Mô hình kinh tế lượng và các biến của mô hình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam (Trang 54 - 63)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Mô hình kinh tế lượng và các biến của mô hình

2.3.1. Mô hình tác động ca các nhân t đối vi kết qu hot động thanh tra thuế ti Vit Nam và các biến ca mô hình

Thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng đã nêu trên, mô hình phân tích nhân tố tác động như sau:

X1.i = A1.i1F1.1 + A1.i2F1.2 + A1.i3F1.3 + … + A1.imF1.m + V1.iU1.i

Trong đó:

X1.i: biến thứ i

A1.ij: hệ số hồi quy bội của nhân tố j đối với biến i F1: các nhân tố chung

V1.i: hệ số hồi quy của nhân tố đặc trưng j đối với biến i U1.i: nhân tố đặc trưng của biến i.

Các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các ước lượng trị số:

F1.i = Wi1X1.1 + Wi2X1.2 + Wi3X1.3 +... + WikX1.k

Trong đó:

F1.i: ước lượng trị số của nhân tố thứ i Wi: trọng số nhân tố

k: số biến.

Sau quá trình kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha, kiểm tra tính đơn hướng của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bội với các quan hệ tuyến tính để xác định các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam từ đó tính được mức độ quan trọng của từng nhân tố. Từ kết quả phân tích, kiểm định mô hình và ứng dụng mô hình vào thực tiễn; nhận diện và đưa ra một số nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam thông qua mô hình hồi quy bội tuyến tính:

Y1 = X1.0 + β1.1X1.1 + β1.2X1.2 + β1.3X1.3 + β1.4X1.4 + β1.5X1.5 + β1.6X1.6

+ β1.7X1.7 1.8X1.8 1.9X1.9 1.10X1.10

Trong đó:

Các hệ số hồi quy: β1.1, β1.2, β1.3, β1.4, β1.5, β1.6, β1.7, β1.8, β1.9, β1.10 Y1: Kết quả hoạt động thanh tra thuế (biến phụ thuộc)

X1.0: Biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi

X1.1: Hệ thống quy định pháp luật (biến độc lập) X1.2: CSDL về NNT (biến độc lập)

X1.3: Quy trình, phương pháp thanh tra (biến độc lập)

X1.4: Thủ tục giám sát (biến độc lập)

X1.5: Năng lực - phẩm chất CBTT (biến độc lập) X1.6: Công cụ hỗ trợ và cơ sở vật chất (biến độc lập) X1.7: Chế độ đãi ngộ CBTT (biến độc lập)

X1.8: Phối hợp nội bộ (biến độc lập)

X1.9: Thái độ và sự phối hợp của NNT(biến độc lập) X1.10: Sự phối hợp của các bên liên quan (biến độc lập)

Thang đo các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế trong nghiên cứu này được xây dựng và điều chỉnh, bổ sung dựa vào nghiên cứu định tính cho phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. Thang đo kết quả hoạt động thanh tra thuế được đo lường bằng 04 quan sát, từ biến quan sát có mã số KQTT1 đến KQTT4.

Các nhân tố ảnh hưởng kết quả hoạt động thanh tra thuế được sử dụng trong nghiên cứu gồm 10 thành phần: (1) Hệ thống quy định pháp luật; (2) CSDL về NNT;

(3) Quy trình, phương pháp thanh tra; (4) Thủ tục giám sát; (5) Năng lực - phẩm chất CBTT; (6) Công cụ hỗ trợ và cơ sở vật chất; (7) Chế độ đãi ngộ CBTT; (8) Phối hợp nội bộ và (9) Thái độ và sự phối hợp của NNT; (10) Sự phối hợp của các bên liên quan. Thang đo 10 thành phần và 45 biến quan sát đã được điều chỉnh, bổ sung sau khi nghiên cứu sơ bộ, cụ thể như sau:

- Thành phần Hệ thống quy định pháp luật (QDPL) được đo lường bằng 04 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số QDPL1 đến QDPL4;

- Thành phần CSDL về NNT (CSDL) được đo lường bằng 04 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số CSDL1 đến CSDL4;

