Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tập $oàn Điện lực Việt Nam
1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
1.4.3. Một số vai trò của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Chúng ta biết rằng, nhu cầu về điện là thiết yếu, đó không chỉ là nhu cầu sinh hoạt đơn thuần của người dân, mà điện còn là một trong những công cụ giúp Nhà nước nâng cao dân trí, nhất là chúng ta phải nhìn nhận một thực tế là Việt Nam chúng ta vẫn còn đó những địa bàn khó khăn cả về điều kiện sinh hoạt lẫn nhu cầu học hành và chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt là các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Cho nên nhu cầu về điện để cải thiện bộ mặt nông thôn và phát triển xã hội nói chung càng được đặt ra lớn hơn.
Thấy được vai trò đó của mình đối với đất nước nên trong những năm qua, tập đoàn EVN đã có nhiều hoạt động vì an sinh xã hội, vì cuộc sống cộng đồng thiêt thực và hiệu quả. Cụ thể như11:
- Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2010 EVN đã thực hiện chương trình đổi một triệu bóng đèn sợi đốt bằng đèn compact cho người nghèo tại các tỉnh miền Tây Nam bộ và Đông Nam bộ;
- Hoàn thành dự án cấp điện cho các thôn, buôn chưa có điện ở 5 tỉnh Tây Nguyên;
- Triển khai dự án cấp điện cho đồng bào Khmer ở 3 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu;
- Thực hiện tốt việc tham gia chống hạn, chống lũ cho nhân dân các vùng lũ lụt thông qua các công trình thủy điện đạt mục tiêu, như trong đợt mưa lũ - đợt 1 vào cuối tháng 9 - đầu tháng 10 năm 2010, EVN cũng đã gửi số tiền hỗ trợ 100.000.000 đồng nhằm cứu trợ đồng bào vùng lũ vượt qua khó khăn. Và tổng số tiền Tập đoàn Điện lực Việt Nam hỗ trợ trực tiếp qua 2 đợt của năm 2010 là 550.000.000đồng.
- Hay hàng năm vào mùa khô, trong điều kiện thiếu điện, chia sẻ với nông dân, tập đoàn đã hy sinh lợi ích doanh nghiệp tăng cường huy động các nguồn điện chạy dầu giá cao, chỉ đạo các nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Sông Hinh, Trị An, Hàm Thuận - Đa My tiêu tiết nước và sửa
11http://www.npc.com.vn/npc/Default.aspx?tabid=190 [truy cập 10 - 12 - 2010]
GVHD: Phạm Mai Phương Trang 18 SVTH: Lâm Hồng Loan Chị
chữa định kỳ hợp lý, để tăng nguồn điện được phát trong thời kỳ cao điểm mùa hè…
- Đặc biệt, thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình “hỗ trợ các huyện nghèo giảm nghèo nhanh và bền vững”, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã dành gần 280 tỷ đồng để hỗ trợ cho 3 địa bàn nghèo của tỉnh Lai Châu là Phong Thổ, Than Uyên và Tân Uyên. Cũng trong dịp đó, những món quà ý nghĩa cũng được gửi tặng 30 gia đình chính sách nhân dịp kỷ niệm 62 năm ngày Thương binh liệt sỹ tại 3 xã Mường Khoa - huyện Than Uyên, xã Nậm Cần - huyện Tân Uyên và xã Mường Xò - huyện Phong Thổ.
- Triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà Nước đưa điện về nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa;
- Đưa ánh sáng đến với người nghèo, đồng bào dân tộc, góp phần cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Trong giai đoạn 2006- 2010, EVN đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để đưa điện về nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Cho tới nay, có thể nói, 100% số huyện trong cả nước có điện lưới quốc gia đi ngang qua; 97,57% số xã và 95,08% số hộ dân nông thôn sử dụng điện lưới quốc gia, vượt 5,08% so với chỉ tiêu trong Nghị quyết của Ðại hội lần thứ X của Ðảng. Ðiện khí hóa nông thôn đã thật sự góp phần thay đổi căn bản diện mạo kinh tế - xã hội ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, đóng góp hiệu quả trong xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào, chỉ tiêu này cao hơn nhiều nước trong khu vực, kể cả các nước có thu nhập đầu người dân cao hơn nước ta như Indonesia, Ấn Độ, Pakistan… Bên cạnh đó, Tập đoàn đã tích cực phối hợp với các địa phương, chi hàng chục tỷ đồng cho công tác đào tạo quản lý điện nông thôn, miền núi và xây dựng các mô hình quản lý điện nông thôn, miền núi phù hợp với quy định của Nhà nước.
Ở lĩnh vực tạo nguồn nhân lực cho ngành thì hiện tại hệ thống 4 trường đào tạo (gồm một trường Đại học và 3 trường Cao đẳng) với các loại hình đào tạo như: Đại học, Trung học, Thạc sỹ, Tiến sỹ, đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về quản lý kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ, … đã góp phần đào tạo cho hơn 50.000 lượt cán bộ công nhân viên chức hàng năm. Bên cạnh đó là hợp tác với
GVHD: Phạm Mai Phương Trang 19 SVTH: Lâm Hồng Loan Chị
các cơ sở đào tạo nước ngoài như: AIT, Đại học năng lượng (MPEI) Matxcova, INPG (Pháp), Uniten (Malaixia)…, chỉ từ năm 2007 đến nay, Tập đoàn đã cử 245 cán bộ nhân viên và học sinh giỏi là con em cán bộ công nhân viên đi đào tạo ở nước ngoài ở các bậc học: Tiến sỹ, Thạc sỹ và Kỹ sư tài năng.
Tập đoàn còn phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và các trường Chính trị trên cả nước để mở lớp, mỗi năm bồi dưỡng hàng trăm cán bộ các cấp của tập đoàn đạt trình độ Cao cấp, Cử nhân Chính trị.
Chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước, không ngừng đổi mới để phát triển. Đảng bộ của Tập đoàn liên tục nhiều năm được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên đã tích cực tham gia vào các phong trào thi đua sản xuất, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động, động viên người lao động hăng say làm việc, góp phần củng cố khối đoàn kết nhất trí. Đặc biệt là, chuyên mục “EVN vòng tay nhân ái” trên Tạp chí Điện lực chuyên đề Quản lý và Hội nhập thường xuyên đăng tải thông tin về những hoàn cảnh khó khăn ngay trong tập đoàn, qua đó gây quỹ hỗ trợ, nhằm đảm bảo việc làm và thu nhập, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và gia đình.
Cũng thông qua eó, để Tập đoàn Điện lực Việt Nam đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, động viên cán bộ công nhân viên chức hăng hái thi đua lao động sáng tạo, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó. Nổi bật là các phong trào thi đua điển hình như: “Ca vận hành an toàn kinh tế”, “Đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả trong đại tu, sửa chữa”:
“Trạm biến áp và đường dây kiểu mẫu”, “Kíp vận hành kiểu mẫu”, “Điện lực, chi nhánh điện, trạm điện giỏi”, “Vận hành lưới điện an toàn, chất lượng”,
“Tăng giá bán bình quân, giảm tổn thất”. Khối các Công ty Tư vấn Xây dựng điện và Ban Quản lý Dự án thi đua triển khai các công trình xây dựng nguồn và lưới điện đảm bảo chất lượng, tiến độ, đúng các quy định của Nhà nước và tập đoàn… Góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khi điện là một trong những đòn bẫy để thực hiện quá trình này.
