CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG BUÔN LẬU VÀ
3.3. Thực trạng và công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại của nước ta trong giai đoạn hiện nay
3.3.3. Tình hình công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại
Chống buôn lậu là một mặt trận chưa bao giờ nguôi nóng bỏng. Nhưng trong tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay, nhiều thủ đoạn, mánh khóe được tội phạm áp dụng hơn bao giờ hết. Cùng với đó, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng cũng nặng nề gấp bội lần.
Chống buôn lậu và gian lận thương mại thời kỳ khủng hoảng
Chống buôn lậu và gian lận thương mại là một hoạt động thường xuyên của các cơ quan chức năng. Nhưng trong thời kỳ khủng hoảng vừa qua và tới đây được dự báo vẫn còn tiếp diễn, thì công tác này có những khó khăn đặc thù.
Trong những năm gần đây, kinh tế - xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó dự đoán. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước. Lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới, khủng hoảng tài chính toàn
cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm. Bên cạnh đó, thiên tai dịch bệnh đối với vật nuôi và cây trồng xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.
Trong bối cảnh đó, tình hình buôn lậu, hang giả và gian lận thương mại diễn biến phức tạp, ở trên tất cả các mặt. Buôn lậu và buôn bán hàng cấm diễn ra ở tất cả các tuyến biên giới phía Bắc, biên giới Việt – Lào, biên giới Việt Nam – Campuchia, tuyến biển và cảng biển, tuyến hàng không – bưu điện…
Các hành vi gian lận thương mại nổi lên so với các năm trước. Các đối tượng lợi dụng chính sách ưu đãi của nhà nước trong điều kiện mở cửa kinh tế thị trường để gian lận trong đầu tư, đưa hàng kém chất lượng vào nước ta, gian lận về thuế, trốn thuế,… Đặc biệt, năm 2008 nổi lên tình trạng gian lận thương mại trong đo lường các sản phẩm xăng dầu, sản phẩm gas và hàng đóng gói sẵn.
Tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng hóa kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng có diễn biến phức tạp về cả quy mô, lĩnh vực lẫn phương thức sản xuất, tổ chức tiêu thụ và nhập khẩu từ bên ngoài.
Công tác kiểm tra giá, chống đầu cơ, găm hàng, ổn định thị trường đã được chú trọng tập trung nghiên cứu, triển khai mạnh mẽ.
Thời gian qua, Ban chỉ đạo 127 đã có những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt ở các công tác trọng tâm trên những địa bàn trọng điểm và đạt được kết quả khả quan.
Tổng cục Hải quan: bắt giữ 14.719 vụ vi phạm trị giá gần 290 nghìn tỷ đồng
Trong thành tích chung của các lực lượng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, Tổng cục Hải quan đóng góp một phần rất quan trọng. Thời gian qua, ngành Hải quan đã chỉ đạo thống nhất và mạnh mẽ đến từng đơn vị trong toàn ngành, thực hiện những biện pháp nghiệp vụ cứng rắn đối với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.
Ngành đã từng bước cải cách, hiện đại hóa, chuyển từ phương pháp quản lý thủ công sang hiện đại, nhằm vừa tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất xuất nhập khẩu và hợp tác kinh tế quốc tế vừa đảm bảo quản lý về nhà nước chặt chẽ. Đây là một yếu tố quan trọng giúp chống nạn buôn lậu, gian lận thuế… từ khâu quản lý.
Trong năm, toàn ngành bắt giữ được 14.719 vụ vi phạm, trị giá hàng vi phạm gần 290 nghìn tỷ đồng. Trong đó: buôn lậu 1.824 vụ, gian lận thương mại 403 vụ, vi phạm thủ tục hải quan 12.396 vụ, vi phạm sở hữu trí tuệ 03 vụ, ma túy 57 vụ, vũ khí chất ổ 36 vụ. Số thu nợ ngân sách là 127.360 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, ngành sẽ ưu tiên hàng đâu các biện pháp đẩy mạnh công tác tham mưu chỉ đạo, xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách. Các quy trình nghiệp vụ
chuyên môn sẽ được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo nguồn thu ngân sách, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường giá cả, ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn có hiệu quả việc lợi dụng các chính sách để buôn lậu, gian
lận thương mại.15 Trước tình hình buôn lậu vào dịp tết nguyên đán diễn ra gay gắt thì ngày 3/1,
Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chỉ đạo đẩy mạnh và tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, đặc biệt là trong thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Mão 2011.
