắng trong suốt, có hình oval dài gần giống như hạt gạo. Vỏ trứng mỏng, nhẵn bóng và rất dễ vỡ. Màu sắc trứng có sự thay đổi, màu sắc trắng trong suốt lúc mới đẻ, sau đó có màu trắng đục. Trứng dài khoảng 0,2 – 0,25 mm, rộng khoảng 0,06 – 0,07 mm. Giai đoạn trứng kéo dài từ 1 – 2 ngày.

2.1.3 Ấu trùng

Ấu trùng hình dáng giống như dòi, Cơ thể hơi dẹp thon nhỏ gọn hơn về phía 2 đầu, riêng phần đuôi cơ thể có 2 cạnh hai bên tạo nên hình như răng cưa với bốn cạnh nhỏ. Toàn thân bóng loáng có thể do lớp chất trong suốt bao bọc bên ngoài cơ thể. Ấu trùng có 3 tuổi

Hình 3.8. Trứng của dòi đục lá bưởi

Tuổi 1 Tuổi 2

Tuổi 3 Cuối tuổi 3

Ấu trùng tuổi 1: cơ thể trong suốt, thon gọn, rất ít di chuyển, chỉ nằm ăn lớp biểu bì và bắt đầu phân đốt nhưng chưa rõ ràng. Thời gian tuổi 1 từ 1 – 2 ngày.

Ấu trùng tuổi 2: cơ thể phân đốt rõ và chuyển sang màu trắng đục, di chuyển bằng cách co giãn các đốt cơ thể. Ở giai đoạn nầy ấu trùng hoạt động rất mạnh và gây hại nặng làm cho đọt non bị thui đen và rụng trụi lá. Ấu trùng tuổi 1 và tuổi 2 tương đương nhau về kích thước. Thời gian phát triển từ 2 – 3 ngày.

Ấu trùng tuổi 3: cơ thể bắt đầu chuyển sang màu vàng, cơ thể phân đốt rõ, khoảng 12 – 13 đốt. Kích thước dài khoảng 1,92 ± 0,119 mm, rộng khoảng 0,24 ± 0,050 mm. Đầu màu đen và rất nhỏ. Đặc biệt ấu trùng muỗi có khả năng búng rất mạnh và búng đi rất xa khi ra khỏi đọt bưởi. Ở tuổi 3 thì ấu trùng không cần ăn nữa, có thể búng mình xuống đất làm nhộng. Thời gian ấu trùng kéo dài khoảng 5 – 7 ngày.

2.1.4 Nhộng

Nhộng dòi màu vàng nhạt kích thước dài khoảng 1,245 ± 0,094 mm, rộng 0,42 ± 0,069 mm. Có thể quan sát rõ được 2 mắt trên đầu. Giai đoạn này có mầm cánh hiện diện rất rõ, lúc đầu mầm cánh có màu trắng trong suốt, sau chuyển sang màu đen lúc sắp vũ hóa.

Nhộng có râu phát triển, hai râu hướng thẳng về phía trước tuy nhiên lúc này râu còn ngắn. Nhộng thuộc nhóm nhộng trần. Bụng phân đốt rõ có khoảng 6 - 7 đốt. Thời gian nhộng kéo dài khoảng 4 – 5 ngày.

Tỉ lệ hóa nhộng của dòi đục lá rất cao từ 80 – 86%, cho thấy khả năng thích ứng với điều kiện môi trường của chúng rất cao. Và với khả năng thích ứng như vậy, nếu chúng ta không có biện pháp khống chế kịp thời thì nguy cơ bùng phát

Hình 3.10. Nhộng của dòi đục lá bưởi và nhộng đang vũ hóa

dịch hại dòi đục lá trên diện rộng và lây lan khắp các vườn bưởi ở đồng bằng Sông Cửu Long là rất cao.

Bảng 3.7. tỉ lệ (%) hóa nhộng của dòi đục lá bưởi trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Một phần của tài liệu MỘT số đặc điểm SINH học, HÌNH THÁI và ĐÁNH GIÁ HIỆU lực của một số LOẠI THUỐC TRÊN dòi đục lá gây hại rên cây bưởi năm ROI tại TỈNH VĨNH LONG (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)