Các cơ quan có thẩm quyền quản lý, thực thi bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT tư PHÁP bảo hộ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ THEO QUI ĐỊNH của PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH (Trang 30 - 39)

1. Cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp26:

Cục SHCN là cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp, theo Nghị định số 22/1993/NĐ- CP, có nhiệm vụ giúp cho Bộ tưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức chỉ đạo

25 Báo cáo tổng kết năm 2002 của Chi cục quản lý thị trường Tỉnh Cần Thơ

26 Hiện nay, Cục Sở hữu công nghiệp đã được đổi tên thành Cục sở hữu trí tuệ theo Nghị định số 54/2003/NĐ- CP ngày 19/5/2003 qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Theo đó Cục Sở hữu trí tuệ giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, cơ quan này không còn chức năng xác lập, quản lý đối tượng là NHHH nữa, công việc này sẽ được chuyển giao cho một cơ quan khác trực thuộc Bộ Thương mại.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

thực hiện các chế độ chính sách, quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp trong phạm vi cả nước. Trong quá trình hoạt động, Cục Sở hữu công nghiệp có trách nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ các đối tượng SHCN nói chung, đối tượng NHCN nói riêng, tiếp nhận và xử lý các vụ khiếu kiện, tranh chấp có liên quan đến các đối tượng SHCN thuộc thẩm quyền của Cục Sở hữu công nghiệp.

Cục Sở hữu công nghiệp còn có trách nhiệm giúp cho các cơ quan thực thi quyền SHCN trong việc kết luận một NHHH có xâm phạm quyền sở hữu NHHH của chủ thể nhãn hiệu khác hay không, đảm bảo việc xử lý các hành vi vi phạm được công bằng, đúng luật.

Ngoài ra, Cục Sở hữu công nghiệp còn hỗ trợ cho các cơ quan quản lý SHCN ở địa phương thông qua việc cung cấp các tài liệu liên quan đến lĩnh vực SHCN, hỗ trợ các cơ quan quản lý ở địa phương những vần đề như hướng dẫn thủ tục xác lập quyền SHCN, các vấn đề trong hợp đồng Li-xăng nhãn hiệu, vấn đề khiếu nại việc sử dụng bất hợp pháp NHHH.

Cơ quan quản lý SHCN ở địa phương phối hợp với Cục SHCN tuyên truyền, đưa pháp luật về SHCN đến với các doanh nghiệp và nhân dân. Hiện nay, các cơ quan quản lý SHCN ở địa phương có vai trò hướng dẫn cho các cá nhân tổ chức có yêu cầu, quản lý tình hình sử dụng NHHH trong phạm vi địa phương, cung cấp tài liệu, thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền khác ở địa phương trong lĩnh vực quản lý và thực thi bảo hộ NHHH.

Trong quá trình hoạt động của mình các cơ quan quản lý SHCN gặp phải một số khó khăn vướng mắc sau:

- Nhiệm vụ của cơ quan quản lý SHCN ở địa phương thì nhiều, vai trò thì quan trọng, song lực lượng cán bộ có chuyên môn hiện nay có thể nói là quá ít, không thể đáp ứng được yêu cầu. Hiện nay ở Vĩnh Phúc chỉ mới có một cán bộ chuyên trách theo dõi về SHCN thuộc Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường. Ở tỉnh Cần Thơ cũng chỉ có hai cán bộ chuyên trách về SHCN thuộc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Cần Thơ. Bên cạnh đó các thông tin về SHCN nói chung, về NHHH nói riêng không được Cục Sở hữu công nghiệp cung cấp đầy đủ và thường xuyên, các cán bộ quản lý SHCN ở địa phương thường phải nắm bắt, cập nhật thông tin qua các phương tiện thông tin như báo đài, các bài viết tại các cuộc hội thảo, trên các Diễn đàn doanh nghiệp về các lĩnh vực có liên quan.

