2.1. Thực trạng công tác GDTC ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 2.1.1. Cơ sở lý luận
GDTC là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện [29, tr 14].
Thực hiện GDTC học đường tức là tác động tới sự vận động toàn thân của học sinh, sinh viên làm hầu hết các bộ phận của cơ thể đều được tham gia vận động, kích thích sự hoạt động của các hệ tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, tăng cường tính linh hoạt của hệ thần kinh, nâng cao những phẩm chất tinh thần, hình thành và phát triển các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, bền bỉ, dẻo dai, và sự khéo léo, nâng cao tầm vóc con người (bao gồm chiều cao, độ lớn và khối lượng của cơ thể). Bác Hồ từng căn dặn các cháu thiếu nhi – học sinh siêng rèn luyện thân thể cho cơ thể phát triển cân đối. Người cũng nhắc nhở thanh niên – sinh viên tích cực tập luyện thể dục, thể thao để có được thể chất khỏe đẹp, tinh thần mạnh mẽ [43].
Công tác GDTC trong nhà trường và các hoạt động thể thao ngoại khóa của học sinh, sinh viên chưa được coi trọng, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì và nâng cao sức khỏe cho học sinh, là một trong số các nguyên nhân khiến cho thể lực và tầm vóc
người Việt Nam thua kém rõ rệt so với một số nước trong khu vực. Các cơ sở giáo dục đào tạo còn thiếu sân bãi, phòng tập, dụng cụ phục vụ cho nhu cầu tập luyện, thi đấu và vui chơi giải trí của học sinh, sinh viên; đội ngũ giáo viên thể dục còn thiếu;
chương trình chính khóa cũng như nội dung hoạt động ngoại khóa còn nghèo nàn, chưa hợp lý, không hấp dẫn học sinh tham gia các hoạt động thể dục, thể thao ngoại khóa; Chưa chú trọng chỉ đạo và đầu tư cho thể dục, thể thao trường học [13].
Những năm qua, giáo dục nói chung, GDTC nói riêng ở nước ta có nhiều chuyển biến tích cực và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu giáo dục, trong đó có GDTC.
Nâng cao chất lượng GDTC trong trường học là một trong những hoạt động đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao sức khỏe và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho sinh viên góp phần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. TDTT trường học là môi trường thuận lợi và giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước. Phát triển giáo dục TDTT trường học theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giờ học thể dục nội khóa, đa dạng hóa các hình thức hoạt động ngoại khóa, đồng thời tổ chức chặt chẽ việc kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đối với người học.
2.1.2. Những tồn tại của công tác GDTC trong các trường đại học
GDTC trong trường đại học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài" cho đất nước, cũng như để mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện "Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức" để đáp ứng nhu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta trong giai đoạn mới, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác phát triển con người toàn diện. Giáo dục thể chất và hoạt động TDTT giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển con người toàn diện, có đạo đức, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, có đầy đủ sức khỏe và nâng cao tầm vóc thể chất, trình độ văn hóa thể chất dân tộc.
GDTC trong các trường Đại học có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện sinh viên về thể lực nhằm nâng cao sức khoẻ với mục tiêu “Khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Khỏe để chinh phục đỉnh cao tri thức” [27]. Mặc dù Luật Thể
dục, thể thao (năm 2013, tại mục 2 GDTC trong nhà trường) đã quy định rất rõ nhưng từ trước tới nay GDTC vẫn bị xem là môn học điều kiện để xét tốt nghiệp khi ra trường, không tính vào trong bảng điểm tốt nghiệp. Chính vì vậy, quan tâm và đầu tư đối với GDTC cũng chưa đầy đủ và thiết bị phục vụ giảng dạy, tập luyện vẫn còn nhiều thiếu thốn [29].
Mặc dù công tác GDTC đã được các cấp lãnh đạo nhà trường hết sức quan tâm, thể hiện qua việc thường xuyên đổi mới, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ và cả đội ngũ giáo viên. Một số trường đã được đầu tư cải tạo và xây dựng nhiều công trình TDTT mới to lớn và hiện đại, đã và đang phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nội khóa, hoạt động ngoại khóa, hoạt động thể thao quần chúng và các giải thi đấu thể thao sinh viên, nhưng thực tế công tác GDTC và thể thao học đường ở nhiều trường đại học và cao đẳng còn bộc lộ nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu đã đề ra. Về thực trạng công tác GDTC hiện nay Bộ GD - ĐT đã nhận định: “Chất lượng GDTC còn thấp, giờ dạy GDTC còn đơn điệu, thiếu sinh động”.
“Nhận thức về vị trí, vai trò của GDTC còn nhiều hạn chế trong các cấp giáo dục và cơ sở trường. Đặc biệt là việc đánh giá chất lượng về sức khỏe về thể chất sinh viên trong mục tiêu chung còn chưa tương xứng”.