- Thành phần Quy trình, phương pháp thanh tra (QTPP) được đo lường bằng 07 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số QTPP1 đến QTPP7;

- Thành phần Thủ tục giám sát (TTGS) được đo lường bằng 06 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số TTGS1 đến TTGS6;

- Thành phần Năng lực - phẩm chất CBTT (NLCB) được đo lường bằng 05 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số NLCB1 đến NLCB5;

- Thành phần Công cụ hỗ trợ và cơ sở vật chất (CCVC) được đo lường bằng 03 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số CCVC1 đến CCVC3;

- Thành phần Chế độ đãi ngộ CBTT (CDDN) được đo lường bằng 04 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số CDDN1 đến CDDN4;

- Thành phần Phối hợp nội bộ (PHNB) được đo lường bằng 04 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số PHNB1 đến PHNB4;

- Thành phần Thái độ và sự phối hợp của NNT (TDDN) được đo lường bằng 04 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số TDDN1 đến TDDN4;

- Thành phần Sự phối hợp của các bên liên quan (PHLQ) được đo lường bằng 04 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số PHLQ1 đến PHLQ4.

Các biến quan sát nêu trên được tổng hợp theo Bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1. Biến quan sát của Mô hình tác động của các nhân tố đến kết quả hoạt động thanh tra thuế

Ký hiệu biến

quan sát Nhân tố / Biến quan sát

Kết quả hoạt động thanh tra thuế KQTT1 Phát hiện được các vi phạm pháp luật thuế trọng yếu của NNT qua thanh tra KQTT2 Xử lý được các hành vi vi phạm pháp luật thuế của NNT đã phát hiện qua thanh tra KQTT3 Thu hồi được các khoản thuế gian lận và tiền phạt phải nộp theo kết luận thanh tra KQTT4 Phát hiện được những vấn đề thuộc phạm vi quản lý Nhà nước cần hoàn thiện qua thanh tra

Hệ thống quy định pháp luật QDPL1 Quy định về quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra

QDPL2 Trách nhiệm và quyền hạn của thanh tra thuế

QDPL3 Chế tài xử lý các hành vi vi phạm phát hiện qua thanh tra thuế QDPL4 Quy định pháp luật về nghĩa vụ thuế

CSDL về NNT CSDL1 Hồ sơ, thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT CSDL2 Hồ sơ, thông tin về tình hình tài chính 6 kinh doanh của NNT CSDL3 Thông tin bổ trợ khác để hỗ trợ hoạt động thanh tra thuế CSDL4 Hồ sơ, thông tin về tổ chức 6 hoạt động kinh doanh của NNT

Quy trình, phương pháp thanh tra QTPP1 Lựa chọn chính xác các trường hợp có rủi ro cao để tiến hành thanh tra thuế QTPP2 Phân tích rủi ro trước khi tiến hành thanh tra

QTPP3 Phỏng vấn, trao đổi với NNT khi công bố quyết định thanh tra QTPP4 Thủ tục, phương pháp tiến hành thanh tra

QTPP5 Trao đổi, thống nhất với NNT về dự thảo biên bản thanh tra QTPP6 Hướng dẫn NNT thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra QTPP7 Đôn đốc, giám sát NNT thực hiện kết luận thanh tra

Thủ tục giám sát

Ký hiệu biến

quan sát Nhân tố / Biến quan sát

TTGS1 Ghi nhận nội dung, thủ tục thanh tra thuế trong hồ sơ thanh tra TTGS2 Sự kiểm soát của Lãnh đạo BPTT đối với quá trình thanh tra thuế

TTGS3 Việc sử dụng kết quả giám sát thanh tra trong điều hành của Lãnh đạo BPTT TTGS4 Sự chỉ đạo của Lãnh đạo BPTT đối với hoạt động thanh tra

TTGS5 Việc thu thập thông tin bổ sung của Lãnh đạo BPTT để giám sát ĐTT TTGS6 Cơ chế của CQT nhằm giám sát, ngăn ngừa tiêu cực của CBTT

