Nguyên nhân của hành vi buôn lậu và gian lận thương mại

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP CHỐNG BUÔN lậu và GIAN lận THƯƠNG mại ở VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.3. Nguyên nhân của hành vi buôn lậu và gian lận thương mại

1.3.1. Buôn lậu và Gian lận thương mại dưới góc nhìn kinh tế, xã hội:

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì tình trạng gian lận thương mại ngày càng phức tạp và tinh vi hơn.

Gian lận thương mại là các hành vi về trục lợi trong hoạt động thương mại như bao gồm cả hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng nhái, vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ ….

Theo thống kê không đầy đủ thì gian lận thương mại có mặt trong tất cả các nền kinh tế cho dù đóng hay mở cửa.

Có rất nhiều nguyên nhân làm phát sinh và phát triển các hành vi gian lận thương mại nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do động cơ hám lợi thúc đẩy. Một số nhà kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế dù ở các cấp độ khác nhau vẫn tìm đủ mọi cách luồn lách để thắng trong cuộc chạy đua “một vốn bốn lời”. Do chạy theo lối sống giàu sang, vật chất và quá sùng bái đồng tiền nhưng lại không đủ khả năng làm giàu hợp pháp mà họ đã kinh doanh và thực hiện những hành vi bất hợp pháp để kiếm lời nhanh chóng. Họ đã đặt lợi ích của họ lên quá cao mà không nghĩ đến lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia mà trong đó họ cũng có phần. Các hành vi gian lận thương mại của họ được thực hiện do:

+ Do có lợi nhuận. (có lẽ đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu nhất vì nó là cơ bản để tính toán khi gian lận – và cũng chính vì vậy mà trong lịch sử đã đặt và coi trọng các ngành nghề là Sỹ -Nông -Công –Thương do anh Thương này luôn tìm đủ mọi cách để kiếm ra lợi nhuận). Lợi nhuận này được dựa trên cơ sở giá tính thuế, thuế suất so với giá mua thực tế.

+ Do không được nhập khẩu (tiêu biểu đối với loại này là loại mặt hàng mà nhà nước quản lý chặt chẽ không cho nhập khẩu hoặc phải có giấy phép như thuốc lá, tân dược, xăng dầu …)

Điển hình như việc hình thành buôn lậu và gian lận thương mại cũng là lẽ đương nhiên khi luôn có sự chênh lệch do lợi thế so sánh (về nhân công, vị trí địa lý, ưu đãi…) và do nhu cầu được tiêu dùng những sản phẩm, hàng hoá có chất lượng với giá cả hợp lý. Ngay cả ở Mỹ cũng luôn tìm thấy được các mặt hàng buôn lậu tại các chợ đen từ những thứ đơn giản đến phức tạp. Tại Việt Nam cũng vậy, người tiêu dùng vẫn có thể tìm mua những mặt hàng như hàng điện tử nhỏ gọn, điện thoại cầm tay, quần áo giầy dép…có xuất xứ nước ngoài.

Buôn lậu diễn ra tại khắp các nơi từ sân bay, bến cảng, bưu điện đến biên giới, cửa khẩu…tại khắp các vùng có chung đường biên giới hay đầu mối …. từ các mặt hàng nhỏ như những cây thuốc, bao đường, cái điện thoại dến vàng bac, ngoại tệ, kim cương…

Bên cạnh đó cũng do công tác đấu tranh phòng và chống gian lận thương mại trong nước còn nhiều hạn chế. Nền kinh tế của nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới và ngày càng phát triển và xuất hiện nhiều vấn đề mới. Tuy nhiên pháp luật trong nước chưa có được những đổi mới và thay đổi kịp thời cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Ví dụ như các văn bản của xử lý các hành vi gian lận thương mại của chính phủ chưa kịp thời, rõ ràng…Một số cán bộ hải quan, cảnh sát vì một chút lợi ích cá nhân mà bao che, tiếp tay. Những chính sách thuế cũng như pháp luật kinh doanh của Việt Nam còn nhiều khe hở và dễ dàng bị lợi dụng. Các cấp, sở, ban ngành chưa thực sự quan tâm và nhận thấy được hậu quả mà hành vi gian lận thương mại đem lại nên sự phối hợp với nhau để chống tình trạng này còn thiếu chặt chẽ.

