Chương 2. Bộ máy tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân
2.1. Bộ máy tổ chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
2.1.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của EVN trong thời gian qua, là theo mô hình tích hợp dọc gồm cả phát, truyền tải, phân phối, mua bán điện và cả điều hành hệ thống điện.
Với hệ thống các đơn vị thành viên có quy mô lớn. Khi mới được thành lập, EVN đã có tới 65 đơn vị thành viên, trong só có 17 đơn vị trực thuộc, 5 đơn vị sự nghiệp, 10 công ty liên kết và 23 công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ và 10 công ty con do EVN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Sau một thời gian đi vào hoạt động theo mô hình này thì tính đến cuối năm 2009, số lượng đơn vị thành viên của EVN đã tăng lên là 94 đơn vị, trong só có 27 đơn vị trực thuộc, 39 công ty con, 05 đơn vị sự nghiệp, 23 công ty liên kết.14
Đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm: các đơn vị sự nghiệp, công ty con, công ty liên kết, công ty tự nguyện liên kết.
Trong ó , các thành viên của EVN được khái niệm15 như sau:
- Đơn vị sự nghiệp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm: các trường đào tạo, viện nghiên cứu, trung tâm và các đơn vị khác được thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Công ty con: là công ty hạch toán độc lập do Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm 100% vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối hoặc nắm giữ quyền chi phối khác, được tổ chức dưới các hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), công ty cổ phần, tổng công ty, công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trong thời gian chưa chuyển đổi theo quy định
14 http://www.icon.evn.com.vn/Home/Thoisu/tabid/162/TopicId/1/ItemId/89276/View/2/language/vi- VN/Default.aspx [truy cập 12 - 11 - 2010]
15 Điều 1 Điều lệ EVN
GVHD: Phạm Mai Phương Trang 23 SVTH: Lâm Hồng Loan Chị
của Luật Doanh nghiệp 2005, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước ngoài và các loại hình công ty khác theo quy định của pháp luật.
- Công ty liên kết của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: là công ty có cổ phần, vốn góp không ở mức chi phối của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, được tổ chức dưới hình thức công trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam và ở nước ngoài, các loại hình công ty khác theo quy định của pháp luật, chịu sự ràng buộc về quyền lợi, nghĩa vụ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thoả thuận trong hợp đồng liên kết với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- Công ty tự nguyện liên kết với Tập đoàn Điện lực Việt Nam: là công ty không có cổ phần, vốn góp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nhưng tự nguyện liên kết với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo hợp đồng liên kết hoặc theo thỏa thuận hoặc cam kết với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành của EVN theo Quyết định 16316 là:
- Hội đồng quản trị;
- Tổng giám đốc;
- Các Phó Tổng giám đốc;
- Ban kiểm soát và bộ máy giúp việc.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, về việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, thì EVN là một trong các đối tượng phải chuyển đổi. Và EVN chính thức được chuyển đổi từ Công ty mẹ- Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước bằng Quyết định 975.
Theo quyết định này thì loại hình doanh nghiệp của EVN là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, vì EVN hoạt động trong các ngành,
16 Quyết định số 163/2007/QĐ – TTg ban hành ngày 22 tháng 10 năm 2007 về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, sau đây gọi chung là Điều lệ EVN.
GVHD: Phạm Mai Phương Trang 24 SVTH: Lâm Hồng Loan Chị
lĩnh vực đặc thù nên cơ cấu tổ chức quản lý điều hành của EVN cũng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Có thể nói rằng, cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho việc chuyển đổi theo tinh thần của Nghị định 25 là Luật Doanh nghiệp 2005. Bởi vì, sau ngày 01 tháng 7 năm 2010 thì Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 không còn hiệu lực nữa. Nên, tại khoản 1 Điều 34 của Nghị định 25 đồng thời quy định việc chuyển đổi phải hoàn thành trước ngày 01 tháng 7 năm 2010. Đó cũng là hệ quả tất yếu cho một quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam chúng ta. Nếu một khi chúng ta muốn có một khung pháp lý chung cho các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thì việc tồn tại của Luật Doanh nghiệp Nhà nước xem ra không cần thiết nữa.
Như đã nói ở trên, vì EVN kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực đặc thù là điện, nên cơ cấu tổ chức quản lý của EVN do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở những quy định được ghi nhận tại Nghị định 25. Cụ thể bao gồm:
- Hội đồng thành viên
Với tư cách nhân danh chủ sở hữu, Hội đồng thành viên có chức năng tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu được pháp luật quy định.