Năng lực G phẩm chất CBTT NLCB1 Tác phong, thái độ làm việc của CBTT

NLCB2 Kiến thức, kỹ năng của CBTT

NLCB3 Sự hiểu biết của CBTT về hoạt động SXKD của đối tượng thanh tra

NLCB4 Ảnh hưởng bởi các mối quan hệ xã hội đối với quyết định chuyên môn của CBTT NLCB5 Ảnh hưởng bởi các yếu tố vật chất đối với quyết định chuyên môn của CBTT

Công cụ hỗ trợ và cơ sở vật chất CCVC1 Phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ thanh tra thuế

CCVC2 Hệ thống phần mềm ứng dụng hỗ trợ hoạt động thanh tra thuế CCVC3 Hệ thống sổ tay, tài liệu bổ trợ phục vụ hoạt động thanh tra thuế

Chế độ đãi ngộ CBTT DNCB1 Môi trường làm việc của CBTT

DNCB2 Khen thưởng, cơ hội thăng tiến của CBTT DNCB3 Đào tạo, nâng cao trình độ CBTT DNCB4 Lương, thưởng và phụ cấp của CBTT

Phối hợp nội bộ CQT

PHNB1 Sự phối hợp, trao đổi thông tin nội bộ CQT phục vụ hoạt động thanh tra thuế PHNB2 Tổng hợp kinh nghiệm, kỹ năng thanh tra thuế

PHNB3 Chia sẻ nội bộ về kinh nghiệm, kỹ năng thanh tra thuế PHNB4 Tổ chức BPTT

Thái độ và sự phối hợp của NNT TDDN1 Khả năng NNT khiếu nại kết luận thanh tra thuế

TDDN2 Sự phối hợp của NNT

TDDN3 Sự hiểu biết và ý thức tuân thủ của NNT

TDDN4 Khả năng NNT tố cáo các tiêu cực trong quá trình thanh tra thuế Sự phối hợp của các bên liên quan PHLQ1 Sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức liên quan trong hoạt động thanh tra thuế PHLQ2 Sự trao đổi thông tin với các cơ quan, tổ chức liên quan trong hoạt động thanh tra thuế PHLQ3 Sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc xử lý vi phạm pháp luật thuế PHLQ4 Các quy chế phối hợp giữa CQT và các cơ quan, tổ chức liên quan

Ngoài ra, thang đo tác động lan tỏa của kết quả hoạt động thanh tra thuế đối với CQT, NNT và xã hội được đo lường bằng 06 quan sát với ký hiệu và chi tiết như Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Biến quan sát tác động lan tỏa của kết quả hoạt động thanh tra thuế đối với CQT, NNT và xã hội

Ký hiệu biến

quan sát Nhân tố / Biến quan sát

Tác động đối với CQT HACQ1 Hình ảnh, vị thế của CQT sau thanh tra thuế

HACQ2 Năng lực QLT của CQT sau thanh tra thuế

Tác động đối với NNT TTDN1 Hiểu biết pháp luật của NNT sau thanh tra thuế

TTDN2 Tính tuân thủ của NNT sau thanh tra thuế

Tác động đối với xã hội UHXH1 Tác động ngăn ngừa vi phạm pháp luật thuế sau thanh tra thuế UHXH2 Sự đồng thuận của xã hối đối với CQT sau thanh tra thuế

2.3.2. Mô hình tác động ca các nhân t đối vi s đồng thun ca người np thuế v kết lun thanh tra thuế ti Vit Nam và các biến ca mô hình

Thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng đã nêu trên, mô hình phân tích nhân tố tác động như sau:

X2.i = A2.i1F2.1 + A2.i2F2 + A2.i3F2.3 + … + A2.imF2.m + V2.iU2.i Trong đó:

X2.i: biến thứ i

A2.ij: hệ số hồi quy bội của nhân tố j đối với biến i F2: các nhân tố chung

V2.i: hệ số hồi quy của nhân tố đặc trưng j đối với biến i U2.i: nhân tố đặc trưng của biến i.