- Theo tâm lý chung của các nhà Doanh nghiệp, do chưa hiểu đúng vai trò, tầm quan trọng của NHHH, lại ngại phải trải qua nhiều thủ tục và thời gian chờ đợi quá lâu khi muốn xác lập quyền SHCN về nhãn hiệu. Một NHHH phải nộp đơn chờ từ 12 đến 15 tháng mới có kết quả, đăng ký bảo hộ ở nước ngoài lại phải chờ từ 2 đến 3 năm. Tuy nhiên theo ông Trần Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục sở hữu công nghiệp thì đây là khoảng thời gian hợp lý phù hợp với các quy định của Công ước Paris. Công ước qui định thời gian hợp lý để các nước thành viên của công ước thực hiện quyền ưu tiên của người nộp đơn tại nước mình (thường là 6 đến 7 tháng) cộng với khoảng thời gian xử lý tiếp theo (khoảng 3 đến 5 tháng) thì không thể rút ngắn hơn được nữa.

_ Thực tiễn công tác bảo hộ quyền SHCN trong thời gian qua cho thấy vẫn chưa có sự phối hợp tốt và hiệu quả giữa cơ quan quản lý SHCN và các cơ quan bảo hộ. Ví dụ, khi Cục Sở hữu công nghiệp cấp Giấy chứng nhận bảo hộ NHHH cho loại thuốc cảm DECOLGEN của một công ty nước ngoài thì Bộ Y Tế lại cấp giấy phép cho một số Doanh nghiệp Nhà nước của ta được sản xuất thuốc DECOLGEN này. Máy điện thoại mang nhãn hiệu NITSUKO của một công ty nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ ở Việt Nam

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

nhưng Bộ Thương mại và Tổng Cục Bưu điện vẫn cấp phép cho các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu loại hàng này từ Trung Quốc vào Việt Nam để bán27.

_ Khi có sự xâm phạm, chủ NHHH đã đăng ký bảo hộ thì nơi mà các Doanh nghiệp nghĩ đến đầu tiên là Cục Sở hữu công nghiệp để nhờ can thiệp. Thế nhưng, doanh nghiệp đó phải thông qua một công ty SHCN nào đó để đại diện cho mình tiến hành các thủ tục có liên quan để xác định mình là chủ sở hữu nhãn hiệu và yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và yêu cầu xử lý hành vi vi phạm. Tuy nhiên, Cục SHCN chỉ ra một số văn bản chung chung với nội dung là nếu “nội dung nêu trong đơn khiếu nại của công ty A là đúng sự thật thì việc quý công ty sản xuất, tiêu thụ… mang thành phần… nêu trên mà không được phép của chủ sở hữu là hành vi xâm phạm quyền sở hữu được quy định tại điều 805, BLDS. Để tránh hậu quả pháp lý do hành vi xâm phạm bản quyền gây ra Cục Sở hữu công nghiệp đề nghị quí công ty chấm dứt hành vi xâm phạm nêu trên”. Với một văn bản chung chung như vậy, lại không có quy định mang tính xử phạt hay cưỡng chế thì khó có thể thuyết phục người có nhãn hiệu bị xâm phạm hoặc có thể bị xâm phạm tin tưởng rằng quyền của mình chắc chắn được bảo hộ đến cùng và nếu hành vi vi phạm vẫn tiếp tục diễn ra thì chủ nhãn hiệu lại phải nhờ đến cơ quan có thẩm quyền khác.

2. Cơ quan Hải quan:

Cơ quan Hải quan có trách nhiệm và thẩm quyền trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát biên giới chống lại hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Pháp luật nói chung đã quy định cho Hải quan thẩm quyền và trách nhiệm trên. Tuy nhiên vẫn chưa có một văn bản cụ thể nào giao quyền kiểm soát sở hữu trí tuệ cho Hải quan.

