Nghiên cứu ứng dụng các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC Trường Đại học Quảng Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất tại trường đại học quảng bình (tt) (Trang 58 - 67)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Nghiên cứu ứng dụng các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC Trường Đại học Quảng Bình

3.4.1. Cơ sở chọn giải pháp ứng dụng

Qua đánh giá thực trạng công tác GDTC của Trường Đại học Quảng Bình chúng tôi nhận thấy rằng: việc thực hiện chương trình GDTC mới chỉ dừng ở việc tập trung trang bị một phần kiến thức cơ bản về các môn thể thao, chưa nâng cao được nhận thức hiểu biết của SV về phương pháp tự tập luyện và theo dõi sức khỏe, những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao trình độ thể lực chung của SV còn chưa phù hợp.

Do vậy, vấn đề cấp bách để nâng cao hiệu quả GDTC trường Đại học Quảng Bình là áp dụng các giải pháp:

1. Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác GDTC cũng như tầm quan trọng của việc tập luyện TDTT nâng cao sức khỏe, phát triển hài hòa các tố chất vận động góp phần hỗ trợ đắc lực trong học tập và rèn luyện.

2. Đổi mới phương pháp tổ chức giảng dạy nội khóa, gắn nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và các bài tập phát triển thể lực vào nội dung giờ học.

3. Tăng cường các hoạt động tập luyện ngoại khóa thường xuyên, có chế độ khuyến khích cho SV tập luyện ngoại khóa, đồng thời xây dựng hình thức này dưới dạng câu lạc bộ để xây dựng ý thức “tự tôi ngày nào cũng tập” được nâng cao.

4. Đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ công tác hoạt động.

5. Mở rộng và tăng cường các hoạt động thi đấu thể thao phong trào trong SV nhằm xây dựng các đội tuyển thể thao cho nhà trường.

Tuy nhiên, việc áp dụng các giải pháp được đề xuất trên đây khó có thể thực hiện được một cách đồng bộ vì những lý do chủ quan và khách quan khác nhau. Chính vì lý do đó, bước đầu xác định hiệu quả của các giải pháp đề xuất, đề tài chỉ có thể tiến hành ứng dụng giải pháp 1, 2, 3 còn giải pháp 4, 5 chưa thể thực hiện ngay được, mà cần phải có thời gian và kế hoạch lâu dài cũng như sự quan tâm đầu tư và nguồn kinh phí của nhà trường.

Trong số các giải pháp triển khai ứng dụng, đề tài xác định 3 giải pháp giữ vai trò chủ đạo trong việc nâng cao hiệu quả GDTC cho SV Trường Đại học Quảng Bình trong điều kiện hiện tại của trường đó là:

+ Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác giáo dục thể chất cũng như tầm quan trọng của việc tập luyện Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, phát triển hài hòa các tố chất vận động góp phần hỗ trợ đắc lực trong học tập và rèn luyện.

+ Đổi mới phương pháp tổ chức giảng dạy nội khóa, gắn nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và các bài tập phát triển thể lực vào nội dung giờ học.

+ Tăng cường các hoạt động tập luyện ngoại khóa thường xuyên, có chế độ khuyến khích cho SV tập luyện ngoại khóa, đồng thời xây dựng hình thức này dưới dạng câu lạc bộ để xây dựng ý thức “tự tôi ngày nào cũng tập” được nâng cao.

Các giải pháp này có tác dụng:

+ Đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của SV, nâng cao được ý thức tự giác học tập của SV.

+ Góp phần hoàn thiện các nội dung học tập, hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo các môn thể thao. Nâng cao được chất lượng học tập môn học.

+ Giáo dục óc thẩm mĩ, tạo điều kiện nâng cao trình độ và thành tích thể thao cho SV.

3.4.2. Tổ chức thực nghiệm

Với mục đích xác định hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất trong việc nâng cao hiệu quả công tác GDTC Trường Đại học Quảng Bình, đề tài tiến hành thực nghiệm trên 120 SV Đại học khóa 57 (năm thứ 2). Đối tượng thực hiện được chia làm hai nhóm:

- Nhóm 1: Là nhóm đối chứng, gồm 60 SV (30 nam và 30 nữ).

