Nhận diện một số hành vi buôn lậu và gian lận thương mại phổ biến hiện nay32 1. Buôn lậu và Gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP CHỐNG BUÔN lậu và GIAN lận THƯƠNG mại ở VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 38 - 42)

2.2.1. Buôn lậu và Gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan.

Khác với gian lận thương mại nói chung, gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là những hành vi gian lận nhằm trốn tránh việc kiểm soát của cơ quan Hải quan để trốn thuế xuất nhập khẩu, lừa dối Hải quan để lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, vi phạm các biện pháp cấm hoặc hạn chế do pháp luật Hải quan quy định, để thu được một khoản lợi nào đó qua việc vi phạm pháp luật này.

Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa, thương mại quốc tế ngày càng phát triển, gian lận thương mại ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Việc xác định đúng giá để thu thuế Hải quan là rất cần thiết. Trong thực tế nhiều doanh nghiệp đã rất gian xảo để lách thuế Hải quan qua tính thuế bằng cách giữa người mua và người bán có sự thông đồng với nhau để ghi giá trên hợp đồng, trên hóa đơn thương mại thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế của hàng hóa đó, phần tiền ngoài hợp đồng sẽ được thanh toán cho nhau bằng cách góp vốn đầu tư hoặc mua hàng xuất khẩu.

Bên cạnh đó còn có các thủ đoạn như khai báo sai về số lượng, trọng lượng, phẩm cấp hàng hóa xuất nhập khẩu chẳng hạn như hàng nhiều khai ít, hàng có giá trị cao khai là có giá trị thấp, hàng là thành phẩm được khai là linh kiện, là nguyên liệu, phụ liệu để gia công. Ngoài ra chúng còn tìm mọi cách để thay đổi bao bì, nhãn mác nhằm thu lợi bất chính.

Sự gian lận tập trung trong những lĩnh vực, loại hình xuất nhập khẩu tương đối mới hoặc phức tạp trong quản lý. Phổ biến là việc gian lận giá trong khâu khai báo, làm thủ tục. Phương thức phổ biến là chủ hàng nhập khẩu các mặt hàng theo đường biển nhưng khai báo với cơ quan hải quan là thuê tàu theo hạn định cả năm nên không xác định được chi phí vận chuyển cho từng lô hàng và chỉ trình hóa đơn giá trị gia tăng của đơn vị cung cấp dịch vụ.

Nếu cơ quan hải quan tính toán, xác định trên cơ sở phí vận chuyển tính bằng 15% giá FOB đối với vận tải đường biển theo thông lệ thì số tiền phải trả cho người vận chuyển lớn hơn nhiều so với số tiền tính toán của hải quan.

Đối với việc nhập hàng vận chuyển bằng máy bay (phí vận chuyển thường lớn hơn đường biển) cũng có các hình thức gian lận tương tự. Doanh nghiệp khai báo giá CIF, nhưng thực tế khi kiểm tra trên AIR WAY BILL có chữ FREIGHT COLLECT (cước trả sau), kiểm tra TK 331 “Phải trả cho người bán” đang hạch toán một khoản tiền phải trả chi phí vận chuyển cho người cung cấp dịch vụ, qua đấu tranh xác định doanh nghiệp nhập khẩu giá FOB, song đã khai báo giá CIF để trốn thuế phần giá trị cước phí vận chuyển.

Tiếp theo, ở các lô hàng nhập khẩu theo dự án trúng thầu cung cấp, việc “hạ”

giá được thực hiện khá tinh vi khi phần chệch thực trả so với khai báo tại cơ quan hải quan được thực hiện thông qua việc cấn trừ qua lại trị giá hàng bán được trả lại, doanh nghiệp không hạch toán giảm giá vốn hàng bán để che giấu số lãi khá lớn trong năm.

Qua kiểm tra đối chiếu hồ sơ với các quy định của pháp luật, cơ quan hải quan phát hiện nhiều chủ hàng có trả lại cho đối tác nước ngoài hàng hóa khác và đã bác bỏ trị giá giao dịch và truy thu thuế.

Ở khối các doanh nghiệp Nhà nước cũng đã phát sinh trường hợp nhập hàng khai báo giá khá thấp, che dấu không khai báo trên tờ khai hải quan việc nhập khẩu ủy thác cho doanh nghiệp tư nhân, hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra doanh nghiệp ghi tách rõ phần phí ủy thác nhập khẩu tạo trị giá giao dịch khác.