Hiện nay, Nghị định 12/CP quy định Hải quan có quyền kiểm tra và xử lý hành chính các hành vi xuất nhập khẩu hàng hoá xâm phạm NHHH qua lại biên giới. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, cơ quan Hải quan gặp phải một số vướng mắc: cán bộ Hải quan chưa được sự huấn luyện đầy đủ và chuyên môn về SHCN; chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền liên quan, chưa có được sự thiết lập quan hệ công tác giữa chủ thể NHHH với cơ quan Hải quan; chỉ khi có khiếu nại của chủ sở hữu bị vi phạm thì Hải quan mới tiến hành xử lý vi phạm hoặc ngăn chặn vi phạm trong phạm vi thẩm quyền của mình.

3. Cơ quan Thanh tra chuyên ngành:

Căn cứ theo các quy định, theo Nghị Định số 57/CP ngày 31/5/1997 và điều 11 Nghị định 12/CP, lực lượng thanh tra chuyên ngành SHCN có chức năng kiểm tra thanh tra việc thực hiện các qui định của pháp luật về SHCN. Trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình, cơ quan thanh tra có quyền yêu cầu các cơ quan, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, văn bản, niêm phong, kê biên tài sản khi có căn cứ để nhận định một cơ sở sản xuất, kinh doanh nào đó có hành vi vi phạm pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Trong năm 2002, có 21/51 Sở Thanh tra đã tiến hành thanh tra việc thực hiện các qui định pháp luật về SHCN đối với 349 cơ sở trong cả nước ( thanh tra 126 cơ sở ở Hà Nội, 50 cơ sở ở Thái Nguyên, 22 cơ sở ở Nam Định, 20 cơ sở ở Tiền Giang và 14 cơ sở ở TPHCM), các Đoàn Thanh tra đã phát hiện 22 cơ sở có hành vi vi phạm; xử phạt cảnh cáo 2 cơ sở, phạt tiền 14 cơ sở28. Các hình thức vi phạm chủ yếu là: một số nhãn hiệu có nội dung chưa phù hợp29, nhiều cơ sở đã được bảo hộ nhưng không sử dụng việc chỉ dẫn trên nhãn

27 Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2/2000, tr 19

28 Tạp chí hoạt động khoa học số 3/2003, tr 6

29 Vi phạm Điều lệ ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định 178/1997/QĐ_TTg

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

hàng hoá, một số cơ sở có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đã hết hạn nhưng không gia hạn lại,…

4. Cơ quan quản lý thị trường:

Theo số liệu của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Cần Thơ, trong năm 2000 đã kiểm tra và xử lý 54 vụ vi phạm nhãn hiệu hàng hoá, trong 6 tháng đầu năm 2001 là 5 vụ và trong năm 2002 là 12 vụ. Hàng hoá vi phạm chủ yếu là hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ điện,30…

Trong quá trình hoạt động, cơ quan quản lý thị trường có quyền lập biên bản vi phạm, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu hàng hoá theo thẩm quyền.

Cơ quan có quyền yêu cầu chủ sở hữu nhãn hiệu cung cấp thông tin và yêu cầu sự phối hợp, giúp đỡ về mặt nghiệp vụ của các cơ quan liên quan trong việc cung cấp chứng cứ, các tài liệu có liên quan đến việc kiểm tra và xử lý vi phạm.

Việc phát hiện vi phạm của cơ quan quản lý thị trường thường dựa trên ba cơ sở: do chính cơ quan phát hiện bằng biện pháp nghiệp vụ (trinh sát, kiểm tra); do nhà sản xuất, kinh doanh gửi đơn khiếu kiện yêu cầu cơ quan giải quyết; do trong quá trình nghiên cứu, thăm dò thị trường, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh có cơ sở tin rằng nhãn hiệu hàng hoá của mình đang bị xâm phạm nên yêu cầu cơ quan quản lý thị trường điều tra.