- Nhóm 2: Là nhóm thực nghiệm áp dụng đồng bộ ba giải pháp trên, gồm 60 SV (30 nam và 30 nữ).

Trong quá trình thực nghiệm, cả hai nhóm đều học tập theo tiến độ thực hiện chương trình GDTC hiện tại của trường. Trong đó, nhóm 1 không có sự tác động của các giải pháp đề xuất. Còn nhóm 2 được áp dụng các giải pháp như đã nêu trên. Thời gian thực nghiệm được tiến hành trong một học kì.

Để xác định hiệu quả của các giải pháp đề xuất ứng dụng, trong quá trình thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra đối tượng thực nghiệm ở hai thời điểm: trước thực nghiệm (đầu học kì 3) và sau thực nghiệm (cuối học kì 3).

Nội dung kiểm tra ở các thời điểm xác định là các test theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực của học sinh, sinh viên theo Quyết định 53/2008/QĐ-BGD&ĐT ban hành ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT [8]. Bao gồm:

1. Lực bóp tay thuận (kg)

2. Nằm ngửa gập bụng (lần/ 30 giây) 3. Bật xa tại chỗ (cm)

4. Chạy 30m xuất phát cao (giây) 5. Chạy con thoi 4 x 10m (giây) 6. Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 3.4.3. Kết quả thực nghiệm

3.4.3.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm

Để đánh giá tình trạng thể lực chung của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm trước khi ứng dụng các giải pháp nhằm nâng cao công tác GDTC ở trường Đại học Quảng Bình, đề tài tiến hành đo các chỉ số thể lực và so sánh các chỉ số giữa hai nhóm với nhau, kết quả được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. So sánh các chỉ số đánh giá thể lực chung của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm

TT Nội dung kiểm tra Nhóm TN Nhóm ĐC

|ttính| tbảng P

Nam n = 30 n = 30

1 Lực bóp tay thuận (kg) 41,93 4,30 42,36 3,58 0.424

2,042 >0,05 2 Nằm ngửa gập bụng 17,3 2,97 17,93 3,36 0,774 >0,05

(lần/30 giây)

3 Bật xa tại chỗ (cm) 211,23 16,67 210,03

12,84 0,321 >0,05 4 Chạy 30m xuất phát

cao (giây) 5,24 0,53 5,15 0,48 0,659 >0,05 5 Chạy con thoi 4 x 10m

(giây) 12,33 0,50 12,19 0,42 1,219 >0,05

6 Chạy tùy sức 5 phút

(m) 979 75,40 997 63,08 0,993 >0,05

Nữ n = 30 n = 30

1 Lực bóp tay thuận (kg) 28,07 2,87 27,97 3,08 0,129

2,042

>0,05 2 Nằm ngửa gập bụng

(lần/30 giây) 16,53 2,65 16,6 2,32 0,104 >0,05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 156,07 9,23 157,57

8,58 0,652 >0,05 4 Chạy 30m xuất phát

cao (giây) 6,23 0,46 6,23 0,44 0,011 >0,05 5 Chạy con thoi 4 x 10m

(giây) 12,72 0,60 12,67 0,54 0,356 >0,05

6 Chạy tùy sức 5 phút

(m) 882 51,18 884 55,71 0,179 >0,05

Kết quả thu được ở bảng 3.2 cho thấy, tất cả các nội dung kiểm tra giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều thể hiện ttính < tbảng. Điều này cho thấy sự khác biệt giữa trình độ thể lực ban đầu theo tiêu chuẩn RLTT của hai nhóm là không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p > 0,05. Hay nói cách khác, trình độ thể lực của các đối tượng ở giai đoạn trước thực nghiệm là tương đương nhau.

3.4.3.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

Sau thời gian thực nghiệm (học kỳ 3), chúng tôi tiến hành đo các chỉ số thể lực của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả mà đề tài đã lựa chọn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. So sánh các chỉ số đánh giá thể lực chung của hai nhóm

thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm TT Nội dung kiểm tra Nhóm TN Nhóm ĐC

ttính tbảng P

Nam n = 30 n = 30

1 Lực bóp tay thuận(kg) 46 3,63 44,03 3,40

2,165

2,042

<0,05

2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây)

