Xác lập quốc tịch do sinh ra

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUỐC TỊCH và NHỮNG CHẾ ĐỊNH về QUỐC TỊCH (Trang 25 - 29)

Chương 2: CÁC CHẾ ĐỊNH TRONG LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM

2.1. Xác lập quốc tịch

2.1.1. Xác lập quốc tịch do sinh ra

Đây là cách hưởng quốc tịch mang tính tự nhiên và phổ biến nhất.Nó được hầu hết các nước áp dụng, nghĩa là cá nhân đó khi sinh ra mặc nhiên đã mang quốc tịch của một quốc gia nào đó, việc có quốc tịch này không phụ thuộc vào ý chí của cá nhân mang quốc tịch mà phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. Cách xác lập quốc tịch do sinh ra chủ yếu được dựa trên hai nguyên tắc: Theo nguyên tắc huyết thống hoặc theo nguyên tắc lãnh thổ, có khi các nước áp dụng cả hai nguyên tắc nay cùng lúc khi xác lập quốc tịch cho công dân nước mình.

2.1.1.1. Xác lập quốc tịch do sinh ra theo nguyên tắc huyết thống

Theo nguyên tắc này thì mọi đứa trẻ sinh ra đều có quốc tịch theo cha mẹ, không phụ thuộc vào nơi sinh. Có nghĩa là việc đứa trẻ sinh ra có quốc tịch không phụ thuộc vào nơi mà đứa trẻ đó sinh ra ở đâu, cũng như ý chí của cha mẹ đứa trẻ đó. Quốc tịch đứa trẻ có được là mặc nhiên, cách xác lập quốc tịch này là cách xác lập phổ biến nhất đa phần các nước trên thế giới điều áp dụng như: Các nước Tây Á và Bắc Âu (cụ thể các nước như: Apganixtan, Áo, Na uy, Phần Lan, Tây Ban Nha… Nguyên tắc huyết thống có hai dạng: Nguyên tắc huyết thống tuyệt đối và nguyên tắc huyết thống tương đối.

Đối với nguyên tắc Huyết thống tuyệt đối:

Là nguyên tắc theo đó được áp dụng cho trường hợp cả cha và mẹ có cùng quốc tịch. Theo nguyên tắc này thì đứa trẻ sinh ra có quốc tịch theo cha mẹ, cho dù đúa trẻ đó được sinh ra ở bất cứ đâu một số nước áp dụng nguyên tắc này như:

Rumani, Lào, Trung Quốc, Campuchia…

Ví dụ: Điều 9 Luật Quốc tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào không phụ thuộc vào việc trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thì có quốc tịch Lào5… Đây là cách xác định quốc tịch truyền thống và phổ biến nhất mà hầu hết luật pháp các nước sử dụng để xác định quốc tịch của trẻ em khi sinh ra.

Đối với nguyên tắc Huyết thống tương đối:

Là nguyên tắc theo đó được áp dụng cho trường hợp chỉ cần có cha hoặc mẹ mang quốc tịch của một nước nào đó thi đứa trẻ sẽ mang quốc tịch của nước mà người cha hay mẹ đó mang quốc tịch; Hoặc trong trường hợp đứa trẻ sinh ra chỉ xác định được cha hoặc mẹ còn người kia không rõ là ai hay không có quốc tịch thì đứa trẻ sẽ mang quốc tịch của người cha hoặc người mẹ xác định được. Các nước áp dụng nguyên tắc này như: Pháp, Ba Lan, Thái Lan, Nhật Bản…

Ví dụ: Theo điều 2 Luật quốc tịch Nhật Bản tại thời điểm trẻ em sinh ra, cha hoặc mẹ là công dân Nhật thì có quốc tịch Nhật Bản.

Cũng theo điều 17 Bộ luật quốc tịch nước Cộng hòa Pháp, trẻ em sinh ra hợp pháp hoặc ngoài giá thú có quốc tịch Pháp nếu có cha hoặc mẹ là công dân của

5

Pháp; Điều 4 khoản 1 Luật Quốc tịch Vương quốc Thái Lan quy định một người sinh ra có cha hoặc mẹ có quốc tịch Thái Lan không phân biệt sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Thái Lan thì có quốc tịch Thái Lan6.Có nước kết hợp nguyên tắc huyết thống tuyệt đối với yếu tố lãnh thổ.

