Chương 2. Bộ máy tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân
2.3. Pháp luật điều chỉnh có liên quan đến hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Quay về với Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN, trước đây, khi mới được thành lập thì phần lớn chịu sự điều chỉnh của Quyết định 163, sau đó là Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Cho đến khi được chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định số 25.
Nhìn chung, vì EVN vốn dĩ là doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, pháp luật điều chỉnh EVN có thể kể ra trong thời điểm hiện tại là: Luật Điện lực năm 2004
27 http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/Kinh-te/359353/evn-hanoi-tao-the-chu-dong-trong-co-cau-moi.htm [truy cập 19 - 11 - 2010]
GVHD: Phạm Mai Phương Trang 38 SVTH: Lâm Hồng Loan Chị
và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Doanh nghiệp năm 2005, trong kó Điều lệ Tổ chức và hoạt động của EVN do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Thực tế nhìn lại quá trình can thiệp của các văn bản này đối với EVN trong thời gian qua, thì gần như không phát huy được hiệu quả. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2005, mặc dù Luật Điện lực có quy định quyền và nghĩa vụ của các đơn vị điện lực cũng như quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện28. Ví dụ như quyền được cung cấp đủ số lượng, công suất điện năng, bảo đảm chất lượng điện theo thỏa thuận trong hợp đồng; Quyền yêu cầu bên bán điện kịp thời, khôi phục việc cấp điện khi mất điện; Được cung cấp, giới thiệu thông tin liên quan đến việc mua bán điện và hướng dẫn về an toàn điện; Quyền yêu câu bên bán điện kiểm tra chất lượng dịch vụ điện, tính chính xác của thiết bị đo lường điện để thanh toán; Quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về điện lực của bên bán điện... đồng thời các đơn vị bán điện phải có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan để khách hàng biết về quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình mua bán điện.
Hay luật cũng quy định là giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ quy định căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng thời kỳ, rồi sau khi tiến tới thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, Thủ tướng Chính Phủ vẫn ban hành khung giá bán lẻ tại đó có quy định mức giá trần và giá sàn. Các đơn vị điện lực được quyền bán điện trong khung giá đó. Tuy nhiên trên thực tế, những chủ thể tham gia thị trường điện thì chỉ có khách hàng là không trực thuộc EVN, trong khi ó các chủ thể còn lại đều thuộc EVN như: phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán lẻ điện. Vậy sự lựa chọn của khách hàng là gì đây khi rõ ràng chỉ có EVN là chủ thể duy nhất có thể cung cấp điện ra thị trường? Và như thế thì thị trường bán lẻ điện cạnh tranh là ở đâu?
Bên cạnh đó, việc chuyển đổi Công ty mẹ – EVN thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước, khi Luật Doanh nghiệp Nhà nước không còn hiệu lực nữa thì chúng ta đang tổ chức lại các công ty nhà nước dần đi vào nề nếp điều chỉnh chung của Luật Doanh nghiệp 2005, tạo sân chơi bình đẳng về mặt quản lý các thành phần kinh tế trước yêu cầu của xu thế hội nhập, xét về hình thức là vậy, nhưng bản chất EVN vẫn phải chờ sự quản lý
28 Chương VI Luật Điện lực, các điều từ 39 đến 47
GVHD: Phạm Mai Phương Trang 39 SVTH: Lâm Hồng Loan Chị
và điều hành bởi chủ sở hữu, chịu sự điều chỉnh trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ. Làm gì để EVN vẫn là tập đoàn kinh tế chủ lực của quốc gia nhưng lại không độc tôn bởi chính sự bất cập trong cơ chế pháp lý, để không dẫn đến sự việc xem thường pháp luật của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua cũng như là trong thời gian tới. Xóa ui tâm lý cho rằng mình là những đứa con cưng của nền kinh tế quốc gia, vì vừa phải thực hiện vai trò kinh tế lẫn chính trị, được giao quá nhiều nhiệm vụ, được tập trung quá nhiều lĩnh vực để kinh doanh, được bảo hộ bởi chủ sở hữu trong cơ chế “xin – cho”.
Có thể nói rằng, sau sự kiện về sự đổ vỡ của Vinashin với tổng số nợ lên đến hơn 80.000 tỷ đồng29 thì chúng ta mới bắt đầu nhìn lại một thực tế là chúng ta thiếu hẳn một hành lang pháp lý an toàn và minh bạch cho các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam nói chung và đối với EVN nói riêng. Phần lớn chờ sự chỉ đạo từ chủ sở hữu trực tiếp là Thủ tướng Chính phủ. Từ đó dẫn đến sự lúng túng trong quản lý của các Bộ. Chẳng hạn như đối với EVN trực thuộc Bộ Công thương nhưng nhìn lại suốt thời gian qua, mọi vấn đề về EVN đều chờ ý kiến từ Thủ tướng Chính phủ. Từ tăng giá điện, hay như đề án tách các khâu trong sản xuất cho tới kinh doanh điện năng thành các đơn vị độc lập, có sự tham gia mạnh mẽ của các thành phần kinh tế khác, nhằm thu hút đầu tư vào ngành điện, tạo sự cạnh tranh minh bạch hơn cho các chủ thể tham gia thị trường điện ở Việt Nam ở tất cả các khâu, chứ không thu về một mối do EVN nắm giữ như hiện nay của Bộ Công thương cũng không thể đưa vào thực hiện vì EVN cho rằng như vậy là chia sẻ sức mạnh EVN, rồi đề án vẫn còn nằm trên giấy.
Tóm lại, bất cập trong pháp luật điều chỉnh hoạt động của EVN là sự e dè của các cơ quan thực thi pháp luật là ở chổ EVN chịu sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những suy nghĩ và hành động chủ quan của hầu hết các tập đoàn kinh tế nhà nước ở nước ta như trong thời gian qua.
29 http://dantri.com.vn/c20/s20-406434/tong-no-cua-vinashin-la-hon-80000-ty-dong.htm [truy cập 10 - 12 - 2010]
GVHD: Phạm Mai Phương Trang 40 SVTH: Lâm Hồng Loan Chị
CHƯƠNG 3