21,3 2,91 19,53 2,94

2,338 <0,05

3 Bật xa tại chỗ (cm) 224,1 11,67

215,6 11,12

2,889 <0,05

4 Chạy 30m xuất phát cao (giây)

4,97 0,43 5,06 0,45

0,781 >0,05

5 Chạy con thoi 4 x 10m (giây)

12,06 0,38 12,08 0,41

0,134 >0,05

6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 1067 69,97 1028 63,09

2,229 <0,05

Nữ n = 30 n = 30

1 Lực bóp tay thuận (kg) 31 3,06 29,37 3,06

2,069

2,042

<0,05

2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây)

19,33 2,84 17,97 2,26

2,061 <0,05

3 Bật xa tại chỗ (cm) 164,6 8,30 160,13 7,79

2,123 <0,05

4 Chạy 30m xuất phát cao (giây)

5,97 0,44 6,10 0,43

1,139 >0,05

5 Chạy con thoi 4 x 10m (giây)

12,39 0,54 12,53 0,52

1,075 >0,05

6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 935 5,48 904 5,93 2,228 <0,05

Qua kết quả ở bảng 3.3 so sánh sau thực nghiệm về giá trị trung bình cho thấy kết quả kiểm tra của nhóm thực nghiệm là cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng, thể hiện tbảng < ttính. Hay nói cách khác, các giải pháp mà đề tài lựa chọn bước đầu đã thể hiện tính hiệu quả cao hơn hẳn trong việc nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho đối tượng nghiên cứu. Cụ thể: test chạy 30m xuất phát cao, chạy con thoi 4 x 10m là có sự khác biệt nhưng không mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p > 0,05; các test còn lại đều có sự khác biệt với ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p < 0,05.

3.4.3.3. Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của các nhóm thực nghiệm và đối chứng

Với mục đích làm sáng tỏ hiệu quả của các giải pháp đã lựa chọn, đề tài tiến hành đối chiếu kết quả của các nhóm thực nghiệm, đối chứng trước và sau thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4 và bảng 3.5.

Bảng 3.4. So sánh và xác định nhịp tăng trưởng thể lực của hai nhóm Nam thực nghiệm, đối chứng trước và sau thực nghiệm

TT Nội dung kiểm tra Trước TN Sau TN

W (%) Nam thực nghiệm n = 30 n = 30

1 Lực bóp tay thuận (kg) 41,93 4,30 46 3,63 9,25 2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30

giây) 17,3 2,97 21,3 2,91 20,7

3 Bật xa tại chỗ (cm) 211,23 16,67

224,1 11,67

5,91

4 Chạy 30m xuất phát cao

(giây) 5,24 0,53 4,97 0,43 5,21

5 Chạy con thoi 4 x 10m

(giây) 12,33 0,50 12,06 0,38 2,23

6 Chạy tùy sức 5 phút (m)

979 75,40 1067 69,97

8,59 Nam đối chứng n = 30 n = 30

1 Lực bóp tay thuận (kg) 42,36 3,58 44,03 3,40 3,86

2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30

giây) 17,93 3,36 19,53 2,94 8,54

3 Bật xa tại chỗ (cm) 210,03 12,84

215,6 11,12

2,62

4 Chạy 30m xuất phát cao

(giây) 5,15 0,48 5,06 0,45 1,84

5 Chạy con thoi 4 x 10m

(giây) 12,19 0,42 12,08 0,41 0,66

6 Chạy tùy sức 5 phút (m)

997 63,08 1028 63,09

3,13

Bảng 3.5. So sánh và xác định nhịp tăng trưởng thể lực của hai nhóm Nữ thực nghiệm, đối chứng trước và sau thực nghiệm

TT Nội dung kiểm tra Trước TN Sau TN

W (%) Nữ thực nghiệm n = 30 n = 30

1 Lực bóp tay thuận (kg) 28,07

2,87 31 3,06 9,93 2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30

giây)

16,53 2,65

19,33

2,84 15,61 3 Bật xa tại chỗ (cm) 156,07

9,23

164,6

8,30 5,32 4 Chạy 30m xuất phát cao

(giây) 6,23 0,46 5,97 0,44 4,18

5 Chạy con thoi 4 x 10m (giây)

12,72 0,60

12,39

0,54 2,69

6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 882 51,18 935 5,48 5,83 Nữ đối chứng n = 30 n = 30