Còn theo pháp luật Việt Nam tại Điều 15 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: “Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam”. Theo quy định tại điều này thì luật Quốc tịch Việt Nam thừa nhận qui tắc huyết thống tuyệt đối cho cá nhân là trẻ em sinh ra có cha và mẹ đều là công dân Việt Nam thì đứa trẻ đó sẽ mang quốc tịch Việt Nam không kể trẻ em đó sinh ra trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam. Theo đó quy định tại điều này đã kế thừa Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998.

Bên cạnh đó, Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 cũng thừa nhận một cá nhân có quốc tịch Việt Nam theo nguyên tắc huyết thống tương đối (tức là chỉ cần có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam), trường hợp này được quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 “trẻ em sinh có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam”.Với quy định này thì khi đứa trẻ sinh ra chỉ mặc nhiên mang quốc tịch Việt Nam khi người còn lại (cha hoặc mẹ) là người không quốc tịch hoặc cha không xác định rõ là ai, không kể đứa trẻ đó sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam. Quy định này đã thể hiện thêm một trường hợp nữa đương nhiên có quốc tịch Việt Nam của trẻ em, trẻ em trong trường hợp này có quốc tịch Việt Nam mà không phụ thuộc vào ý chí của cha hoặc mẹ hay một nhân tố khác.

Cũng theo quy định tại Điều 16, Khoản 2 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 cho chúng ta thấy một điều, khi trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì đứa trẻ đó vẫn có thể mang quốc tịch Việt Nam nếu tại thời điểm đăng ký khai sinh cho con có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha và mẹ đồng ý cho đứa trẻ mang quốc tịch Việt Nam.Trong trường hợp này đứa trẻ không mặc nhiên có quốc tịch Việt Nam mà phụ thuộc vào ý chí, sự thỏa thuận giữa cha và mẹ của đứa trẻ (sự thỏa thuận giữa một người là công dân Việt Nam và một người là công dân nước ngoài). Trong khi đó đoạn 2 khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định thêm: “Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam”. Quy định này nhằm bổ xung, hạn chế tình trạng không quốc tịch của trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đồng thời cha mẹ không thoả thuận được quốc tịch cho đứa trẻ. Nó là một quy định mới so với Luật quốc tịch năm 1998 thể hiện tinh thần bảo vệ quyền của trẻ em tránh tình

6

trạng trẻ em sinh ra mà không được hưởng quốc tịch, đồng thời cho ta thấy sự kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc huyết thống và yếu tố lãnh thổ.

Như vậy ở Điều 15 và Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 cho ta thấy Việt Nam áp dụng cả nguyên tắc huyết thống tuyệt đối và nguyên tắc huyết thống tương đối trong việc xác định cho trẻ

2.1.1.2. Xác lập quốc tịch do sinh ra theo nguyên tắc nơi sinh

Theo nguyên tắc này thì đứa trẻ được sinh ra trên lãnh thổ quốc gia nào thì mang quốc tịch của quốc gia đó, không cần biết cha mẹ của trẻ em đó là người có quốc tịch của quốc gia nào hay là không quốc tịch.

Cũng như nguyên tắc huyết thống, nguyên tắc nơi sinh là một nguyên tắc cơ bản mà các quốc gia thường áp dụng để xác định quốc tịch cho trẻ em, theo nguyên tắc này thì đứa trẻ sinh ra cũng mặc nhiên có quốc tịch theo nơi sinh ra mà không phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ. Một số nước áp dụng như: Cu Ba, Singabore, Trung Quốc…

Ví dụ: Theo điểm a Điều 29 Hiến pháp của Cộng hòa Cu Ba, những người sinh ra trên lãnh thổ Cu Ba (trừ con của những người nước ngoài đang làm việc tại Cu Ba cho Chính phủ của họ hoặc cho các tổ chức quốc tế) thì có quốc tịch Cu Ba.

Còn ở Việt Nam, tuy không áp dụng tuyệt đối nguyên tắc nơi sinh nhưng cũng thừa nhận nguyên tắc nơi sinh trong các trường hợp quy định tại Điều 17 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 “Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.” Hay “Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam”. Quy định này cho thấy, Luật quốc tịch 2008 sẽ công nhận quốc tịch Việt Nam cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch và chỉ cần cha hoặc mẹ có nơi thường trú tại Việt Nam hoặc sẽ công nhận quốc tịch Việt Nam cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam mặc dù cha không rõ là ai. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, hạn chế những trường hợp trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam rơi vào tình trạng không có quốc tịch.

Bên cạnh các quy định ở Điều 15, 16, 17 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định về hưởng quốc tịch của trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam thì bên cạnh đó trong một số trường hợp đặc biệt, luật cũng cho phép trẻ em hưởng quốc tịch Việt Nam mà hoàn toàn không gắn với nguyên tắc huyết thống hay nguyên tắc nơi sinh như phân tích ở Điều 15, 16, 17 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008.