Trong quá trình hoạt động của mình, cơ quan quản lý thị trường gặp phải một số khó khăn: hoạt động của cơ quan quản lý thị trường bị hạn chế về không gian bởi mỗi chi cục theo luật định chỉ có thẩm quyền giới hạn trong phạm vi hoạt động ở địa phương mình. Nếu vi phạm có xảy ra với phạm vi rộng thì chủ sở hữu nhãn hiệu bị vi phạm phải liên hệ với tất cả các chi cục nơi mà hành vi vi phạm xảy ra hoặc có dấu hiệu xảy ra. Lực lượng cán bộ quản lý thị trường chưa được sự đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về kiến thức SHCN; phải nhờ sự giúp đỡ về mặt nghiệp vụ trong công tác kiểm tra, xác định tính chất mức độ vi phạm, kết luận có hành vi vi phạm. Các hoạt động thực thi bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nói riêng và SHCN nói chung thường chỉ do cơ quan tiến hành một cách độc lập, song song với công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại.

5. Cơ quan Cảnh sát kinh tế :

Với chức năng chủ yếu là điều tra, cơ quan cảnh sát kinh tế chỉ tiến hành thụ lý và điều tra các hành vi xâm phạm NHHH khi các hành vi đó có các dấu hiệu cấu thành tội sản xuất hàng giả. Các hồ sơ do cơ quan thụ lý và điều tra trong trường hợp chủ nhãn hiệu bị xâm phạm hay các cơ quan có thẩm quyền (chuyển hồ sơ cho cơ quan này điều tra, thụ lý) không thể thu thập được các chứng cứ xâm phạm, các thông tin về người xâm phạm nhất là khi các sản phẩm mang nhãn hiệu vi phạm không chỉ rõ nguồn gốc, cơ sở sản xuất hàng giả nhãn hiệu.

6. Toà án nhân nhân:

Nhìn chung, số vụ kiện về xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá ít được đưa ra giải quyết tại Toà án, số vụ xét xử tội làm hàng giả cũng không nhiều. Thông thường các bên thích giải quyết bằng thủ tục hành chính, vừa nhanh chóng lại vừa gọn nhẹ.

Bên cạnh hạn chế trình độ chuyên môn về sở hữu trí tuệ cùng với số lượng ít ỏi tiền lệ xét xử, cơ quan Toà án còn gặp phải một số khó khăn trong công tác xét xử do việc phán quyết chỉ dựa trên chứng cứ chủ yếu là kết luận của Cục SHCN. Khi tiến hành xét xử tại Toà

30 Báo cáo tổng kết năm 2000,2001,2002 của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Cần Thơ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

án thì Thẩm phán không tự mình phán quyết theo trình độ chuyên môn mà phải thông qua sự giúp đỡ về nghiệp vụ của Cục SHCN.

Thông thường các đương sự chỉ khởi kiện ra Toà những tranh chấp, vi phạm mà họ đã cố gắng nhưng không thể tự giải quyết với nhau. Tâm lý của người Việt Nam rất ngại phải đưa nhau tới Toà án bởi vì thủ tục tố tụng rườm rà khá tốn kém, thời gian kéo dài và việc đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, quan hệ làm ăn của họ. Việc xác định thiệt hại của chủ nhãn hiệu bị xâm phạm cũng rất khó khăn do không có cơ sở pháp lý nào xác định cụ thể mức độ thiệt hại vật chất cũng như mức độ thiệt hại về tinh thần, uy tín của doanh nghiệp có thể xảy ra để chủ nhãn hiệu có thể căn cứ vào đó mà yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại cho mình.

Một điểm hạn chế nữa là cơ hội thu thập chứng chứ của nguyên đơn rất khó khăn do bị đơn có thể tiêu huỷ chứng cứ vi phạm mà nguyên đơn không có cơ sở pháp lý nào để ngăn chặn hành vi đó.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chương 3

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ

Mục 1: Về phía Nhà nước :

1. Cần nghiên cứu ban hành luật riêng về NHHH:

NHHH là một tài sản, do đó nó có thể được sử dụng, khai thác như các loại tài sản khác. Tuy nhiên NHHH có sự khác biệt với các loại tài sản khác ở đặc tính vô hình của nó.