1 Lực bóp tay thuận (kg) 27,97 3,08

29,37

3,06 4,88 2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 16,6 2,32 17,97 7,91

giây) 2,26 3 Bật xa tại chỗ (cm) 157,57

8,58

160,13

7,79 1,62 4 Chạy 30m xuất phát cao

(giây) 6,23 0,44 6,10 0,43 1,50

5 Chạy con thoi 4 x 10m (giây)

12,67 0,54

12,53

0,52 1,10

6 Chạy tùy sức 5 phút(m) 884 55,71 904 5,93 2,23

Qua bảng 3.4 và bảng 3.5 cho thấy: sau thực nghiệm ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đều có sự tăng trưởng các chỉ số thể lực. Tuy nhiên, chỉ số và mức tăng trưởng của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Hay nói cách khác, trình độ các tố chất thể lực của cả nam và nữ sinh viên nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn nhóm đối chứng. Kết quả này cũng chính là tác động của các nhóm giải pháp do đề tài đề xuất và triển khai trong quá trình nghiên cứu.

Để thấy rõ hơn hiệu quả của các biện pháp mà đề tài đã lựa chọn và ứng dụng trong quá trình thực nghiệm, các kết quả thu được được biểu diễn dưới dạng biểu đồ, kết quả được trình bày ở biểu đồ 3.1 và biểu đồ 3.2.

Biểu đồ 3.1. So sánh nhịp tăng trưởng thể lực của Nam ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau kết thúc thực nghiệm

Biểu đồ 3.2. So sánh nhịp tăng trưởng thể lực của Nữ ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau kết thúc thực nghiệm

Như vậy, tự đối chiếu thể lực của cả nam và nữ sinh viên nhóm thực nghiệm trước và sau đều có sự tăng trưởng cao hơn hẳn nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm.

Song song với việc so sánh thành tích của nhóm đối chứng và thực nghiệm, để làm rõ hơn hiệu quả của các nhóm giải pháp đã lựa chọn, đề tài tiến hành so sánh với tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, sinh viên của Bộ GD – ĐT ban hành [8]. Kết quả so sánh được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. So sánh kết quả sau thực nghiệm của hai nhóm ĐC và nhóm TN với tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, sinh viên ở độ tuổi 19

TT CÁC TEST KIỂM TRA

Tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, sinh viên ở độ tuổi 19

Nhóm ĐC

Nhóm TN

TỐT ĐẠT CHƯA ĐẠT

I Nam n = 30 n = 30

1 Lực bóp tay thuận (kg) > 47,5 41,4 - 47,5 < 41,4 44 46 2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây) > 22 17 - 22 < 17 19,5 21,3

3 Bật xa tại chỗ (cm) > 225 207 - 225 < 207 215,6 224,1

4 Chạy 30m xuất phát cao (giây) < 4,70 4,70 - 5,70 > 5,70 5,06 4,97 5 Chạy con thoi 4 x 10m (giây) < 11,75 11,75 - 12,40 > 12,40 12,08 12,06 6 Chạy tùy sức 5 phút (m) > 1060 950 - 1060 < 950 1028 1067

II Nữ n = 30 n = 30 1 Lực bóp tay thuận (kg) > 31,6 26,7 - 31,6 < 26,7 29,37 31 2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây) > 19 16 - 19 < 16 17,97 19,3

3 Bật xa tại chỗ (cm) > 169 153 - 169 < 153 160,1 164,6

4 Chạy 30m xuất phát cao (giây) < 5,70 5,70 - 6,70 > 6,70 6,10 5,97 5 Chạy con thoi 4 x 10m (giây) < 12,00 12,00 - 13,00 > 13,00 12,28 12,39

6 Chạy tùy sức 5 phút (m) > 940 870 - 940 < 870 904 935

Qua bảng 3.6 cho thấy: Sau thời gian thực nghiệm, kết quả kiểm tra của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt so với trước thực nghiệm. Tuy nhiên ở nhóm thực nghiệm thì sự khác biệt đó càng thể hiện rõ hơn so với nhóm đối chứng.

Qua đó chúng ta thấy rõ ràng các nhóm giải pháp cũng đã tác động mạnh mẽ đến thể lực của sinh viên góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất tại trường đại học quảng bình (tt) (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)