Cụ thể với mục tiêu luôn hướng tới quyền lợi của trẻ em, quyền có quốc tịch.

Khoản 1, Điều 18 Luật Quốc tịch năm 2008 quy định cơ sở xác định quốc tịch trong

trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha, mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

Quy định ở Khoản 1, Điều 18 Luật Quốc tịch 2008: “Trẻ em sinh ra bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà khônh rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam…” Nó đã kế thừa quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch 1998, nó thể hiện tính nhân đạo rất rõ của pháp luật Việt Nam nói chung và Luật Quốc tịch nói riêng. Theo đó nhà nước tạo mọi điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch bất kể đứa trẻ đó có cha mẹ hay không rõ cha mẹ là ai.

Ngoài quy định ở khoản 1, luật còn dự liệu thêm ở khoản 2 cho trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam không rõ cha, mẹ là ai mà sau khi được Nhà nước Việt Nam xác lập quốc tịch Việt Nam thì tìm thấy cha, mẹ nhưng cha, mẹ là người có quốc tịch nước ngoài hoặc chỉ tìm thấy được một trong hai người hoặc cha hoặc mẹ nhưng một trong hai người này lại có quốc tịch nước ngoài thì sẽ không còn quốc tịch Việt Nam nửa với điều kiện trẻ em này phải chưa đủ 15 tuổi ở quy định này ta thấy không ổn cho lắm vì theo quy định ở đây thì đứa trẻ trong trường hợp này đương nhiên mất quốc tịch mất hết cả quyền một công dân Việt Nam mà mình đang có với lý do là mình tìm thấy cha mẹ của mình có quốc tịch nước ngoài, trong trường hợp này nếu đứa trẻ muốn giữ lại quốc tịch Việt Nam thì phải làm sao, Đối với nhà nước thì đã bỏ đi một công dân, bỏ đi quyền chủ quyền đã xác lập trước đó.

Trở lại Điều 35 Luật quốc tịch 2008 thi ta thấy một trường hợp nữa quy định quốc tịch của trẻ chưa thành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam ở khoản 1: “Khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam của cha mẹ thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch của họ”.Theo quy định này thì quốc tịch của trẻ chưa thành niên thay đổi theo sự thay đổi quốc tịch của cha mẹ mà không cần đến sự đồng ý của trẻ hay không ở đây quyền lựa chọn quốc tịch của trẻ chưa thành niên trong trường hợp này là không có.Theo đó ở khoản 2 Điều 35 “Khi chỉ cha hoặc mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ. Trường hợp cha hoặc mẹ được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam, nếu cha mẹ không thỏa thuận bằng văn bản về việc giữ quốc tịch nước ngoài cho con”. Ta thấy ở đoạn 1 và đoạn 2 của khoản 2 hình như có mâu thuẩn nhau nhưng thật ra là không hề có mâu thuẩn vì thật ra là ở đoạn 2 bổ sung thêm cho đoạn 1 mà thôi. Ở đây hai đoạn quy định về hai trường hợp khác nhau ở đoạn 1 thì con chưa thành niên sẽ có quốc tịch theo người mà con chưa thành niên sống cùng nếu người đó thay đối quốc tịch nhưng phải có sự thỏa

thuận của cha mẹ. Còn ở đoạn 2 khoản 2 thì cha hoặc mẹ nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên đương nhiên có quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ nếu họ không có thỏa thuận bằng văn bản giữ quốc tịch khác cho con.

Ngoài ra ở khoản 3 Điều 35 con quy định trẻ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo khoản 1,2 Điều này (điều 35) thì sự thay đổi quốc tịch của trẻ phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đó.Ngoài ra ở Điều 37 Luật Quốc tịch năm 2008 còn có một số trường hợp hưởng quốc tịch như: Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam kể tự khi cơ quan nhà nước công nhận việc nhận con nuôi. Ngược lại trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

Như vậy so với Luật quốc tịch năm 1998 quy định về việc xác lập quốc tịch cho trẻ thì đa phần Luật 2008 là kế thừa, đồng thời cũng có một số sửa đổi bổ sung rõ ràng hơn phù hợp hơn với xu hướng phát triển chung của đất nước nói riêng và của thế giới nói chung.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUỐC TỊCH và NHỮNG CHẾ ĐỊNH về QUỐC TỊCH (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)