1.3.2. Buôn lậu và Gian lận thương mại dưới góc nhìn tâm lý học:

Khi tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến hành vi gian lận thương mại chúng ta cần xem xét các vụ việc trên dưới góc độ tâm lý và phân tích lý do dẫn đến những sự phạm tội này.

Sự gian lận diễn ra hàng ngày trong kinh doanh.

Chúng ta đang sống trên một thế giới toàn cầu hóa, và tất nhiên mọi người đều quan tâm đến những tội ác và sự tàn phá ảnh hưởng đến xã hội chung của chúng ta. Ai

cũng mong đợi ở những nhà chính trị và các doanh nhân có thể đưa ra phương hướng và thực thi những biện pháp nhằm hạn chế gian lận trong kinh doanh dẫn đến sự mất ổn định xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta phát hiện ra rằng rất nhiều kẻ lừa đảo là những người đứng đầu các tập đoàn hay các nhà chính trị do chính chúng ta bầu ra. Sự lừa đảo và gian lận ngày nay được thừa nhận như là một phần trong hoạt động kinh doanh và đời sống chính trị. Hàng ngày, trên các báo chí đều thấy những tít nổi bật về những vụ việc như thế.

Có nhiều yếu tố cấu thành nên sự gian lận, song có thể nói phần lớn nó xuất phát từ bản năng cơ bản của con người. Đó là lòng tham. Đối với nhiều người, để có quyền lực, sự thăng tiến, giàu sang hay một cuộc sống tốt đẹp hơn, họ phải trả bằng sự cố gắng và làm việc chăm chỉ. Song có một số người khác lại không đi theo cách này, khi nhu cầu không được đáp ứng và họ muốn phải được thỏa mãn ngay lập tức bằng bất cứ giá nào.

Chúng ta hãy xem xét bốn yếu tố dẫn đến hành động gian lận để có thể hiểu được diễn biến suy nghĩ của những người có hành vi này:

a. Động cơ: tôi muốn, tôi phải có thứ này dẫn đến gian lận.

b. Cơ hội: có một điểm yếu nào đó ở trong hệ thống mà người có quyền lực có thể khai thác, từ đó sự gian lận có thể xảy ra.

c. Sự hợp lý hóa: tôi tin chắc rằng cái giá phải trả cho hành vi gian lận này chỉ là sự rủi ro.

d. Năng lực: tôi có những điều kiện cần thiết, khả năng và quyền lực để thực hiện điều này. Tôi nhận ra cơ hội để thực hiện hành vi gian lận này và biến nó thành hiện thực.

Bốn nhân tố này đan xen nhau, nhưng tác nhân đầu tiên và cơ bản cho hành vi gian lận là năng lực. Theo quan điểm này, việc xem xét hành động gian lận không chỉ dựa vào yếu tố cơ hội do tình thế và môi trường đem đến – cách xem xét theo truyền thống trước đây.

Bốn nhân tố này tập trung kích thích phản xạ của con người. Ví dụ, khởi đầu của quá trình kích thích có thể là ý nghĩ đến lợi nhuận hoặc phớt lờ những yếu tố phương hại đến sự kinh doanh chân chính.

Diễn biến tâm lý đằng sau hành vi gian lận.

Các phản xạ có điều kiện thông thường được phát triển thông qua việc dạy đỗ, đào tạo. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy sự sai lạc của các phản xạ có điều kiện này có thể xảy ra đối với bất kỳ ai. Vậy điều gì khiến chúng ta bị rơi vào sự sai lạc này?

Các chuyên gia tâm l ý cho rằng, trong mỗi chúng ta đều có một bộ phận cấu thành tâm

lý. Đó là khả năng phân biệt để lựa chọn. Chúng ta có khả năng quyết định hành vi của bản thân mình thông qua việc phân biệt được trường hợp nào, dấu hiệu nào, triệu chứng nào là nguy hiểm. Lựa chọn để tránh những các dấu hiệu nguy hiểm mà chúng ta cảm nhận được. Lợi nhuận hay lợi ích mà chúng ta thu được một cách không chính đáng qua con đường gian lận là lựa chọn sai lạc, không phù hợp với phản xạ tự nhiên của con người, vì chúng ta đã lựa chọn sự nguy hiểm.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP CHỐNG BUÔN lậu và GIAN lận THƯƠNG mại ở VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)