Các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các các ước lượng trị số:

F2.i = W2.i1X2.1 + W2.i2X2.2 + W2.i3X2.3 +... + W2.ikX2.k Trong đó:

F2.i: ước lượng trị số của nhân tố thứ i W2.i: trọng số nhân tố

k: số biến.

Sau quá trình kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha, kiểm tra tính đơn hướng của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bội với các quan hệ tuyến tính để xác định các nhân tố tác động đến sự đồng thuận của NNT về kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam từ đó tính được mức

độ quan trọng của từng nhân tố. Từ kết quả phân tích, kiểm định mô hình và ứng dụng mô hình vào thực tiễn; nhận diện và đưa ra một số nhân tố tác động sự đồng thuận của NNT về kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam thông qua mô hình hồi quy bội tuyến tính:

Y2 = X2.0 + β2.1X2.1 + β2.2X2.2 + β2.3X2.3 + β2.4X2.4 + β2.5X2.5 Trong đó:

Các hệ số hồi quy: β2.1, β2.2, β2.3, β2.4, β2.5

Y2: Sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra (biến phụ thuộc)

X2.0: Biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi

X2.1: Quy định pháp luật (biến độc lập)

X2.2: Thủ tục, phương pháp thanh tra (biến độc lập) X2.3: Thủ tục giám sát hoạt động thanh tra (biến độc lập) X2.4: Năng lực - Phẩm chất của CBTT (biến độc lập) X2.5: Hiểu biết pháp luật của NNT (biến độc lập)

Được xây dựng và điều chỉnh, bổ sung dựa vào nghiên cứu định tính cho phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam, thang đo sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra được đo lường bằng 03 quan sát, từ biến quan sát có mã số DTKL1 đến DTKL3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra được sử dụng trong nghiên cứu gồm 05 thành phần: (1) Quy định pháp luật; (2) Thủ tục, phương pháp thanh tra; (3) Thủ tục giám sát; (4) Năng lực - Phẩm chất của CBTT và (5) Hiểu biết pháp luật của NNT. Thang đo 05 thành phần và 23 biến quan sát đã được điều chỉnh, bổ sung sau khi nghiên cứu sơ bộ, cụ thể như sau:

- Thành phần Quy định pháp luật (QDPL) được đo lường bằng 04 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số QDPL1 đến QDPL4;

- Thành phần Thủ tục, phương pháp thanh tra (TTPP) được đo lường bằng 07 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số TTPP1 đến TTPP7;

- Thành phần Thủ tục giám sát (TTGS) được đo lường bằng 04 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số TTGS1 đến TTGS4;

- Thành phần Năng lực - phẩm chất CBTT (NLCB) được đo lường bằng 05 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số NLCB1 đến NLCB5;

- Thành phần Hiểu biết pháp luật của NNT (HBPL) được đo lường bằng 03 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số HBPL1 đến HBPL3.

Các biến quan sát nêu trên được tổng hợp theo Bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3. Biến quan sát của Mô hình tác động của các nhân tố đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra

Ký hiệu biến

quan sát Nhân tố / Biến quan sát

Sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra thuế DTKL1 Thống nhất với những vi phạm xác định qua thanh tra thuế

DTKL2 Thống nhất với việc xử lý sau thanh tra thuế DTKL3 Thống nhất với kiến nghị sau thanh tra thuế

Hệ thống quy định pháp luật QDPL1 Quy định pháp luật về nghĩa vụ thuế

QDPL2 Trách nhiệm và quyền hạn của thanh tra thuế

QDPL3 Quy định về quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra QDPL4 Chế tài xử lý các hành vi vi phạm phát hiện qua thanh tra thuế

Quy trình, phương pháp thanh tra TTPP1 Nội dung trao đổi, hướng dẫn NNT khi công bố quyết định thanh tra TTPP2 Sự đánh giá của ĐTT về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp TTPP3 Sự trao đổi, giải thích với ĐTT về dự thảo biên bản thanh tra

TTPP4 Sự xem xét của ĐTT đối với các nội dung doanh nghiệp giải trình về dự thảo biên bản