Tuy nhiên, để đáp ứng được các mục tiêu hiện nay công tác GDTC trong các trường đại học còn nhiều bất cập. Thể lực của nhiều sinh viên rất kém, trong khi ý thức rèn luyện TDTT chưa cao, điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức tập luyện còn thiếu thốn và kém chất lượng, nội dung môn học còn nghèo nàn, phương pháp giảng dạy còn thiếu tính hấp dẫn...
Về nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém là do nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và còn xem nhẹ vai trò TDTT nói chung và GDTC nói riêng trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, chưa thực sự coi TDTT là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, chưa có chế độ phù hợp với yêu cầu phát triển của TDTT, đầu tư cho lĩnh vực TDTT còn rất hạn chế. Quản lý của ngành TDTT còn kém hiệu quả, chưa phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của toàn xã hội để phát triển TDTT.
Song, thực trạng GDTC trong các trường Đại học còn bộc lộ nhiều khó khăn và tồn tại. Mặc dù GDTC từ lâu đã trở thành môn học chính thức, bắt buộc trong chương trình các cấp học, ngành học, nhưng cho đến nay vẫn còn bị coi nhẹ. Nội dung, chương trình môn học chưa hợp lý, chưa phù hợp và đáp ứng yêu cầu của tuổi trẻ học
đường, cơ sở vật chất, dụng cụ và sân bãi còn nghèo nàn và thiếu thốn, đội ngũ cán bộ giáo viên còn thiếu về số lượng và chưa nhiệt tình, tâm huyết với chuyên môn.
2.2. Đánh giá thực trạng công tác GDTC Trường Đại học Quảng Bình
Mục tiêu GDTC ở trường Đại học Quảng Bình không nằm ngoài mục tiêu GDTC trong các trường Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Thông tư liên tịch - Hướng dẫn phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác TDTT trường học giai đoạn 2006 - 2010 đã chỉ rõ: “Thể dục thể thao trường học là bộ phận đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên góp phần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. TDTT trường học là môi trường thuận lợi và giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước” [11]. Mục đích chính của GDTC là để trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, năng lực, và các giá trị cùng với sự nhiệt tình để duy trì một lối sống lành mạnh vào tuổi trưởng thành.
Như vậy, có thể thấy ở tất cả các ban ngành đều coi trọng giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn diện. Vấn đề đặt ra là, từ mục tiêu, yêu cầu của Đảng, từ chiến lược phát triển giáo dục của Bộ GD&ĐT… cần phải xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực, từng ngành nghề đào tạo, từng cấp học, từng trường đại học sao cho thực hiện tốt nhất yêu cầu đặt ra nhằm nâng cao “chất” của sản phẩm đào tạo. Trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng quy định: “GDTC trong trường học nói chung ở nước ta là một nội dung bắt buộc” [23]. Nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên trường ĐHQB chính là góp phần đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên trường ĐHQB cần thực hiện tốt một số mục tiêu cụ thể sau:
Trang bị cho sinh viên tri thức cơ bản về các kỹ năng vận động, kỹ - chiến thuật và luật thi đấu một số môn thể thao.
Giúp sinh viên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc rèn luyện TDTT bên cạnh việc nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.
Giúp các em hình thành nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, có tính kỷ luật, tự giác luyện tập TDTT thường xuyên trong cuộc sống.
Củng cố và tăng cường sức khỏe cho sinh viên, giúp các em phát triển toàn diện các tố chất thể lực.
Rèn luyện cho sinh viên có kỹ năng thực hành một số môn thể thao cơ bản, phù hợp với lứa tuổi, nghề nghiệp.
Để đánh giá thực trạng công tác GDTC trường Đại học Quảng Bình, đề tài tiến hành giải quyết theo lộ trình sau:
- Thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC trường Đại học Quảng Bình.
- Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC trường Đại học Quảng Bình.
- Thực trạng về chương trình GDTC trường Đại học Quảng Bình.
- Thực trạng về hoạt động GDTC chính khóa, ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Quảng Bình.
- Thực trạng thể lực của sinh viên trường Đại học Quảng Bình.
- Những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác GDTC trường Đại học Quảng Bình.
2.2.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC Trường Đại học Quảng Bình GDTC là một mặt giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục con người toàn diện, là sự tất yếu khách quan tồn tại và phát triển của toàn xã hội. Trong quá trình xây dựng và phát triển của trường Đại học Quảng Bình, đội ngũ cán bộ giảng dạy đã không ngừng phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng, trình độ chính trị và trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo.Vai trò người giảng viên GDTC là nhân tố nòng cốt quyết định đến chất lượng công tác GDTC nói chung và kết quả học tập môn GDTC cho SV nói riêng. Họ là những người chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện đúng chương trình GDTC theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Là người trực tiếp giảng dạy truyền thụ cho SV những kiến thức, tri thức khoa học và lĩnh vực TDTT cũng như hầu hết các hoạt động, khả năng vận động của con người…
Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy GDTC là vấn đề quan tâm hàng đầu trong việc đánh giá hiệu quả công tác GDTC của nhà trường.
Kết quả điều tra vấn đề này chúng tôi thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC trường Đại học Quảng Bình Năm
học