CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
2.2.1.1. Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính
Trong quá trình xác định, phân tích các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế và các nhân tố tác động đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam, trước hết cần tìm hiểu về thực trạng hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam và khám phá các nhân tố tác động, thang đo các nhân tố tác động.
Tuy nhiên, các dữ liệu chủ yếu, ban đầu liên quan đến các nội dung này thường mang tính mô tả chi tiết, cụ thể, không thể đo lường hay lượng hóa hoàn toàn. Ngoài ra, sau khi sử dụng phương pháp định lượng (được trình bày trong phần sau) để xác định các nhân tố tác động, mức độ tác động của các nhân tố đến kết quả hoạt động thanh tra thuế và đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam… cần phải thực hiện:
- Khám phá, đánh giá sơ bộ và điều chỉnh các nhân tố tác động, thang đo các nhân tố này theo mô hình nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến kết quả hoạt động thanh tra thuế, đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra thuế cũng như hiệu ứng lan tỏa đối với CQT, NNT và xã hội trong bối cảnh Việt Nam;
- Đánh giá nội dung và hình thức của các phát biểu (các câu hỏi) trong thang đo dự kiến để hoàn chỉnh thành thang đo chính thức phục vụ cho nghiên cứu định lượng và hoàn thiện mẫu phiếu khảo sát;
- Thu thập thêm những thông tin cụ thể để giải thích (hay tìm nguyên nhân) cho kết quả này cũng như hỗ trợ việc đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam…
Có thể khẳng định, các thông tin và mục tiêu nêu trên chỉ có thể được thu thập, xử lý và giải quyết thông qua phương pháp nghiên cứu định tính.
2.2.1.2. Thiết kế nghiên cứu định tính
Sau khi xác định phương pháp nghiên cứu được lựa chọn là định tính, thiết kế nghiên cứu chi tiết gồm một số nội dung cơ bản sau:
* Nguồn thu thập dữ liệu
Để làm rõ thực trạng hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam và khám phá các nhân tố tác động, thang đo các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế và đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam… nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là các tài liệu, báo cáo, kết quả nghiên cứu của CQT và đối tượng khác có liên quan cũng như ý kiến chuyên gia trong, ngoài CQT.
* Cách thức thu thập và xử lý dữ liệu
Với nguồn thông tin được xác định như trên, có 02 cách thu thập dữ liệu được sử dụng, bao gồm:
(1) Nghiên cứu tại bàn (desk research): đây là cách đọc và chắt lọc thông tin từ các văn bản như báo cáo tổng kết, kết quả điều tra, tham luận hội thảo, bài viết chuyên sâu, đề tài nghiên cứu khoa học… (từ những nguồn thông tin đã trình bày ở trên) có liên quan tới hoạt động thanh tra thuế cũng như liên quan đến các nhân tố tác động, thang đo các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế và đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra thuế. Dữ liệu thu được được sắp xếp theo các chủ đề cụ thể, sau đó đối chiếu, so sánh giữa các nguồn cung cấp để lựa chọn thông tin đáng tin cậy và có ý nghĩa trong nghiên cứu.
(2) Phỏng vấn sâu một số cán bộ thuế, một số chuyên gia tư vấn thuế - kế toán - kiểm toán và một số lãnh đạo bộ phận kế toán - tài chính của doanh nghiệp (in - depth interview): đây là cách người phỏng vấn sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau (câu hỏi đóng/mở, cấu trúc/bán cấu trúc) để tìm hiểu người được phỏng vấn làm, suy nghĩ hay cảm thấy gì. Cụ thể, trong trường hợp này, người được phỏng vấn sẽ cho biết quan điểm cá nhân về thực trạng hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam; các nhân tố tác động, thang đo các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế và đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam, tác động lan tỏa đối với CQT, NNT, xã hội… cũng như bày tỏ quan điểm về các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam (nâng cao kết quả hoạt động
thanh tra và sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra). Trong đó, một số nội dung chính bao gồm:
- Mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu:
Do kỹ thuật phỏng vấn sâu đòi hỏi nhiều thời gian cũng như sự hợp tác tích cực của các cá nhân được phỏng vấn nên nghiên cứu tập trung, lựa chọn mẫu gồm các cá nhân có liên quan trực tiếp đến hoạt động thanh tra thuế với số lượng cụ thể như sau:
25 cán bộ thuế có nhiều kinh nghiệm về hoạt động thanh tra thuế tại TCT và một số Cục Thuế; 07 chuyên gia tư vấn thuế - kế toán - kiểm toán có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế nói chung và thanh tra thuế nói riêng (làm việc tại các công ty kiểm toán, tư vấn thuế lớn); 11 lãnh đạo bộ phận kế toán - tài chính của doanh nghiệp đã được CQT tiến hành thanh tra. Việc liên hệ và xếp lịch phỏng vấn thực hiện qua điện thoại, dựa trên các mối quan hệ cá nhân;
- Lưới hướng dẫn phỏng vấn sâu:
