Sau một thời gian dài nỗ lực, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ gần đầy đủ với các qui định tương đối phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đáp ứng phần lớn các yêu cầu cần được điều chỉnh trong nền kinh tế thị trường. Vấn đề sở hữu trí tuệ nói chung và vấn đề về NHHH nói riêng đã nhận được sự quan tâm rõ rệt của toàn xã hội, các cơ quan quản lý và bản thân các Doanh nghiệp. Số lượng NHHH đăng ký bảo hộ
23 Hàng giả nhãn hiệu hàng hoá là hàng hoá có NHHH trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn vói NHHH của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam mà không được sự cho phép của chủ nhãn hiệu cho cùng loại hàng hoá (
…………TTLT số 10/2000/TTLT_BTM_BTC_BCA_BKHCN&MT NGÀY 27/4/2000
24 Theo qui định của BLHS 1999
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
và được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ ngày càng nhiều. Các cuộc hội thảo, các cuộc tập huấn, các chương trình quảng bá nhãn hiệu có uy tín được tổ chức với nội dung chủ yếu nhằm giúp các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nắm vững kiến thức và thực hiện tốt công tác xây dựng và bảo hộ NHHH. Tuy nhiên, song song bên cạnh các tín hiệu khả quan về việc bảo vệ NHHH thì một thực tế đáng quan tâm là vấn đề thực thi bảo hộ NHHH vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót và tình trạng vi phạm NHHH diễn ra ngày càng nhiều. Theo số lượng của Cục SHCN, số lượng vụ vi phạm NHHH do Cục SHCN thụ lý trong thời gian qua đang có chiều hướng gia tăng.
Năm Số Văn bằng bảo hộ NHHH đã cấp Số vụ vi phạm
1982 – 1989 1550 -
1990 – 1995 18.110 548
1996 3931 253
1997 2486 257
1998 3111 372
1999 3798 250
2000 2876 210
2001 3639 200
2002 6564 395
Bảng số liệu thống kê các Văn bằng bảo hộ NHHH được cấp và các vụ vi phạm từ năm 1982 đến năm 2002 (Trích từ cuốn“ Cục Sở hữu công nghiệp,20 năm xây dựng và phát triển, năm 2002” )
Theo bảng tương quan số liệu trên, ta có thể thấy số lượng NHHH được đăng ký càng nhiều thì các hành vi xâm phạm cũng theo đó mà gia tăng. Sự xâm phạm NHHH thể hiện ở hành vi sử dụng chính NHHH đã nổi tiếng của người khác hoặc bắt chước các dấu hiệu chủ yếu của NHHH đã nổi tiếng cho sản phẩm do mình sản xuất hay phân phối làm người tiêu dùng nhầm lẫn với hàng thật. Hiện nay, hàng giả, hàng nhái đang có mặt trên thị trường Việt Nam với đủ mọi hình thức, các mặt hàng bị giả, bị nhái chủ yếu là mỹ phẩm, thuốc tân dược, sản phẩm may mặc, thực phẩm, phụ tùng xe máy, ... Chúng có mặt ở cả những mặt hàng cao cấp đắt tiền lẫn những hàng tiêu dùng thông thường với các thủ đoạn, kỹ thuật làm giả, làm nhái ngày càng tinh vi hơn. Các NHHH của các nhà sản xuất được coi là nổi tiếng thường là nạn nhân chủ yếu của các hành vi xâm phạm.
Theo thống kê của Cục SHCN thì địa bàn tiêu thụ hàng hoá xâm phạm nhãn hiệu ở khắp các nơi, các địa phương ở nước ta. Tuỳ theo nhu cầu, thị hiếu của dân cư từng vùng mà hàng giả được sản xuất với qui mô lớn hay nhỏ. Nhìn chung, các vụ xâm phạm thường tập
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trung ở các thành phố lớn, các khu đông dân cư do nhu cầu sử dụng hàng hoá, dịch vụ nhiều và ở các vùng nông thôn sâu do khả năng phân biệt hàng thật hàng giả không cao.
Nguyên nhân chủ yếu của các hành vi xâm phạm là vì mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận thu được từ hành vi xâm phạm là rất cao, hơn nữa người xâm phạm lại không phải tốn công sức, tiền bạc và thời gian trong việc xây dựng, đăng ký nhãn hiệu, tạo dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm lại không phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá. Bên cạnh đó, do hạn chế về trình độ cùng với thị hiếu thích sử dụng hàng rẻ tiền nên người tiêu dùng ít quan tâm đến chất lượng hàng hoá mà họ sử dụng. Nếu phải sử dụng hay mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng, người tiêu dùng cũng không có thái độ phản ứng bằng việc khiếu nại hay tố cáo đến cơ quan bảo vệ người tiêu dùng hay cá nhân tổ chức có liên quan, ngoại trừ việc hàng hoá đó kém chất lượng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng của chính họ.