Các hợp đồng gia công tiếp tục là những loại hình dễ bị lợi dụng. Một hiện tượng mới là doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu gia công, nhưng khi hết thời hạn gia công theo quy định, vẫn không đến cơ quan hải quan để thanh khoản tờ khai, thậm chí cố tình không lưu giữ, cung cấp hồ sơ thanh khoản để làm thủ tục

thanh khoản đúng hạn và tự ý sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng gia công không đúng mục đích đăng ký.

Ngoài ra, hiện tượng gian lận, lừa đảo thương mại qua C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) đang diễn ra phức tạp và ngày càng tinh vi hơn, nhất là khi số lượng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá gia tăng nhanh chóng trong vài năm trở lại đây. Theo thống kê của Trung tâm xác nhận các chứng từ thương mại - VCCI, số lượng C/O giả và C/O bị sửa chữa từ năm 2008 đến nay đã cho thấy, việc gian lận thương mại diễn ra khá phức tạp với chiều hướng gia tăng và ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Cụ thể: năm 2008: C/O giả là 819 bộ, C/O bị sửa chữa là 45; năm 2009: C/O giả là 261 bộ.

Phần lớn các ngành hàng hoặc mặt hàng gian lận thương mại qua C/O đều có liên quan đến ngành hàng hoặc mặt hàng bị áp thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên hiện chúng tôi chưa thể tổng hợp được vì còn phải dựa trên nguồn thông tin từ các bộ, cơ quan ban, ngành và các nước liên quan..5

2.2.2. Buôn lậu, Gian lận thương mại trong lĩnh vực thuế, phí và lệ phí.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 93/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính là hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, gian lận thương mại trong lĩnh vực thuế, phí và lệ phí.

Theo nhận định của Bộ Công Thương, việc phòng chống và đấu tranh với tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trong năm đầu tiên khi Việt Nam gia nhập thành viên WTO đã trở nên rất phức tạp. Bởi ngoài những thủ đoạn thông thường, các đầu nậu đã lợi dụng chính sách cho phép mua hàng miễn thuế rồi chuyển ra ngoài cho các đối tượng gom hàng chuyển về thành phố tiêu thụ nhằm trốn thuế nhập khẩu, thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bên cạnh đó, ngoài những hình thức gian lận khi tạm nhập tái xuất với mặt hàng ô tô, gian lận xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi từ các nước ASEAN cũng diễn ra phổ biến.

2.2.3. Gian lận thương mại trong lĩnh vực giá.

Kể từ khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đến nay, các cơ quan quản lý vẫn

“loay hoay” tìm giải pháp hữu hiệu nhất nhằm chống gian lận thương mại qua giá.

Hiện tượng gian dối trong hoạt động mua bán hàng hoá nhằm mục đích chiếm đoạt lợi ích kinh tế một cách bất hợp pháp đang là vấn đề “nhức nhối” với các ngành chức

5http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/Thi-Truong/520082/Ngan-chan-gian-lan-thuong-mai-qua-chung-nhan-xuat- xu-hang-hoa.html

năng. Khảo sát từ các ngành Hải quan, Thuế và Ngân hàng… được biết, hình thức gian lận thương mại diễn ra rất phức tạp. Biểu hiện rõ nhất là việc khai báo hàng hoá không đúng thực tế, không trung thực về thuế suất, chủng loại và giá trị đối với hàng hoá nhập khẩu. Vì để trốn thuế, “đối tượng” thường khai gian qua giá hàng hoá gây tổn thất cho lớn cho ngân sách nhà nước. Theo đánh giá của Chính phủ, thất thu thuế hàng năm do buôn lậu và gian lận thương mại gây ra khoảng 25%/tổng số thuế xuất nhập khẩu.Nguyên nhân quan trọng trong hoạt động chống gia lận thương mại qua giá của Hải quan Việt Nam còn bị hạn chế do hệ thống các văn bản pháp quy hướng dẫn xác định trị giá quá sơ sài, thiếu tính đồng bộ đã tạo ra “môi trường” thuận lợi cho gian lận thương mại qua giá phát triển. Đã vậy, hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị cho công tác quản lý trị giá tính thuế còn nghèo nàn và việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý trị giá tính thuế chưa thực sự hiệu quả. Ở nhiều chi cục hải quan trong cả nước, cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật gần như chưa có, hoặc nếu có thì cũng chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Đặc biệt, hệ thống thông tin dữ liệu hiện nay vừa thiếu nguồn thông tin, lại yếu về chất lượng thông tin. Đây là một trong những nguyên nhân sâu sắc dẫn đến hiệu quả của công tác kiểm tra trị giá khai báo, công tác tham vấn duy trì ở mức thấp. Cụ thể hơn, tỷ lệ bác bỏ trị giá khai báo chỉ đạt từ 20-25% tổng lô hàng tham vấn, trong khi xu hướng khai báo trị giá hàng hoá thấp ngày càng gia tăng. Việc chỉ sử dụng nguồn thông tin do doanh nghiệp khai báo như hiện nay để kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn và xác định trị giá của hàng hoá vô hình dung đã “hợp thức hoá”

