Hậu quả của hành vi buôn lậu và gian lận thương mại

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP CHỐNG BUÔN lậu và GIAN lận THƯƠNG mại ở VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.4. Hậu quả của hành vi buôn lậu và gian lận thương mại

Buôn lậu và gian lận thương mại ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến thị trường và doanh thu, tạo sự cạnh tranh không bình đẳng, nhiều lúc có thể dẫn đến thua lỗ và phá sản như đối với các sản phẩm điện tử, đường, …..

Những hành vi gian lận thương mại sẽ làm thất thu ngân sách nhà nước, kinh tế nhà nước bị lũng đoạn, làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường, chủ quyền, an ninh bị đe dọa, tài nguyên, nguồn lực bị hoang phí, văn hóa đạo đức bị xuống cấp nghiêm trọng, lợi ích của người tiêu dùng bị xâm phạm, nền kinh tế của nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

1.4.1.Tác động của hành vi buôn lậu và gian lận thương mại đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

1.4.1.1.Đối với nền kinh tế.

Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO vào ngày 07 tháng 11 năm 2006 đó chính là một cơ hội, một bước ngoặc lớn trong quá trình phấn đấu và phát triển kinh tế của đất nước. Đó cũng chính là đòn bẩy giúp cho nền kinh tế của nước ta ngày càng đi lên và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên khi nền kinh tế có sự phát triển mà còn phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ thì nó cũng sẽ xuất hiện nhiều tồn tại và hạn chế. Buôn lậu và Gian lận thương mại đã có từ rất lâu nhưng nó chỉ là những gian lận nhỏ của những gian thương nhằm thu lợi về phía họ, cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của nền kinh tế. Còn ngày nay nền kinh tế của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn, thì đó cũng chính là cơ hội làm cho những mánh khóe gian lận trở nên tinh vi hơn, phức tạp hơn. Vì chạy theo những lợi ích kết xù mà vô tình những người kinh doanh đã làm ra mọi thủ đoạn, mọi cách thức để trục lợi về phía mình.

Cũng chính vì thế đã làm cho xã hội phải để mắt đến, phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề gian lận thương mại hiện nay để tìm cách điều chỉnh, khắc phục nếu Việt Nam muốn xây dựng và phát triển một nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững trong một tương lai xa hơn. Hằng năm ngân sách nhà nước ta phải thất thu hàng nghìn tỉ đồng do những hành vi buôn lậu và gian lận thương mại gây ra. Bên cạnh đó nhà nước phải chi

một số tiền rất lớn để tổ chức công tác phòng và chống tình hình buôn lậu và gian lận thương mại. Đây chính là một mầm móng đe dọa sự phát triển nền kinh tế của đất nước.

Những hành vi gian lận thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ổn định của một nền kinh tế, nó giống như một căn bệnh, một mầm họa đe dọa sự phát triển này. Trước hết gian lận thương mại làm cho nền kinh tế phát triển một cách chậm chạp, sức cạnh tranh trên thị trường bị giảm sút đáng kể và làm giảm sức cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường chung của thế giới.

1.4.1.2. Đối với người tiêu dùng:

Người tiêu dùng là nhân tố quan trọng và không thể thiếu trong sự vận động của nền kinh tế. Trong xã hội, người tiêu dùng là số đông, là người phải có tác động đến sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên thì người tiêu dùng cũng phải chịu không ít những tác động của nền kinh tế, nhất là nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay.

Bên cạnh những tác động tích cực thì cũng có những tác động tiêu cực.

Trong đó những hành vi gian lận thương mại đem lại những tác động rất lớn đến người tiêu dùng. Những người tiêu dùng vô tình trở thành những người gánh chịu hậu quả, quyền lợi của người tiêu dùng bị đe dọa,…..

Với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo nên tiền đề cho việc sản xuất nhiều của cải vật chất cho xã hội, mở rộng và đa dạng hóa hàng hóa và dịch vụ. Việc Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tạo điều kiện tham gia thị trường toàn cầu sẽ là động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu nhiều hơn nữa để phát tồn tại và phát triển, người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên bên cạnh những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bền vững, quan tâm đến việc giữ vững thương hiệu của mình thì cũng có không ít các doanh nghiệp hiện nay chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, sản xuất hàng hóa kém chất lượng, thậm chí làm giả nhãn mác, lừa dối người tiêu dùng. Tình trạng gian lận thương mại xảy ra tràn lan, ở mọi lĩnh vực trong xã hội mà người trực tiếp gánh chịu hậu quả là người tiêu dùng. Chẳng hạn như tình trạng thực phẩm mất an toàn thường phổ biến trên thị trường hiện nay khiến cho người tiêu dùng phải hoang mang, không biết lựa chọn hàng hóa như thế nào, ăn gì và uống gì. Khá phổ biến hiện nay là hiện tượng gian lận về đo lường trong lĩnh vực xăng dầu. Có thể một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp không nhận thấy rõ tác hại của những hành vi gian lận đó. Đó là những việc làm mất hết đạo đức, chạy theo món lợi trước mắt của mình mà các doing nghiệp đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng một cách nghiêm trọng.

Ở các vùng biên giới tình trạng buôn lậu diễn ra ngày càng phức tạp, tình trạng các loại hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được bán tràn lan khắp nơi với mức giá rẻ hơn rất nhiều lần so với hàng hóa được lưu thông hợp pháp. Do đó thị trường giảm súc sự cạnh tranh, người tiêu dùng có thể do tâm lý thích mua hàng rẻ, hay do bị người bán qua mắt bán với giá thị trường và vô tình đã trở thành nạn nhân của hành vi buôn lậu và gian lận thương mại. Hậu quả của những hành vi này chúng ta khó có thể thấy trước mắt nhưng trong tương lai thì hậu quả thực sự rất nghiêm trọng.

Để khắc phục những hành vi này không chỉ có sự hành động của các ngành chức năng mà cần phải có sự chung tay của toàn xã hội.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP CHỐNG BUÔN lậu và GIAN lận THƯƠNG mại ở VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)