2. Hình thức các hành vi phạm NHHH cụ thể :
Căn cứ vào các qui định của pháp luật hiện hành về NHHH (lý luận về đặc điểm NHHH và cách xác định yếu tố vi phạm NHHH) cùng với những vụ vi phạm xảy ra trên thực tế, có thể khái quát các hành vi vi phạm NHHH thành hai nhóm: nhóm hành vi sử dụng NHHH của người khác đang được bảo hộ để chỉ định cho sản phẩm của mình, gọi là “sản xuất hàng giả NHHH” và nhóm hành vi sử dụng NHHH có các dấu hiệu tương tự tới mức gây nhầm lẫn với NHHH của người khác đang được bảo hộ, tên gọi thông thường là “sản xuất hàng nhái NHHH”.
2.1. Nhóm hành vi sử dụng NHHH tương tự với NHHH của người khác:
Hành vi sử dụng NHHH có những dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với NHHH khác rất tinh vi, thể hiện ở việc cách điệu, phiên dịch các dấu hiệu, từ ngữ của các NHHH của người khác tạo thành NHHH của mình. Về cơ bản, NHHH đó sẽ giống cơ bản NHHH bị xâm phạm vì có sự thay đổi một số dấu hiệu, từ ngữ, cách sắp xếp nhưng sự thay đổi đó không nhiều, không đảm bảo khả năng có thể phân biệt, khiến người tiêu dùng có sự nhầm lẫn với nhãn hiệu bị xâm phạm. Trong trường hợp này, tuy không trực tiếp xâm phạm quyền độc quyền sử dụng của chủ nhãn hiệu bị xâm phạm nhưng nó vẫn có thể tạo ra khả năng liên tưởng và nhầm lẫn là hàng hoá mang NHHH mà người mua tin dùng, để từ đó bên vi phạm có thể tiêu thụ, phân phối sản phẩm mà họ sản xuất dưới bóng của nhãn hiệu khác.
Điển hình cho hành vi nhái nhãn hiệu, người viết xin đưa ra dẫn chứng về sự tương tự giữa hai mẫu nhãn hiệu sau:
Nhãn hiệu “Panadol” của Tập đoàn Smithkline Beecham xuất hiện ở thị trường Việt Nam từ những năm 1999 và được biết đến rộng rãi là nhãn hiệu sử dụng cho loại thuốc tân dược chuyên trị nhức đầu, cảm sốt. Xét về kết cấu tổng thể của nhãn hiệu ta thấy nhãn hiệu
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
bao gồm phần chữ “ Panadol” màu đỏ có bóng, được đặt theo phương nằm ngang, ngoài ra còn có hình ovan màu vàng không khép kín bao lấy phần chữ Pan. Phía trên bên phải tên gọi chính của nhãn hiệu là tiêu ngữ quảng cáo: “Quickly reduce pain, gentle on everybody”,…Tất cả được đặt trong hình ovan màu trắng chuyển dần sang màu xanh được đặt chếch lên phía trên bên phải. Phía dưới là hình kiểu dáng của hai viên thuốc ở dạng viên nén dài.
Nhãn hiệu “ Praxadol” của công ty dược và VTYT Cà Mau là nhãn hiệu sử dụng cũng cho loại thuốc tân dược và cùng tính chất với thuốc Panadol, được công ty sản xuất và đưa ra thị trường vào năm 2000, tức là khoảng sau hơn một năm kể từ khi thuốc Panadol có mặt trên thị trường Việt Nam. Theo đó, phần chữ Praxadol cũng cùng kiểu chữ, màu sắc và cách phát âm cũng tương tự như cách phát âm của nhãn hiệu Panadol. Phần chữ Praxadol cũng được đặt trong khung hình ovan màu trắng và chuyển dần sang màu xanh, phía trên bên phải cũng có tiêu ngữ quảng cáo “giảm đau, hạ nhiệt”, bên dưới cũng là hình kiểu dáng viên thuốc dưới dạng viên nén dài.
Qua phân tích ta có thể thấy nhãn hiệu “Praxadol” xét về kết cấu tổng thể có cấu tạo, cách trình bày, màu sắc, cách phát âm tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt được với nhãn hiệu Panadol. Đồng thời, Praxadol là loại hàng hoá cùng chủng loại và tính chất với loại hàng hoá mà tập đoàn Smithkline Beecham đăng ký trong Danh mục hàng hoá mang nhãn hiệu Panadol đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Tương tự như vậy, ta có thể xem xét thêm một ví dụ về sự tương tự giữa hai nhãn hiệu : OMO của Công ty Unilever_Việt Nam và Nhãn hiệu MOLISO của Xí nghiệp 22- 12,TPHCM :
Theo đó, nhãn hiệu OMO của Công ty Unilerver xuất hiện trên thị trường Việt Nam vào khoảng năm 1999 với kết cấu tổng thể bao gồm chữ OMO không có bóng, màu đen nằm giữa các hình sao với các cánh sao màu xanh dương, vàng, trắng xếp chồng lên nhau. Phía trên phần chữ OMO là tiêu ngữ quảng cáo: “ Chuyên gia giặt tẩy vết bẩn” chữ màu đỏ trên nền đường kẻ màu vàng. Phía dưới là hàng chữ “Diệt vi trùng” màu trắng trên nền đường kẻ màu xanh đậm. Tất cả được thể hiện trên nền bao bì màu đỏ.