Bên cạnh đó, việc xác lập quyền sở hữu NHHH, các quyền đối với NHHH cũng như vấn đề sử dụng hoặc khai thác nhãn hiệu không chỉ tuân theo các qui định của luật chung như các loại tài sản khác mà còn phải tuân theo các qui định riêng điều chỉnh vấn đề này. Do đó, để có thể điều chỉnh hiệu quả những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực NHHH, cần phải có một hệ thống pháp luật riêng, cụ thể. Vì vậy, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần ban hành luật nhãn hiệu hàng hoá , theo đó đưa nội dung về khái niệm, tiêu chuẩn bảo hộ, thời hạn bảo hộ, văn bằng bảo hộ NHHH, các quyền cụ thể đối với NHHH đã đăng ký, vấn đề xác lập, bảo hộ NHHH, vấn đề chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng NHHH,…và một số điều luật điều chỉnh những vấn đề khác có liên quan vào luật nhãn hiệu hàng hoá.

2. Pháp luật cần đưa ra các tiêu chí để công nhận NHHH nổi tiếng, bổ sung thêm các qui định về xác lập quyền sở hữu đối với NHHH nổi tiếng.

Trên cơ sở khái niệm về NHHH nổi tiếng và tham khảo một số ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này, theo tôi có thể căn cứ vào một số tiêu chí sau để xác định một NHHH có thể được công nhận là NHHH nổi tiếng:

* Thứ nhất, phải là một nhãn hiệu đem lại ít nhất 20% doanh thu từ nước ngoài.

* Thứ hai, căn cứ vào mức độ hiểu biết và sự công nhận của công chúng có liên quan đối với NHHH được coi là nổi tiếng đó. Một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng phải được nhiều người biết đến về đặc điểm nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm, cơ sở sản xuất, phân phối sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đó đồng thời nhãn hiệu đó phải được công nhận là có uy tín.

Ví dụ khi yêu cầu một khách hàng nêu tên một vài nhãn hiệu xe máy thì ngay lập tức nhãn hiệu xe máy Honda được nêu lên đầu tiên cùng với một số nhận xét đây là sản phẩm của Nhật Bản, kiểu dáng đẹp, chất lượng tốt, được nhiều người sử dụng,…

* Thứ ba, phạm vi và thời hạn mà nhãn hiệu được sử dụng ,được bảo hộ. NHHH nổi tiếng không chỉ được đăng ký, sử dụng tại nước xuất xứ hay tại nước NHHH được bảo hộ đầu tiên mà nó còn phải được sử dụng rộng rãi trong khu vực và trên toàn thế giới. Nghĩa là NHHH đó có số lượng quốc gia bảo hộ lớn, thời hạn bảo hộ lâu dài. Chính phạm vi được sử dụng rộng rãi, sự tồn tại và phát triển lâu dài của nhãn hiệu chính là yếu tố tạo nên uy tín và danh tiếng của NHHH đó.

* Cuối cùng, căn cứ vào giá trị thương mại của NHHH nổi tiếng. Một NHHH nổi tiếng có giá trị rất cao, cao hơn rất nhiều lần so với nhãn hiệu hàng hoá không nổi tiếng.

NHHH là một tài sản vô hình, nhưng ở mức độ nhất định người ta có thể phỏng đoán giá trị hữu hình của nó dựa trên khả năng tăng trưởng, sự ổn định, doanh thu tương lai mà nhãn hiệu đó mang lại hay căn cứ vào giá trị của NHHH khi được chuyển nhượng. Nhãn hiệu Coca-Cola

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT tư PHÁP bảo hộ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ THEO QUI ĐỊNH của PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)