Công điện của Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo 127 Trung ương, các bộ, ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường lực lượng, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát đối với các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, kiên quyết ngăn chặn và xử lý tình trạng buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng cấm.
Bên cạnh đó, tập trung lực lượng quản lý chặt các khu vực cửa khẩu, cảng biển quốc tế, các kênh, rạch, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, các tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy từ biên giới vào nội địa…
Đồng thời, Ban chỉ đạo 127 Trung ương chủ trì, cùng các bộ, ngành, lực lượng chức năng liên quan làm việc với chính quyền, Ban chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố, Ban quản lý các khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại nơi có nhiều hoạt động xuất nhập khẩu là điểm nóng buôn lậu như Tân Thanh (Lạng Sơn), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Mộc Bài (Tây Ninh)… nhằm làm rõ phương thức, thủ đoạn, mặt hàng cấm nhập lậu, tuyến đường vận chuyển hàng lậu, gian lận thương mại; quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan liên quan trong kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm.
Các lực lượng chức năng làm công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại khẩn trương triển khai các kế hoạch, phương án chống hàng giả thuộc các loại hàng thiết yếu: vật tư nông nghiệp, dược phẩm, thực phẩm, trong đó chú ý các mặt hàng có thuế suất cao như rượu, bia, thuốc lá; tăng cường quản lý, kiềm chế việc tăng giá bất hợp lý, đầu cơ, găm hàng với các mặt hàng thiết yếu; quản lý chặt chẽ các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng, ghi nhãn, công bố thông tin về hàng hóa; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm theo quy định của pháp luật. 16
15http://www.dngcustoms.gov.vn/haiquandn/Tintuc/Tintrongnuoc/tabid/82/ctrl/ViewByCategory/cid/22/languag e/en-US/Default.aspx/tabid/82/ctrl/ViewDetails/ItemID/22/Default.aspx
16 http://dantri.com.vn/c20/s20-448494/tang-cuong-chong-buon-lau-dip-gan-tet-tan-mao.htm
Có thể thấy được chính phủ ta đã có một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tăng cường công tác chống buôn lậu, làm hàng giả và gian lận thương mại trong tình hình hiện nay. Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 01/CĐ-TTg ngày 03/01/2011 gửi Ban Chỉ đạo 127 Trung ương, các Bộ, Ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, đặc biệt là thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Mão 2011.
Thủ tướng Chinh phủ yêu cầu tăng cường lực lượng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát đối với các khu vực, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, kiên quyết ngăn chặn và xử lý tình trạng buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng cấm. Tập trung lực lượng quản lý chặt các khu vực cửa khẩu, cảng biển quốc tế, đường mòn, lối mở, cánh gà cửa khẩu, các kênh, rạch, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, khu vực chợ đầu mối, nơi tập kết hàng lậu, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy từ biên giới vào nội địa; các tuyến đường biển thường bị lợi dụng để xuất lậu, nhập lậu hàng hóa; Tại các khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại nơi có nhiều hoạt động xuất nhập khẩu là điểm nóng hoạt động buôn lậu như Tân Thanh (Lạng Sơn), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Mộc Bài (Tây Ninh) v.v..., cần làm rõ phương thức, thủ đoạn, mặt hàng cấm nhập lậu (vũ khí, pháo nổ, tiền giả, văn hóa phẩm đồi trụy, rượu ngoại, thuốc lá, điện thoại di động, đồ điện tử, điện lạnh, điện gia dụng...), tuyến đường vận chuyển hàng lậu, gian lận thương mại ; quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan liên quan trong kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm.