Nhãn hiệu MOLISO của Xí nghiệp 22_12, TPHCM xuất hiện trên thị trường sau nhãn hiệu OMO một năm, tức là vào khoảng năm 2000. Tên nhãn hiệu MOLISO cũng với kiểu chữ in không bóng màu đen giống chữ OMO, cũng được đặt giữa các hình sao xếp chồng lên nhau với các cánh sao màu trắng, vàng, xanh. Phía dưới mặt trước cũng với tiêu ngữ quảng cáo sao chép có sửa chữa : “ Chuyên giặt tẩy vết bẩn” màu đỏ đặt trong đường kẻ to màu vàng. Nhìn chung tổng thể của nhãn hiệu MOLISO có kết cấu, cách sắp xếp các dấu hiệu
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tương tự đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu OMO. Do đó nhãn hiệu MOLISO đã không đảm bảo yếu tố có thể phân biệt theo qui định tại điều 6, Nghị định 63/CP.
Bên cạnh đó, có những hành vi không mô phỏng toàn bộ kết cấu nhãn hiệu mà chỉ bắt chước các dấu hiệu chủ yếu hay lợi dụng sự tương tự về cách phát âm từ ngữ, sự khó nhận biết về những sai khác không chủ yếu của nhãn hiệu. Ví dụ như: Nhãn hiệu Lipton của tập đoàn Unilever Singapo và nhãn hiệu Liptong của cơ sở chế biến thực phẩm trà Hai Lá Xanh_An Giang, nhãn hiệu thuốc tân dược VASTAREL 20mg của Pháp (do công ty Dược phẩm TWII nhập khẩu) và nhãn hiệu VOSFAREL của công ty XNK y tế Đồng Tháp, . . .
2. Nhóm hành vi sử dụng chính NHHH của chủ NHHH khác:
Nhóm hành vi gắn chính NHHH của người khác đã được bảo hộ tại Việt Nam lên sản phẩm, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, các loại giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh mà không được phép của chủ nhãn hiệu đó là hành vi xâm phạm NHHH, gọi là hành vi
“sản xuất, buôn bán hàng giả”. Đây là hành vi vi phạm rất nguy hiểm vì rất khó phát hiện, lại xâm phạm trực tiếp đến quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm, đồng thời gây thiệt hại trực tiếp đến chủ nhãn hiệu và người tiêu dùng. Trong thời gian vừa qua cơ quan quản lý thị trường tỉnh Cần Thơ đã phát hiện nhiều vụ sản xuất, buôn bán hàng giả nhãn hiệu National, Ajinomoto, Clear, Omo25, . . .
Hành vi bắt chước hoàn toàn NHHH của người khác có khi không chỉ đơn thuần nhằm mục đích thu lợi nhuận từ việc dựa trên cái bóng của người khác mà đôi khi còn là thủ đoạn để các đối thủ loại bỏ nhau trên thương trường. Một cơ sở sản xuất cố tình sản xuất hàng kém chất lượng giống hệt như loại hàng hoá của đối thủ, gắn NHHH của đối thủ rồi tung ra thị trường. Lúc đó hàng hoá này sẽ bị xử lý là hàng kém chất lượng, khách hàng sẽ mất lòng tin và sự tín nhiệm đối với NHHH của cơ sở sản xuất đó nữa và họ sẽ tẩy chay chúng. Khi ấy, các nhà sản xuất ra mặt hàng bị giả NHHH ấy sẽ bị đẩy ra khỏi thương trường hoặc mất đa số thị phần, còn những kẻ có hành vi xâm phạm sẽ được độc quyền hoặc có thể khuếch trương hàng hoá của mình trên thị trường. Sự cạnh tranh không lành mạnh này rất nguy hiểm do chủ cơ sở bị vi phạm nhãn hiệu rất khó có thể lấy lại được uy tín ban đầu của mình. Bên cạnh đó, hàng giả nhãn hiệu hầu hết là hàng kém chất lượng, khi người tiêu dùng sử dụng có thể bị ảnh hưởng về sức khoẻ và tính mạng. Do đó, cần nhanh chóng phát hiện và loại bỏ hành vi này ra khỏi nền kinh tế thị trường.