Đặc điểm và triệu chứng gây hại của dòi đục lá Bưởi

Một phần của tài liệu MỘT số đặc điểm SINH học, HÌNH THÁI và ĐÁNH GIÁ HIỆU lực của một số LOẠI THUỐC TRÊN dòi đục lá gây hại rên cây bưởi năm ROI tại TỈNH VĨNH LONG (Trang 56 - 60)

Đối với dòi đục lá bưởi chủ yếu chỉ gây hại ở giai đoạn ấu trùng tuổi 1 và 2, trong khi các giai đoạn phát triển khác hầu như không ghi nhận được. Ấu trùng mới nở sẽ ăn lớp biều bì của lá làm lá co nhúm lại không bung ra được và triệu chứng của lá bị hại có chiều hướng co cuộn lại. Nếu mật số dòi hiện diện nhiều trên lá non và gây hại giai đoạn đọt còn nhỏ dưới 1 tuần tuổi thì chúng sẽ làm cho đọt thui và rụng lá. Dòi gây hại ở giai đoạn trể thì lá vẫn phát triển được nhưng sẽ làm giảm diện tích quang hợp và quăn lại (Hình 29). Đặc điểm này rất khác biệt so với triệu chứng gây hại của sâu vẽ bùa, chúng chỉ là lá quăn queo và vết đục của sâu sẽ có 1 lớp ánh bạc đặc trưng (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).

Hình 3.11. Triệu chứng đặc trưng của dòi đục lá gây hại trên đọt non

3 HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC TRÊN DÒI ĐỤC LÁ BƯỞI TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Kết quả khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trên dòi đục lá bưởi được trình bày ở bảng 4.1 cho thấy:

Bảng 3.9. Độ hữu hiệu của một số loại thuốc hóa học đối với dòi đục lá bưởi trong điều kiện phòng thí nghiệm, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật

Độ hữu hiệu (%) sau các giờ xử lý* NT

1 3 5 7 9 12 24 36

1 13.33 b 30.83 b 32.50 b 47.36 abc 63.21 a 62.68 a 77.27 b 87.87 c

2 16.67 b 17.50 bc 17.50 c 51.61 ab 57.67 ab 62.10 a 96.49 a 100 a

3 44.17 a 53.33 a 60.00 a 61.84 a 68.12 a 70.18 a 97.41 a 100 a

4 5.00 bc 5.83 cd 9.17 c 39.02 bc 40.85 b 58.24 a 92.98 a 96.49 ab

5 0 c 17.50 b 20.00 bc 31.41 c 48.07 ab 73.50 a 80.30 b 91.22 bc

6 2.5 c 4.17 cd 7.50 c 6.72 d 14.52 c 30.56 b 43.47 c 62.02 d

7 0 c 0 d 0 d 0 e 0 d 0 c 0 d 0 e

CV (%) 68,17 42,6 37,25 22,55 21,96 16,15 12,72 9,52

T0: 28oC, RH: 77%

Hình 3.12. Triệu chứng dòi đục lá bưởi gây hại ở lá non và lá trưởng thành

Ghi chú: * Số liệu được chuyển đổi arcsin ( (x/10))*180/3,14 . Trong cùng một cột, các số có cùng chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử DUNCAN

NT 1: Map-Permethrin 50EC NT 5: Dầu khoáng SK Enspray 99EC NT 2: Chlorsban 48EC NT 6: Nazomi 5 WDG

Ở thời điểm 1 giờ sau xử lý: ghi nhận chỉ có nghiệm thức 3 là cho hiệu lực gây chết trên dòi đục lá cao nhất và khác biệt hoàn toàn so với các nghiệm còn lại với độ hữu hiệu đạt 44,17%. Trong khi độ hữu hiệu của nghiệm thức 1 (đạt 13,33%), nghiệm thức 2 (đạt 16.67 %) và nghiệm thức 4 (đạt 5%) thấp hơn nhưng vẫn khác biệt so với nghiệm thức đối chứng. Mặc khác ta nhận thấy ở nghiệm thức 5 (Dầu khoáng SK Enspray 99EC) và nghiệm thức 6 (Nazomi 5 WDG) có độ hữu hiệu rất thấp lần lượt là 0% và 2,5% cho kết quả về mặt thống kê là không khác biệt so với nghiệm thức 7 (Đối chứng).

Ở thời điểm 3 giờ sau xử lý: cho thấy nghiệm thức 3 độ hữu hiệu đạt 53,33% vẫn cho hiệu lực gây chết cao nhất và khác biệt hoàn toàn so với tất cả các nghiệm thức còn lại. Các nghiệm thức 1, 2 và nghiệm thức 5 đạt ĐHH cao hơn lần lượt là 30,83%, 14,81% và 17,5% khác biệt hoàn toàn về mặt thống kê so với nghiệm thức 4, nghiệm thức 6 và nghiệm thức 7.