Khẩn trương triển khai các kế hoạch, phương án chống hàng giả thuộc các loại hàng thiết yếu: vật tư nông nghiệp, dược phẩm, thực phẩm, trong đó chú ý các mặt hàng có thuế suất cao như rượu, bia, thuốc lá; tăng cường quản lý, kiềm chế việc tăng giá bất hợp lý, đầu cơ, găm hàng đối với các loại hàng thiết yếu; quản lý chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng, ghi nhãn, công bố thông tin về hàng hóa; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm theo quy định của pháp luật; Tập trung điều tra, xử lý kịp thời các "đường dây, ổ nhóm"
buôn lậu; Tăng cường kiểm soát chặt chẽ về kiểm dịch thú y đối với sản phẩm là động vật, thực vật nhập khẩu vào Việt Nam; bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh cho người sử dụng. Các cơ quan thông tấn và báo chí phản ánh kịp thời, khách quan tình hình buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; những tiêu cực, bất cập trong hoạt động của các cơ quan chức năng, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân không tham gia, không tiếp tay cho các hành vi vi phạm.17
17http://www.customs.gov.vn/lists/tinhoatdong/ViewDetails.aspx?ID=18046
Tăng cường quản lý kiểm soát hàng kém chất lượng
Tình hình buôn lậu gia tăng và diễn biến phức tạp, hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau
Đứng trước tình hình Buôn lậu và Gian lận thương mại đang ngày càng gia tăng thì chính phủ đã phải ban hành một số văn bản pháp luật mới nhằm làm giảm cũng như phòng chống tình trạng Buôn lậu và Gian lận thương mại diễn ra. Theo đó, Chính phủ vừa quyết định tăng nặng các mức phạt, bổ sung thêm các chế tài mới nhằm chấn chỉnh và răn đe các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Theo Nghị định 18/2009/NĐ-CP bổ sung, sửa đổi một số quy định của Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007, có thêm 6 hành vi vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng, gồm: Không nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được chậm nộp đúng thời hạn quy định; không làm thủ tục xử lý đúng thời hạn quy định đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê mượn thuộc hợp đồng gia công theo phương án đã đăng ký trong hồ sơ thanh khoản; không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan; không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới đúng thời hạn quy định; không chấp hành đúng chế độ báo cáo hàng hóa chịu sự giám sát, quản lý hải quan tại kho, cảng, khu phi thuế quan và vi phạm các quy định khác về thời hạn khai thuế theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 5 -10 triệu đồng đối với các hành vi không tái xuất hàng hóa tạm nhập thuộc diện miễn thuế và tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh đúng thời hạn quy định hoặc lưu giữ hàng hóa quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn được phép. Nghị định mới này còn áp dụng thêm các biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm các quy định trên.
Đối với các vi phạm về khai hải quan và khai thuế mức phạt cũng đã tăng mức tối đa lên 20 triệu đồng, gấp đôi mức quy định cũ; vi phạm quy định về giám sát hải quan mức phạt tối đa 30 triệu đồng (mức quy định cũ tối đa là 20 triệu đồng); vi phạm quy định về kiểm soát hải quan mức phạt tối đa 30 triệu đồng, gấp đôi mức cũ.
Tại Nghị định này, các vi phạm về quá cảnh, chuyển khẩu hàng hoá; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải không có giấy phép theo quy định hoặc xuất nhập khẩu hàng hóa không đúng nội dung trong giấy phép sẽ bị phạt từ 5 -10 triệu đồng (mức phạt cũ từ 1-5 triệu đồng). Hành vi xúc phạm, đe doạ, cản trở công chức
hải quan đang thi hành công vụ được áp mức 2-10 triệu đồng, thay vì 1-5 triệu đồng như quy định cũ.
Nếu nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam mà gây ô nhiễm môi trường, nguy hại cho sức khoẻ con người, sinh vật và hệ sinh thái thì xử phạt theo Nghị định xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trước đây, cá nhân, tổ chức vi phạm điều này sẽ bị xử phạt từ 50-70 triệu đồng. Sự phân định này giảm thiểu tình trạng xử phạt chồng chéo giữa hai ngành.
Về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, trước đây, nhân viên Hải quan không có quyền phạt hành chính, thì nay nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 200.000 đồng. Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan ngoài thẩm quyền phạt cảnh cáo, còn có quyền phạt tiền đến 5 triệu đồng (gấp 10 lần mức phạt cũ). Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền phạt tiền đến 20 triệu (gấp đôi mức cũ).18 Bên cạnh đó cũng nước ta cũng đã ra mắt Hội đồng tư vấn, cảnh báo gian lận thương mại.
