II. Đọc- Hiểu văn bản
3. Yếu tố thần kì
Kể tên các yếu tố thần kì và nêu tác dụng của nó?
- Bụt
- Con gà biết nói chuyện
- Đàn chim sẻ nhặt thóc cho Tấm - Lọ xương biến thành quần áo
- Sự biến hóa của Tấm (chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị, trở lại thành người).
Nhờ có các yếu tố thần kì nên Tấm được giúp đỡ lúc khó khăn nhất.
Yếu tố thần kì làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, li kì và thể hiện được khát vọng của nhân dân: thiện luôn thắng ác. Bụt chỉ xuất hiện giúp đỡ khi Tấm còn là một cô gái ngây thơ, yếu đuối. Về sau Tấm phải tự mình đấu tranh để giành hạnh phúc cho mình.
4. Củng cố và dặn dò - Củng cố:
: Có ý kiến cho rằng hành động trừng phạt của Tấm đối với mẹ con Cám ở cuối truyện là quá tàn nhẫn, Tấm không nên có hành động đó. Ý kiến của các em về vấn đề này như thế nào?
ĐHTL:
Hành động trừng phạt của Tấm là đúng, là thích đáng. Chính mẹ con Cám đã quyết tâm tìm đủ mọi cách để giết Tấm cho bằng được. Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, kẻ gieo gió thì phải gặp bão đó là qui luật cuộc sống. Gian tà phải bị trừng phạt đích đáng thì mới phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
- Dặn dò:
Nắm được nội dung và nghệ thuật của truyện cũng như phần ghi nhớ trong SGK.
Chuẩn bị bài: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
2.2.4. Bài dạy: Tam đại con gà
TAM ĐẠI CON GÀ (1 tiết)
I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức cơ bản
Hiểu được mâu thuẫn trái tự nhiên được biểu hiện trong cách ứng phó của nhân vật thầy đồ trong truyện.
Nắm được cái hay của nghệ thuật “nhân vật tự bộc lộ”.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng đọc và cảm thụ cái hay của truyện cười.
3. Giáo dục tư tưởng
Cần tu dưỡng đức tính ham học và khiêm tốn. Cần trung thực trong học tập và cuộc sống.
II. Phương pháp
Phương pháp: đọc tác phẩm, diễn giảng, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.
III. Tư liệu – Đồ dùng dạy học
Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, biểu bảng.
Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
IV. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ
: Hãy cho biết vai trò của miêu tả và biểu cảm? Người viết phải làm như thế nào để miêu tả và biểu cảm đạt hiệu quả cao?
: ĐHTL
Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự. Nhờ những yếu tố đó mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh.
Để miêu tả và biểu cảm đạt hiệu quả cao, người viết phải quan tâm tìm hiểu cuộc sống, con người và bản thân, chú ý quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và lắng nghe những lay động mà sự vật khách quan gieo vào tâm trí mình.
2. Dẫn vào bài mới
Trong làng kia có một tên trọc phú tuy giàu có nhưng dốt chữ. Một hôm, có người hàng xóm viết một mẫu giấy sai đầy tớ đưa đến cho tên trọc phú.
- “Bẩm ông, ông chủ nhà con có gửi cho ông một mẫu giấy mời ông xem”.
Anh đầy tớ thưa.
- “Mày về bảo với chủ mày chốc nữa tao sang có gì mà phải mời”. Tên trọc phú trả lời sau khi đọc mẫu giấy.
- Anh đầy tớ vội nói: “Thưa ông, ông chủ nhà con đâu có mời ông sang mà chỉ muốn mượn con ngựa của ông”.
Đây chỉ là một câu chuyện trong số nhiều câu chuyện dân gian nói về thói
“Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm một câu chuyện nói về loại người dốt nhưng thích khoe khoang, giấu dốt mà người đó lại là thầy đồ qua bài Tam đại con gà.
3. Trình bày tài liệu mới
TAM ĐẠI CON GÀ (1 tiết)
I. Tìm hiểu chung
: Có mấy loại truyện cười? Nêu mục đích của mỗi loại?
: 2 loại
- Truyện khôi hài: mục đích giải trí và giáo dục.
- Truyện trào phúng: mục đích là phê phán.
: Đối tượng phê phán của truyện trào phúng là ai?
: Truyện trào phúng phê phán tầng lớp trên trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa hay những thói hư tật xấu.
: Theo em, Tam đại con gà thuộc loại truyện nào? Phê phán ai?
: Tam đại con gà thuộc thể loại truyện trào phúng. Phê phán thầy đồ dốt II. Đọc – Hiểu văn bản
: Tìm các tình huống trào phúng trong truyện và cách giải quyết các tình huống đó của nhân vật thầy đồ?
Gọi học sinh đọc văn bản.
: Truyện có thể được chia thành mấy phần? Nội dung từng phần?
: 3 phần
- Phần 1: Xưa có… chữ tốt: giới thiệu nhân vật chính.
- Phần 2: Có người… làm sao: diễn biến câu chuyện.
- Phần 3: phần còn lại: giải quyết mâu thuẫn.