TTPP5 Tính thuyết phục của các lập luận mà ĐTT đưa ra đối với nội dung doanh nghiệp chưa thống nhất tại dự thảo biên bản thanh tra

TTPP6 Sự hướng dẫn thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra của ĐTT TTPP7 Sự đôn đốc, giám sát thực hiện kết luận thanh tra của CQT

Thủ tục giám sát TTGS1 Sự nắm bắt của Lãnh đạo BPTT về tiến độ cuộc thanh tra

TTGS2 Sự nắm bắt của Lãnh đạo BPTT về các vấn đề phát sinh trong quá trình thanh tra TTGS3 Sự chỉ đạo của Lãnh đạo BPTT đối với cuộc thanh tra thuế

TTGS4 Cơ chế của CQT nhằm giám sát, ngăn ngừa tiêu cực của CBTT Năng lực G phẩm chất CBTT NLCB1 Sự hiểu biết của CBTT đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp NLCB2 Kiến thức, kỹ năng của CBTT

NLCB3 Tác phong, thái độ làm việc của CBTT

NLCB4 Ảnh hưởng bởi các yếu tố vật chất đối với quyết định chuyên môn của CBTT NLCB5 Ảnh hưởng bởi các mối quan hệ xã hội đối với quyết định chuyên môn của CBTT

Hiểu biết pháp luật của NNT HBPL1 Sự hiểu biết của doanh nghiệp về các quy định pháp luật thuế

HBPL2 Sự hiểu biết của doanh nghiệp về các quy định liên quan đến hoạt động thanh tra thuế HBPL3 Sự hiểu biết của doanh nghiệp về chế tài xử lý vi phạm pháp luật thuế

Đồng thời, nghiên cứu lựa chọn đánh giá tác động lan tỏa với CQT và NNT của sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra thuế qua biến quan sát HACQ (Hình ảnh, vị thế của CQT sau thanh tra thuế) và TTDN (Tính tuân thủ của NNT sau thanh tra thuế).

Kết luận Chương 2

Các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh thuế và các nhân tố tác động đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam là vấn đề chưa thực sự rõ ràng đối với các nhà quản lý, đồng thời, chưa được làm rõ bởi các nghiên cứu học thuật. Trong bối cảnh đó, Luận án xác định 04 câu hỏi nghiên cứu và mô hình hóa qua 02 khung nghiên cứu. Khung mô hình nghiên cứu về nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế và tác động lan tỏa của kết quả hoạt động thanh tra thuế gồm 10 giả thuyết nghiên cứu. Khung mô hình nghiên cứu về nhân tố tác động đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra và tác động lan tỏa của sự đồng thuận gồm 5 giả thuyết nghiên cứu.

Tại Chương 2, Luận án trình bày khái quát lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu, giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng để tìm hiểu về thực trạng hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam và khám phá các nhân tố tác động, thang đo với nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là các tài liệu, báo cáo, kết quả nghiên cứu và ý kiến các chuyên gia. Thực hiện các bước: thiết kế mẫu nghiên cứu, thu thập thông tin từ mẫu khảo sát từ các CBTT và các doanh nghiệp;

phân tích dữ liệu bằng phần mềm xử lý SPSS 22.0 (kiểm tra độ tin cậy của thang đo các nhân tố tác động, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tương quan)… phương pháp nghiên cứu định lượng giúp kiểm định, đánh giá các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động thanh tra thuế, các nhân tố tác động đến sự đồng thuận của NNT đối với kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam; cũng như kiểm định, đánh giá mối tương quan giữa kết quả thanh tra, sự đồng thuận của NNT về kết luận thanh tra và hiệu ứng lan tỏa đối với CQT, NNT và xã hội. Đồng thời, Chương 2 cũng trình bày các biến của mô hình, thang đo các biến sử dụng trong nghiên cứu và đề xuất mô hình tác động của các nhân tố đối với kết quả hoạt động thanh tra thuế, mô hình tác động của các nhân tố đối với sự đồng thuận của NNT về kết luận thanh tra thuế tại Việt Nam…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế tại Việt Nam (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(253 trang)