Để việc phỏng vấn sâu được thực hiện hiệu quả, cần chuẩn bị chi tiết các chủ đề phỏng vấn dưới dạng câu hỏi mở, những gợi ý, chú thích để định hướng cho cuộc phỏng vấn đạt mục đích nghiên cứu. Nội dung chính của các câu hỏi xoay quanh thực trạng hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam; các nhân tố tác động, thang đo các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế và đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam. Người được phỏng vấn sẽ xếp thứ tự các nhân tố ảnh hưởng theo tầm quan trọng, các thang đo nhân tố tác động và giải thích cụ thể lý do lựa chọn, sắp xếp thứ tự;
- Thực hiện phỏng vấn sâu:
Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên việc phỏng vấn được thực hiện dưới hai (02) hình thức là đối thoại trực diện và qua điện thoại. Thời lượng kéo dài từ 1 giờ tới 2 giờ. Người thực hiện phỏng vấn và ghi chép lại những ý kiến của người được phỏng vấn chính là tác giả luận án;
- Xử lý dữ liệu phỏng vấn sâu:
Sau mỗi cuộc phỏng vấn, thông tin được tập hợp lại dưới dạng văn bản theo từng chủ đề đã dự định trước. Mặc dù lượng thông tin lớn nhưng số quan sát ít nên việc xử lý dữ liệu được thực hiện theo cách thức thủ công (không có hỗ trợ của phần mềm máy tính). Tác giả luận án tự so sánh, tập hợp các ý kiến của từng đối tượng được phỏng vấn.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
2.2.2.1. Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng
Kết quả của nghiên cứu định tính cung cấp những hiểu biết cụ thể về thực trạng hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam; các nhân tố tác động, gợi ý thang đo các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế và đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam. Những nội dung này tuy sâu sắc song chỉ mang tính mô tả, khám phá vấn đề và chịu ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan của người được phỏng vấn hoặc các trường hợp điển hình, cá biệt.
Do đó, để đánh giá các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế và đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam cũng như tác động lan tỏa đối với CQT, NNT và xã hội… cần dựa trên các con số định lượng cụ thể, khách quan và rõ ràng; thông qua các biến số được tính toán chính xác, tìm kiếm các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế và đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam…
Ngoài ra, trong thực tế, do nguồn lực có hạn, CQT và các cơ quan có liên quan tại Việt Nam không thể thực hiện các biện pháp tác động đến tất cả các nhân tố nhằm nâng cao kết quả hoạt động thanh tra và sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra, thay vào đó, phải có sự ưu tiên hay đánh đổi trong từng quyết định để có được kết quả cuối cùng cao nhất.
Để thực hiện các công việc trên, nghiên cứu định lượng là lựa chọn phù hợp.
2.2.2.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng
Trên cơ sở phân tích các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế và tác động đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra; đánh giá tác động lan tỏa đối với CQT, NNT và xã hội… nghiên cứu định lượng được thực hiện qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ tiến hành thông qua việc phỏng vấn một số CBTT và một số doanh nghiệp theo cách lấy mẫu thuận tiện nhằm phát hiện những sai sót các bảng câu hỏi và bước đầu kiểm tra thang đo.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện qua các giai đoạn: thiết kế mẫu nghiên cứu, thu thập thông tin từ mẫu khảo sát từ các CBTT và các doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu; phân tích dữ liệu bằng phần mềm xử lý SPSS 22.0 thông qua các bước: kiểm tra độ tin cậy của thang đo các nhân tố tác động, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tương quan.
* Nguồn thu thập dữ liệu
Để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu định lượng về các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế và tác động đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra cũng như tác động lan tỏa đối với CQT, NNT và xã hội… nguồn cung cấp thông tin là các ý kiến của các CBTT và lãnh đạo bộ phận kế toán - tài chính của các doanh nghiệp.
* Cách thức thu thập dữ liệu
Với nguồn thông tin được xác định như trên, nghiên cứu thực hiện trên cơ sở - Thiết kế thu thập dữ liệu:
Thảo luận với nhóm chuyên gia để đặt câu hỏi phỏng vấn, phỏng vấn thử, điều chỉnh bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn. Trong phiếu phỏng vấn chính thức đối với các CBTT có 56 mục hỏi và đối với các doanh nghiệp là 28 mục hỏi (Phụ lục 8). Mỗi mục hỏi được cho điểm theo thang đo đơn hướng Likert từ 1 đến 5 với quy ước từ hoàn toàn phản đối (1) đến hoàn toàn đồng ý (5).
- Mẫu nghiên cứu khảo sát:
Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này sử dụng công cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA) với 49 biến quan sát để đánh giá tác động của các nhân tố đối với kết quả hoạt động thanh tra thuế; 26 biến quan sát để đánh giá tác động của các nhân tố đối với sự đồng thuận của NNT về kết luận thanh tra. Theo Hair (1998), kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát.
Dựa vào số biến quan sát trong nghiên cứu suy ra số lượng mẫu cần thiết để đánh giá tác động của các nhân tố đối với kết quả hoạt động thanh tra thuế là 245 và số lượng mẫu cần thiết để đánh giá tác động của các nhân tố đối với với sự đồng thuận của NNT về kết luận thanh tra là 130.