cho tình trạng gian lận thương mại vì các doanh nghiệp đều đồng loại khai báo trị giá giao dịch thấp để tìm đường trốn thuế. Hiệp định trị giá GATT/WTO được triển khai áp dụng ở Việt Nam chưa lâu (năm 2004), do đó việc xây dựng, hoạch định chính sách còn thiếu kinh nghiệm và bị động. Tuy nhiên, những gì trong hoạt động thương mại đã, đang diễn ra, các ngành quản lý chức năng không thể đứng ngoài cuộc khi mong muốn tìm ra giải pháp hữu hiệu hạn chế ngăn chặn xa hướng gian lận thương mại qua giá gia tăng. Việc các doanh nghiệp ghi giảm giá trên hoá đơn để có thể thực hiện nhập hàng với số lượng lớn là một xu hướng hiển hiện. Bởi vậy, số thu thuế sẽ không giảm tương ứng với tỷ lệ gian lận giá so số lượng bù đắp phần khai thấp giá. Điều này sẽ dẫn đến sự nhận định sai lệch về tình hình gian lận trị giá khi thấy số thu không giảm nhiều.Ngoài những phương thức thủ đoạn thông thường, như nhập máy móc cũ, kém chất lượng, không khai báo hoặc khai báo sai để gian lận qua giá, cơ quan hải quan còn phát hiện những thủ đoạn nghiêm trọng là giả mạo chứng từ để xoá cưỡng chế và lợi dụng chính sách trong việc ân hạn thuế nhập khẩu để chiếm đoạt tiền thuế, rồi bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh.Theo ngành hải quan, điều trước tiên cần hoàn thiện môi trường pháp lý. Rõ hơn, trong luật quản lý thuế, cần thiết phải bổ sung thêm chế tài xử

phạt quy nạp về hành vi gian lận thương mại qua giá. Tức là, chỉ cần phát hiện một lô hàng gian lận trị giá thì áp dụng cho tất cả lô hàng giống hệt, tương tự mà doanh nghiệp đó đã nhập khẩu trong vòng 5 năm tính đến ngày kiểm tra.

Cũng cần thiết phải xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan đến công tác chống gian lận thương mại qua giá. Sự phối hợp này trước đây hầu như chỉ mang tính xác định trách nhiệm liên quan chứ chưa gắn kết được quy định bằng văn bản pháp quy từ các khâu phát hiện đến xử lý tận gốc.

Quan trọng hơn, phải hoàn thiện phương pháp kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn và xác định giá trị. Theo đó sẽ xây dựng bộ tiêu chí nòng cốt để phân loại, đánh giá mức độ rủi ro và tổ chức tham vẫn đối với các lô hàng nghi ngờ trị giá khai báo.

Đây cũng là một mắt xích cơ bản để phát hiện nghi phạm tiến tới xử lý đúng quy định, có tác dụng hạn chế, ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại qua giá… Chống gian lận thương mại qua giá rất cần những giải pháp hữu hiệu phù hợp với tình hình gian lận thương mại hiện nay và trở thành cấp thiết khi Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vậy các cấp, ngành phải sớm hành động, trong đó vai trò chủ đạo, quyết định của ngành hải quan, tài chính, ngân hàng và các cơ quan kiểm soát.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP CHỐNG BUÔN lậu và GIAN lận THƯƠNG mại ở VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)