Không chỉ thế, khoản 1 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2005 còn quy định, Hội đồng thành viên còn có thể nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty. Chế độ làm việc của Hội đồng thành viên thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 21 Nghị định 25. Cụ thể được quy định17 như sau:
- Xây dựng và quyết định chiến lược phát triển; Kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của công ty; Quyết định phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị thành viên do công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần;
- Quyết định việc xây dựng và sử dụng thương hiệu; Các giải pháp phát triển thị trường và công nghệ; Phân công chuyên môn hóa, hợp tác, tiếp cận, mở rộng và chia sẻ thông tin, thị trường, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ giữa công ty với các doanh nghiệp thành viên;
- Quyết định đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Các công ty trách
17 Điều 20 Nghị định 25
GVHD: Phạm Mai Phương Trang 25 SVTH: Lâm Hồng Loan Chị
nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của các công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ; Các đơn vị trực thuộc công ty mẹ; Các chi nhánh, các văn phòng đại diện của công ty mẹ ở trong nước và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Quyết định các phương án huy động vốn có giá trị không vượt quá giá trị vốn điều lệ hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, hoặc không vượt quá mức giá trị tối đa quy định tại Điều lệ công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, phương án tổ chức kinh doanh, quy chế quản lý nội bộ công ty, biên chế bộ máy quản lý;
- Có quyền quyết định thang, bảng lương, đơn giá tiền lương, chế độ trả lương đối với người lao động và cán bộ quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trên cơ sở lương tối thiểu của Nhà nước và nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động, trừ các chức danh là Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc (Giám đốc lĩnh vực), Kế toán trưởng, Kiểm soát viên của công ty do chủ sở hữu công ty quyết định;
- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, mức lương và lợi ích khác đối với Tổng giám đốc công ty. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, mức lương và lợi ích khác đối với các Phó tổng giám đốc (Giám đốc lĩnh vực), Kế toán trưởng của công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc;
- Tổ chức thực hiện các quyết định được chủ sở hữu công ty chấp thuận;
- Báo cáo chủ sở hữu công ty kết quả và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty;
- Chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu công ty và pháp luật về thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của mình và về sự phát triển của công ty theo mục tiêu, nhiệm vụ chủ sở hữu giao. Trường hợp để công ty thua lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hoặc không thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ chủ sở hữu giao mà không giải trình được nguyên nhân khách quan và được chủ sở hữu chấp nhận thì tùy theo mức độ, sẽ bị cách chức hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
GVHD: Phạm Mai Phương Trang 26 SVTH: Lâm Hồng Loan Chị
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều lệ công ty, Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
Hội đồng thành viên có các thành viên chuyên trách và không chuyên trách. Trong đó Chủ tịch Hội đồng thành viên phải là cán bộ chuyên trách. Chủ sở hữu công ty quyết định số lượng và cơ cấu thành viên Hội đồng thành viên.
Hội đồng thành viên công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước có từ 05 người đến 09 người. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên được quy định tại Điều lệ công ty nhưng không quá 5 năm. Thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại hoặc thay thế. Thành viên Hội đồng thành viên không làm các chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty chỉ định trong số các thành viên Hội đồng thành viên và không kiêm Tổng giám đốc18. Các chức danh này phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 25.
Theo Quyết định số 173/2011/QĐ – TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Hội đồng thành viên EVN, thì con số thành viên của Hội đồng thành viên EVN hiện nay là 6 người. Phần lớn các thành viên này đều là Chủ tịch và thành viên của Hội đồng quản trị của EVN trước đây. Cụ thể như:
- Ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên;
- Ông Phạm Lê Thanh, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên;
- Ông Nguyễn Bỉnh Niệm, Ủy viên Hội đồng quản trị, giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên;
- Ông Lâm Du Sơn, Ủy viên Hội đồng quản trị, giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên;
- Ông Vũ Đức Thìn, Ủy viên Hội đồng quản trị, giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên;
18 Điều 21 và 22 Nghị định 25
GVHD: Phạm Mai Phương Trang 27 SVTH: Lâm Hồng Loan Chị
- Ông Đào Hiếu, Ủy viên Hội đồng quản trị, giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên.