Mẫu nghiên cứu trong luận án là các CBTT và các doanh nghiệp đã được CQT tiến hành thành tra trong giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn 15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để đảm bảo tối đa trong khả năng về tính đại diện theo đặc điểm địa lý và đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội (bao gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Cao Bằng, Phú Thọ, Hưng Yên, Quảng Trị, Bình Thuận, Đắc Nông và Tiền Giang). Đồng thời, để nâng cao tính đại diện và chất lượng trả lời phỏng vấn, đối tượng được khảo sát của doanh nghiệp là các lãnh đạo bộ phận tài chính - kế toán (bộ phận trực tiếp tham gia
trong quá trình CQT tiến hành thanh tra và có những thông tin, kiến thức nhất định về hoạt động thanh tra thuế).
- Cách thức khảo sát:
Thực hiện gửi phiếu điều tra, liên hệ hướng dẫn việc trả lời và đề nghị các CBTT và các lãnh đạo bộ phận tài chính - kế toán của doanh nghiệp trả lời trực tiếp vào phiếu. Phần trả lời chủ yếu được thu trực tiếp sau khi đã hướng dẫn cách hiểu và các cá nhân liên quan hoàn thành việc trả lời.
- Kết quả khảo sát:
Tổng cộng có 623 CBTT được gửi phiếu điều tra và có 268 phiếu trả lời đạt yêu cầu, đạt tỉ lệ 43,02%; tổng cộng có 935 doanh nghiệp được gửi phiếu điều tra và có 256 phiếu trả lời đạt yêu cầu, đạt tỉ lệ 27,38%.
* Xử lý dữ liệu
Dữ liệu điều tra (kết quả trả lời) của các CBTT và các doanh nghiệp được nhập, lưu trữ dưới dạng file Microsoft Excel theo từng file riêng biệt. Sau đó, dữ liệu được chuyển sang định dạng của phần mềm SPSS và thực hiện xử lý (mã hóa, làm sạch);
phân tích bằng phần mềm xử lý SPSS 22.0: đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy. Cụ thể gồm:
- Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, loại bỏ các biến có hệ số tương quan giữa biến và tổng nhỏ:
Để phù hợp thực tiễn Việt Nam, nghiên cứu đã có những điều chỉnh, bổ sung trong quá trình sử dụng tiêu chí kết quả hoạt động thanh tra (khía cạnh phát hiện và xử lý hành vi vi phạm) để đo lường mô hình nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế và tiêu chí về thống nhất với những nội dung kết luận để đo lường mô hình nhân tố tác động đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra. Chính vì vậy, cần phải tiến hành kiểm định lại các thang đo trong điều kiện thực tiễn Việt Nam thông qua Cronbach’s alpha.
Việc kiểm định Cronbach’s alpha đối với các thang đo được đánh giá thông qua:
+ Hệ số tin cậy tổng hợp (Composite reliability): ρc = (∑ )
(∑ ) ∑ ( )
+ Tổng phương sai trích (Variance extracted): ρvc = ∑
∑ ∑ ( )
+ Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha: α = (1 -
∑ )
Trong đó, theo Hair (1998) phương sai trích phản ánh lượng biến thiên chung của các biến quan sát được giải thích bởi biến tiềm ẩn; độ tin cậy tổng hợp đo lường độ tin cậy của tập hợp các biến quan sát đo lường một khái niệm (nhân tố); hệ số tin cậy Cronbach’s alpha đo lường tính kiên định nội tại xuyên suốt tập hợp các biến quan sát của các câu trả lời. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp của mô hình bởi độ tin cậy của thang đo là ρc > 0,5 hoặc ρvc > 0,5 hoặc α ≥ 0,6.
Mục đích việc đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn (biến rác). Trong đó: Cronbach’s alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát (các câu hỏi) trong thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha.
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach’s alpha có giá trị từ 0,8 trở lên đến gần 1,0 là thang đo tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Hệ số Cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Tuy nhiên, Cronbach’s alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại.
Chính vì vậy, bên cạnh hệ số Cronbach’s alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (item - total correlation) và những biến nào có tương quan biến tổng <
0,3 sẽ bị loại bỏ (Nunnally và Burnstein, 1994).
- Sử dụng công cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA) trên SPSS 22 và loại bỏ các biến có thông số nhỏ bằng cách kiểm tra các hệ số tải nhân tố (Factor loading) và các phương sai trích được:
+ Tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA. Theo đó, giả thuyết H0 (các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể) bị bác bỏ và do đó EFA được gọi là thích hợp khi 0,5 ≤ KMO ≤1 và sig
< 0,05. Trường hợp KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008);
+ Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Eigenvalue (đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Cumulative (tổng phương sai trích cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất thoát). Theo Gerbing và Anderson (1998), các nhân tố có Eigenvalue < 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc (biến tiềm ẩn trong các thang đo trước khi EFA). Vì thế,