1.4.3.2. Đối với phát triển kinh tế
Chúng ta không thể phủ định rằng vai trò của điện đối với đời sống kinh tế – xã hội là vô cùng quan trọng, vì điện là đầu tàu của nền kinh tế, là ngành công
GVHD: Phạm Mai Phương Trang 20 SVTH: Lâm Hồng Loan Chị
nghiệp có vai trò sống còn đối với nền kinh tế. Các ngành công nghiệp sản xuất cần điện trong quá trình sản xuất được liên tục và tiết kiệm hơn các loại năng lượng khác, cũng như nông nghiệp cần điện cho quá trình cơ khí và điện khí hóa nông nghiệp – nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhất là khi điện cũng là một trong những yếu tố của cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thu hút các nguồn lực đầu tư, đặc biệt là các nguồn đầu tư nước ngoài. Và trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành điện lại càng có ý nghĩa chiến lược quan trọng hơn. Vì vậy, EVN được giao trọng trách là phải tiến trước một bước, để thực sự là đầu tàu, là xương sống của nền kinh tế, tỏ rõ vai trò chủ đạo của mình trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Cho nên, trong nhiều năm qua, được Ðảng và Nhà nước giao trọng trách bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam đã nỗ lực đầu tư nhiều công trình trong hệ thống nguồn và lưới điện, góp phần quan trọng bảo đảm điện để phát triển các ngành kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Hết năm 2010, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống điện đạt khoảng 20.900 MW với sản lượng điện thương phẩm năm 2010 ước đạt 85,4 tỷ kW giờ, điện thương phẩm bình quân ước đạt 981 kW giờ/người/năm, tăng 1,8 lần so với năm 2005 12. EVN hiện có khoảng hơn 16,7 triệu khách hàng trực tiếp mua điện của tập đoàn. Tính chung giai đoạn 2006-2010, tổng công suất lắp đặt nguồn điện mới trong hệ thống điện tăng thêm 10.400 MW (tăng 1,98 lần so năm 2005).
Nói đến giá trị kinh tế của ngành điện chúng ta không thể không nói đến đường dây 500 KV khởi công vào ngày 5 tháng 4 năm 1992. Đúng 2 năm sau, ngày 5 tháng 4 năm 1994, toàn bộ đường dây và các trạm 500kV đã được bàn giao cho bên vận hành thực hiện các thí nghiệm, chuẩn bị cho việc khởi động toàn bộ hệ thống tải điện 500kV. Với công trình này thì tình trạng thiếu điện ở miền Nam và miền Trung, đáng nói nhất là tại TP Hồ Chí Minh vào mùa khô phải cắt điện luân phiên tới 5 lần mỗi tuần, miền Trung thiếu điện nghiêm trọng đến mức phải gọi là “đói điện” cơ bản đã được giải quyết. Hơn 15 năm qua, hệ thống tải điện 500kV Bắc-Nam đã truyền tải với tổng sản lượng không nhỏ so với nhu cầu tiêu thụ điện của nền kinh tế gần 148 tỷ kWh, phát huy vai trò cung
12 http://www.pv-power.vn/viewer.asp?pgid=3&aid=306 [truy cập 01 - 01 - 2011]
GVHD: Phạm Mai Phương Trang 21 SVTH: Lâm Hồng Loan Chị
cấp điện phát triển kinh tế xã hội, xứng đáng là một bản anh hùng ca của người lao động và sáng tạo trong thời kỳ đổi mới của đất nước.13
Với những gì EVN đã đạt được trong thời gian qua, cả về mặt kinh tế lẫn xã hội thì chúng ta có thể nói là EVN đã thật sự thực hiện được phần nào vai trò quan trọng của mình đối với quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm trước yêu cầu hội nhập của nền kinh tế, nhất là một khi chúng ta đã chấp nhận gia nhập WTO thì việc tạo ra hành lang pháp lý minh bạch và rõ ràng cho ngành điện ở Việt Nam nói chung và đối với EVN nói riêng là điều chúng ta cần phải có cái nhìn chiến lược hơn cho ngành công nghiệp này trong tương lai để từ đó có những quyết sách kịp thời và đúng đắn hơn.
13 http://www.longphuong.com.vn/articles/view/3/14/tin-tuc [truy cập 10 - 01 - 2011]
GVHD: Phạm Mai Phương Trang 22 SVTH: Lâm Hồng Loan Chị