- Tổng giám đốc
Như chúng ta đã thấy ở trên thì Tổng Giám đốc của EVN là do Hội đồng thành viên bổ nhiệm. Chức danh này hiện nay do Ông Phạm Lê Thanh đảm nhận. Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 25 và Điều 31 Điều lệ của EVN thì Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động hằng ngày của công ty theo mục tiêu, kế hoạch, các nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên trên cơ sở phù hợp với quy định của Điều lệ công ty. Chủ thể này chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Vì Điều lệ EVN sau khi chuyển đổi chưa được phê duyệt nên các chức danh trong cơ cấu tổ chức quản lý tập đoàn phần lớn chịu ảnh hưởng bởi Nghị định 25. Nhưng về mặt thực tế thì kế thừa, áp dụng quy định ở Điều lệ của EVN, nên Tổng Giám đốc có quyền hạn và nghĩa vụ19 cụ thể như:
- Điều hành bộ máy giúp việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Thực hiện kiểm tra, thanh tra thường xuyên, đột xuất đối với EVN, các công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ để xử lý kịp thời các vi phạm, sai phạm theo quy định của pháp luật;
- Quyết định các dự án đầu tư, các hợp đồng mua, bán tài sản, các hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê và hợp đồng khác của EVN có giá trị theo mức phân cấp hoặc uỷ quyền của Hội đồng quản trị20 EVN và các quy định của pháp luật;
- Quyết định phương án sử dụng vốn, tài sản của EVN để góp vốn, mua cổ phần của các công ty trong nước có giá trị theo mức phân cấp hoặc uỷ quyền của Hội đồng quản trị EVN và các quy định khác của pháp luật;
- Được hưởng chế độ tiền lương theo năm. Mức tiền lương và tiền thưởng tương ứng với hiệu quả kinh doanh của EVN do Hội đồng quản trị quyết định;
19 Điều 34 Điều lệ EVN
20 Hiện nay được thay thế bởi Hội đồng thành viên
GVHD: Phạm Mai Phương Trang 28 SVTH: Lâm Hồng Loan Chị
- Báo cáo Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh của EVN;
thực hiện việc công bố công khai các báo cáo tài chính của EVN theo quy định của pháp luật;
- Quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức lương và phụ cấp đối với:
ã Giỏm đốc và Kế toỏn trưởng của cỏc đơn vị trực thuộc EVN, cụng ty thành viên hạch toán độc lập chờ chuyển đổi sở hữu; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp;
các Trưởng ban, Chánh văn phòng cơ quan EVN sau khi Hội đồng quản trị EVN thông qua;
ã Phú giỏm đốc cỏc đơn vị trực thuộc, cụng ty thành viờn hạch toỏn độc lập chờ chuyển đổi sở hữu theo đề nghị của Giám đốc các đơn vị này;
ã Cỏc Phú Trưởng ban, Phú Chỏnh văn phũng thuộc bộ mỏy của EVN;
ã Cỏc chức danh quản lý khỏc trong EVN theo phõn cấp của Hội đồng quản trị EVN.
- Được hưởng chế độ tiền lương theo năm. Mức tiền lương và tiền thưởng tương ứng với hiệu quả kinh doanh của EVN do Hội đồng quản trị quyết định.
Bên cạnh đó, ngoài các nghĩa vụ được quy định tại Điều 72 Luật Doanh nghiệp 2005 thì tại khoản 1 Điều 36 Điều lệ của EVN, còn quy định nghĩa vụ của Tổng Giám đốc EVN như sau:
- Không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ thành viên Ban kiểm soát, Kế toán trưởng, thủ quỹ tại EVN. Phải báo cáo để Hội đồng quản trị biết về các hợp đồng của EVN ký kết với thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc. Trường hợp phát hiện hợp đồng có mục đích tư lợi mà hợp đồng chưa được ký kết thì có quyền yêu cầu thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc không được ký kết hợp đồng đó. Nếu hợp đồng đã được ký kết thì bị coi là vô hiệu và thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc phải bồi thường nếu gây thiệt hại cho EVN và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
- Khi EVN không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả, thì:
GVHD: Phạm Mai Phương Trang 29 SVTH: Lâm Hồng Loan Chị
ã Tổng giỏm đốc phải bỏo cỏo Hội đồng quản trị tỡm cỏc biện phỏp khắc phục khó khăn về tài chính và thông báo tình hình tài chính của EVN cho tất cả các chủ nợ được biết;
ã Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viờn Hội đồng quản trị và Tổng giỏm đốc không được tăng tiền lương, không được trích lợi nhuận trả tiền thưởng cho cán bộ quản lý và người lao động;
- Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc vi phạm Điều lệ, quyết định vượt thẩm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho EVN và Nhà nước thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và Điều lệ của EVN.
ặ Điểm cần lưu ý ở đõy là mối quan hệ giữa Hội đồng thành viờn và Tổng Giám đốc EVN. Nếu tại Điều 35 Điều lệ EVN quy định mối quan hệ này là quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc EVN. Nhưng, theo Nghị định 25 thì cơ cấu tổ chức quản lý của EVN lúc này Hội đồng quản trị được thay thế bởi Hội đồng thành viên. Vì vậy, mối quan hệ này được dựa trên cơ sở pháp lý là Nghị định 2521, cụ thể như sau:
- Khi tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, nếu phát hiện vấn đề không có lợi cho công ty thì Tổng giám đốc báo cáo với Hội đồng thành viên để xem xét, điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định. Hội đồng thành viên phải xem xét đề nghị của Tổng giám đốc. Trường hợp Hội đồng thành viên không điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định thì Tổng giám đốc vẫn phải thực hiện nhưng được quyền kiến nghị lên chủ sở hữu công ty.
- Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc tháng, quý, năm, Tổng giám đốc phải gửi báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động và dự kiến phương hướng thực hiện trong kỳ tới của công ty cho Hội đồng thành viên.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền tham dự hoặc cử đại diện Hội đồng thành viên tham dự các cuộc họp giao ban, cuộc họp chuẩn bị các đề án trình Hội đồng thành viên do Tổng giám đốc chủ trì. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người đại diện Hội đồng thành viên có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền kết luận cuộc họp.
21 Điều 24 Nghị định 25