Tiến trình bài dạy

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn GIẢNG dạy TRUYỆN dân GIAN TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ văn 10 (bộ cơ bản) BẰNG bản đồ tư DUY (Trang 43 - 48)

Không kiểm tra bài cũ vì tiết trước là bài luyện tập về văn bản: Văn bn (tiếp theo).

2. Dn vào bài mi

Ai về qua huyện Đông Anh

Ghé thăm phong cảnh Loa thành Thục Vương Cổ Loa thành ốc khác thường.

(Ca dao) Hay:

Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.

(Tố Hữu)

Từ xưa đến nay đã có bao truyền thuyết, bao nhân vật lịch sử đi vào đời sống nhân dân qua từng câu hát, câu thơ. Dù trong lịch sử họ đã có những sai lầm thế nhưng bằng những gì họ làm cho đất nước thì nhân dân ta vẫn dành cho họ những tình cảm tốt đẹp với cái nhìn trân trọng nhất. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu những nhân vật lịch sử như thế qua Truyn An Dương Vương và M Châu – Trng Thy.

3. Trình bày tài liu mi

TRUYN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ M CHÂU – TRNG THY (2 tiết)

I. Tìm hiu chung

: Hãy nêu những đặc trưng của truyền thuyết?

: Đặc trưng

- Kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử có thật.

- Không chú trọng tính chính xác như các văn bản lịch sử.

- Phản ánh lịch sử một cách độc đáo và thể hiện thái độ, tình cảm của nhân dân.

: Phương pháp tìm hiểu truyền thuyết là gì?

: Xem xét truyền thuyết trong mối quan hệ với môi trường lịch sử, văn hóa mà nó sinh thành, lưu truyền và biến đổi.

: Truyn An Dương Vương và M Châu – Trng Thy có liên quan gì đến Truyn Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái không?

: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái (một sưu tập truyện dân gian ra đời vào cuối thế kỉ XV).

II. Đọc – Hiu văn bn

: Những chi tiết nào cho thấy An Dương Vương là người biết lo xa, biết xây dựng đất nước?

Giáo viên cho học sinh đọc văn bản.

:: Giáo viên trình bày tranh minh họa (phụ lục 3,4,5)

: Văn bản có thể được chia thành mấy phần? Nội dung từng phần?

: 4 phần

- Phần 1: Từ đầu… bèn xin hòa: quá trình An Dương Vương xây thành, chế nỏ, thắng giặc.

- Phần 2: Không bao lâu… cu được nhau: Hành vi đánh cắp nỏ thần của Trọng Thủy

- Phần 3: Trng Thy… đi xung bin: Cuộc xâm lược lần thứ hai của giặc và bi kịch mất nước của An Dương Vương

- Phần 4: Phần còn lại: Kết thúc cay đắng của Trọng Thủy và chi tiết ngọc trai – giếng nước.

Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận trong 5 phút với các câu hỏi:

Nhóm 1: Đánh giá nhân vật An Dương Vương thông qua những sự kiện liên quan? Cho biết thái độ của nhân dân ta đối với nhân vật qua từng sự kiện đó?

Nhóm 2: Đánh giá nhân vật Mị Châu thông qua những sự kiện liên quan? Cho biết thái độ của nhân dân ta đối với nhân vật qua từng sự kiện đó?

C

Nhóm 3: Đánh giá nhân vật Trọng Thủy thông qua những sự kiện liên quan?

Cho biết thái độ của nhân dân ta đối với nhân vật qua từng sự kiện đó?

:

Nhân vt An Dương Vương

- Xây thành, cầu thần linh, hỏi cách giữ nước, chế nỏ, đánh thắng giặc có công xây dựng, bảo vệ đất nước, có trách nhiệm đối với đất nước, lo cho nước được nhân dân ủng hộ.

- Gả Mị Châu cho Trọng Thủy, cho Trọng Thủy ở rể, giặc đến không hề phòng bị mất cảnh giác, mơ hồ không nhận thấy bản chất xảo huyệt của kẻ thù, ỷ lại, chủ quan coi thường giặc nhân dân lên án, phê phán.

- Chém Mị Châu đặt lợi ích quốc gia, tập thể lên trên hạnh phúc cá nhân nhân dân ca ngợi.

- Được Rùa Vàng đưa xuống biển vị anh hùng bất tử sống mãi trong lòng nhân dân, nhân dân ghi ơn người có công dựng nước.

Nhân vt M Châu

- Cho Trọng Thủy xem nỏ thần cả tin nhân dân phê phán.

- Rắc lông ngỗng cho Trọng Thủy tìm theo ngây thơ, trong sáng nhưng đã vô tình trở thành kẻ phản nước nhân dân kết tội nàng là kẻ phản quốc, trừng trị nàng bằng cái chết.

- Hóa thành ngọc trai được minh oan nhân dân tha thứ.

Nhân vt Trng Thy

- Ở rể, đánh tráo nỏ thần làm gián điệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ của cha giao bị nhân dân ta lên án.

- Hỏi Mị Châu cách tìm ra nhau, ôm xác Mị Châu khóc, nhảy xuống giếng tự tử yêu Mị Châu thật lòng, rơi vào bế tắc, hối hận việc mình đã làm nhân dân ta cảm thông.

: Mâu thuẫn của Trọng Thủy cũng chính là mâu thuẫn giữa chiến tranh phi nghĩa và khát vọng hạnh phúc của con người. Trọng Thủy vừa là thủ phạm gây ra cảnh nước mất nhà tan cho An Dương Vương, Mị Châu nhưng đồng thời cũng là nạn nhân của cha mình, của cuộc chiến tranh xâm lược. Cuộc đời Trọng Thủy là một bi kịch.

GV trình bày phụ lục 7.

: Theo em, hình ảnh ngọc trai – giếng nước có ý nghĩa gì?

: Hình ảnh ngọc trai – giếng nước vừa có giá trị thẩm mĩ cao vừa là một tình tiết đắt giá. Nó là sự kết thúc duy nhất hợp lí cho số phận đôi trai gái.

- Hình ảnh ngọc trai tương quan với lời Mị Châu cầu khấn trước lúc chết nhằm rửa sạch nỗi oan của nàng, nó chứng thực tấm lòng trong sáng của Mị Châu

- Chi tiết nước giếng có hồn Trọng Thủy thể hiện sự mong muốn hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy.

- Ngọc trai đem rửa trong nước giếng thì lại càng sáng đẹp hơn nói lên rằng Trọng Thủy đã tìm được sự hóa giải trong tình cảm của Mị Châu, nhân dân đã tha thứ cho đôi tình nhân.

4. Đặc đim ngh thut

: Hãy nêu những yếu tố hoang đường trong tác phẩm?

: Các yếu tố hoang đường.

- Rùa Vàng biết nói.

- Nỏ thần bắn một phát cả ngàn mũi tên.

- Mị Châu chết hóa thành ngọc trai.

- An Dương Vương được Rùa Vàng rẽ nước dẫn xuống biển.

: Hãy rút ra đặc điểm nghệ thuật chung truyền thuyết?

: Yếu tố lịch sử kết hợp với yếu tố hoang đường.

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn GIẢNG dạy TRUYỆN dân GIAN TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ văn 10 (bộ cơ bản) BẰNG bản đồ tư DUY (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)