Khung mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Khung mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Từ tổng quan nghiên cứu trình bày tại Chương 1 có thể thấy hoạt động thanh tra thuế là chủ đề được nhiều học giả trong nước và trên thế giới quan tâm nghiên cứu.

Tuy nhiên trong bối cảnh Việt Nam, các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh thuế (trên khía cạnh phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế); các nhân tố tác động đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra thuế và sự tác động lan tỏa đối với CQT, NNT, xã hội là vấn đề chưa thực sự rõ ràng, khó xác định đối với các nhà quản lý, đồng thời, chưa được làm rõ bởi các nghiên cứu học thuật.

Bốn (04) câu hỏi nghiên cứu (đã nêu tại Phần mở đầu Luận án) hướng đến mục tiêu nghiên cứu nêu trên được mô hình hóa qua khung nghiên cứu (Hình 2.1 và Hình 2.2) với các giả thuyết nghiên cứu như sau:

2.1.1. Khung mô hình nghiên cu và gi thuyết nghiên cu v nhân t tác động đến kết qu hot động thanh tra thuế

Theo kết quả của những nghiên cứu đã có và kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam, căn cứ vào câu hỏi nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu được xác định là:

- H1.1: Hệ thống quy định pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra thuế càng đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý thì kết quả hoạt động thanh tra thuế càng tốt;

- H1.2: Hệ thống CSDL càng đầy đủ thông tin về NNT thì kết quả hoạt động thanh tra thuế càng tốt;

- H1.3: Các quy trình, thủ tục và phương pháp thanh tra càng được quy định và thực hiện đầy đủ, khoa học, hợp lý thì kết quả hoạt động thanh tra thuế càng tốt;

- H1.4: Các thủ tục giám sát hoạt động thanh tra thuế càng đầy đủ, có hiệu lực và phù hợp thì kết quả hoạt động thanh tra thuế càng tốt;

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu về tác động của các nhân tố đối với kết quả hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam và tác động lan tỏa của kết quả thanh tra

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả - H1.5: Năng lực và phẩm chất của CBTT càng tốt thì kết quả hoạt động thanh tra thuế càng tốt;

- H1.6: Các công cụ hỗ trợ và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thanh tra thuế càng đầy đủ, hiện đại và đáp ứng tốt yêu cầu công tác thì kết quả hoạt động thanh tra thuế càng tốt;

- H1.7: Chế độ đãi ngộ đối với CBTT càng thích đáng và phù hợp thì kết quả hoạt động thanh tra thuế càng tốt;

- H1.8: Sự phối hợp nội bộ của CQT càng thường xuyên, chặt chẽ và hiệu quả thì kết quả hoạt động thanh tra thuế càng tốt;

Thủ tục giám sát

Công cụ hỗ trợ và cơ sở vật chất

Quy trình, phương pháp thanh tra

Chế độ đãi ngộ CBTT

CSDL về NNT

Hệ thống quy định pháp luật

Phối hợp nội bộ

Thái độ và sự phối hợp của NNT

Sự phối hợp của các bên liên quan KẾT QUẢ

HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ

Sự tuân thủ của NNT Hình ảnh, vị thế

của CQT

Sự ủng hộ của xã hội đôi với CQT H1.1 (+)

H1.2 (+) H1.3 (+)

H1.4 (+)

H1.5 (+) H1.6 (+) H1.7 (+)

H1.8 (+)

H1.9 (+) Năng lực 6 phẩm

chất CBTT

H1.10 (+)

Tác động lan tỏa

- H1.9: Sự phối hợp của NNT càng chặt chẽ cùng với việc NNT càng sẵn sàng đấu tranh với các tiêu cực hoặc khi không đồng thuận với kết luận thanh tra thì kết quả hoạt động thanh tra thuế càng tốt;

- H1.10: Sự phối hợp của các bên liên quan với CQT càng chặt chẽ, hiệu quả thì kết quả hoạt động thanh tra thuế càng tốt.

2.1.2. Khung mô hình nghiên cu và gi thuyết nghiên cu v nhân t tác động đến s đồng thun ca người np thuế đối vi kết lun thanh tra thuế

Theo kết quả của những nghiên cứu đã có và kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố tác động đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam, căn cứ vào câu hỏi nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu được xác định là:

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu về tác động của các nhân tố đối với sự đồng thuận của NNT về kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam và tác động lan tỏa của sự đồng thuận

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả - H2.1: Hệ thống quy định pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra thuế càng đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với thực tế thì NNT càng đồng thuận với kết luận thanh tra;

SỰ ĐỒNG THUẬN CỦA NNT ĐỐI VỚI

KẾT LUẬN THANH TRA THUẾ Thủ tục, phương

pháp thanh tra

Thủ tục giám sát

Quy định pháp luật

Năng lực 6 Phẩm chất của CBTT

Hiểu biết pháp luật của NNT

Sự tuân thủ của NNT

Hình ảnh, vị thế của

CQT H2.1 (+)

H2.2 (+)

H2.3 (+)

H2.4 (+)

H2.5 (+)

Tác động

lan tỏa

- H2.2: Các quy trình, thủ tục và phương pháp thanh tra càng được quy định và thực hiện đầy đủ, khoa học, hợp lý thì NNT càng đồng thuận với kết luận thanh tra;

- H2.3: Các thủ tục giám sát hoạt động thanh tra thuế càng rõ ràng và có hiệu lực thực tế thì NNT càng đồng thuận với kết luận thanh tra;

- H2.4: Năng lực và phẩm chất của CBTT càng tốt thì NNT càng đồng thuận với kết luận thanh tra;

- H2.5: NNT càng hiểu biết về pháp luật thuế thì NNT càng đồng thuận với kết luận thanh tra.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(253 trang)