Tiếp theo, vào thời điểm 5 giờ sau xử lý, thì hiệu lực của các loại thuốc dùng trong thí nghiệm đều tăng lên. Trong đó, ở nghiệm thức 3 (đạt 60%) vẫn cho hiệu lực cao nhất và khác biệt hoàn toàn so với các nghiệm thức còn lại. Và các nghiệm thức 1 (đạt 32,50%), 5 20% cùng khác biệt hoàn toàn so với nghiệm thức đối chứng (NT 7) ở mức ý nghĩa 5%.

Đến thời điểm 7 giờ sau xử lý, kết quả ở cả 3 nghiệm thức 1, 2 và 3 có cùng mức ý nghĩa thống kê đạt độ hữu hiệu cao nhất lần lượt là: 47.36 %, 51.61 % và 61,84%. Trong đó, nghiệm thức 3 cho hiệu lực cao nhất và khác biệt hoàn toàn về thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với các nghiệm thức 4, 5, 6 và nghiệm thức 7 (Đối chứng) chỉ đạt độ hữu hiệu lần lượt là 39.02 %; 31.41 %; 6.72 %.

Tại thời điểm 9 giờ sau xử lý, cả 4 nghiệm thức 1, 2, 3 và 5 có cùng mức ý nghĩa thống kê và cho hiệu lực gây chết cao với độ hữu hiệu lần lượt là: 63.21 %;

57.67 %; 68.12 % và 48.07 %. Nghiệm thức 2, 4 và 5 có ý nghĩa không khác biệt về mặt thống kê và khác biệt hoàn toàn so với các nghiệm thức còn lại.

Tiếp theo vào thời điểm 12 giờ sau xử lý thì các nghiệm thức 1,2, 3, 4 và 5 có độ hữu hiệu gần như tương đương nhau không khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% lần lượt là 62.68%, 62.10%, 70.18%, 58.24% và 73,50% và khác biệt hoàn toàn so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức 6 có độ hữu hiệu là 30.56 khác biệt hoàn toàn so với nghiệm thức 7.

Ở thời điểm 24 giờ sau xử lý, Kết quả cho thấy cả 3 nghiệm thức 2, 3 và 4 có độ hữu hiệu lần lượt là 96.49%; 97.41% và 92.98% cao nhất và khác biệt hoàn

toàn so với tất cả các nghiệm thức còn lại. Các nghiệm thức 1 và 5 với độ hữu hiệu lần lượt là 77.27% và 80.30 % mặc dù có độ hữu hiệu thấp hơn so với các nghiệm thức trên nhưng vẫn cao và khác biệt so với các nghiệm thức đối chứng (NT 7).

Cuối cùng ở thời điểm 36 giờ sau xử lý, nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 đạt độ hữu hiệu lên đến 100% nhưng về mặt thống kê thì có ý nghĩa không khác biệt so với nghiệm thức 4 với độ hữu hiệu lần lượt là 96.49%. Và khác biệt hoàn toàn so với tất cả các nghiệm thức còn lại

Như vậy, kết quả ở bảng 13 cho thấy nghiệm thức 1, 2, 3, 4 và nghiệm thức 6 cho hiệu quả từ rất sớm và trong đó chỉ có nghiệm thức 3 là cho hiệu quả cao nhất. Ở thời điểm 3 giờ sau khi xử lý nghiệm thức 5 mới bắt đầu cho hiệu quả.

Nhưng nghiệm thức 3 vẫn là nghiệm thức cho hiệu quả cao nhất trong suốt quá trình thí nghiệm. Điều này có thể là do nghiệm thức 3 sử dụng Bassa 50EC với hoạt chất là Fenobucarb có tác dụng gây độc cấp tính khá cao, tác động lên hệ thần kinh của dòi, gây chết nhanh và đạt độ hữu hiệu 100% sau 36 giờ xử lý. Từ kết quả này ta có thể sử dụng 4 loại thuốc: Lorsban 48EC, Bassa 50EC, Dầu khoáng SK Enspray 99EC và Regent 800WP để khảo sát tiếp hiệu lực của chúng trên dòi đục lá bưởi ở điều kiện nhà lưới và ngoài đồng để làm cở sở ứng dụng trong biện pháp quản lý đối tượng này trên cây bưởi nói riêng và trên nhóm cây có múi nói chung.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu MỘT số đặc điểm SINH học, HÌNH THÁI và ĐÁNH GIÁ HIỆU lực của một số LOẠI THUỐC TRÊN dòi đục lá gây hại rên cây bưởi năm ROI tại TỈNH VĨNH LONG (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)