Lễ ra mắt Hội đồng tư vấn cảnh báo, ngăn chặn gian lận thương mại qua giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), đã chính thức được ra mắt vào ngày 14 tháng 10 tại Hà Nội.
Hội đồng tư vấn cảnh báo, ngăn chặn gian lận thương mại qua C/O được thành lập theo quyết định số 3109/PTM-TT của Chủ tịch phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Theo đó, Hội đồng tư vấn, cảnh bảo và ngăn chặn gian lận thương mại qua C/O sẽ do bà Trần Thị Thu Hương, giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại VCCI làm chủ tịch Hội đồng, và 8 thành viên khác là đại diện của các bộ ngành như Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đảm nhiệm chức vụ phó Chủ tịch Hội đồng và chuyên viên.
Hội đồng tư vấn, cảnh báo và ngăn chặn gian lận thương mại qua C/O có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nhằm cảnh báo cho doanh nghiệp về tình hình gian lận thương mại, cung cấp thông tin và phối hợp với các bộ ngành để kịp thời đưa ra các biện pháp ngăn chặn gian lận thương mại qua C/O.
Ngoài ra, Hội đồng tư vấn, cảnh báo và ngăn chặn gian lận thương mại qua C/O còn có chức năng tư vấn, hỗ trợ các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp những
18 http://www.vtca.vn/TabId/139/ArticleId/293/PreTabId/114/Default.aspx
biện pháp, phương thức nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế hành vi gian lận thương mại qua C/O (bao gồm cung cấp thông tin, dữ liệu và đưa ra các ngành hàng, thị trường cần chú trọng để phòng tránh gian lận thương mại).
Tư vấn các phương thức, định hướng hành động và hỗ trợ các bộ, ngành có liên quan, các doanh nghiệp Việt Nam triển khai các biện pháp phòng tránh, đối phó, xử lý có hiệu quả và hạn chế tình hình gian lận thương mại qua C/O. Cùng với đó, cung cấp thông tin về thực trạng gian lận thương mại qua C/O và tuyên truyền phổ biến pháp luật, thực tiễn về các biện pháp ngăn chặn gian lận đối với mỗi ngành hàng và mỗi thị trường...
Nguồn kinh phí hoạt động của Hội đồng sẽ lấy từ Nguồn ngân sách Nhà nước theo Đề án: “Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các ưu đãi thuế quan và ngăn chặn thương mại qua C/O” và sẽ tiếp tục được duy trì sau khi Đề án này kết thúc vào cuối năm 2011.19 3.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về chống hành vi gian lận thương mại
Trước tình hình buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra ngày càng phức tạp thì nhà nước ta cũng đã đưa ra nhiều biện pháp phòng, chống và xử lý. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều yếu kém và hạn chế trong việc ban hành và thực thi pháp luật cũng như trong công tác quản lý.
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta gặp phải không ít những khó khăn và yếu kém trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Theo đó, trong những năm qua việc phát hiện và xử lý hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng chưa nhiều.
Hệ thống chính sách pháp luật về đấu tranh chống Buôn lậu và Gian lận thương mại của chúng ta chưa hoàn thiện, còn chồng chéo, không đồng bộ, thiếu cụ thể. Đó là chưa kể, một số văn bản pháp luật cũ chưa bị thay đổi, bổ sung mà vẫn được sử dụng để bù đắp những thiếu hụt của chính sách pháp luật trong giai đoạn mới. Các văn bản chế tài còn nương nhẹ, mức chế tài đối với tình tiết tăng nặng không đáng kể nên việc xử phạt chưa đảm bảo tính răn đe.
Bên cạnh đó, một số quy định trong cơ chế chính sách chưa hợp lý, còn nhiều sơ hở dễ bị lợi dụng, tuy nhiên những thiếu sót đó vẫn chậm được sửa đổi; việc xử lý các đường dây, ổ nhóm buôn lậu còn chậm, chưa triệt để nên chưa tạo ra bước đột phá…
Tuy công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong những năm gần đây có những chuyển biến tích cực, song công tác này vẫn còn tồn tại
19http://www.tin247.com/ra_mat_hoi_dong_tu_van%2C_canh_bao_gian_lan_thuong_mai-3-21662916.html