Chương 2: CÁC CHẾ ĐỊNH TRONG LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM
2.2.1. Mất quốc tịch do được thôi quốc tịch
Việc mất quốc tịch trong trường hợp này xảy ra hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của cá nhân. Một cá nhân muốn thôi quốc tịch Việt Nam thì phải làm đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để gia nhập quốc tịch nước ngoài và được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định của Luật quốc tịch năm 2008 thôi quốc tịch Việt Nam cần thỏa mãn một số điều kiện sau: có đơn xin thôi quốc tịch, việc thôi quốc tịch Việt Nam nhằm mục đích gia nhập quốc tịch nước ngoài, quy định này nhằm tránh trường hợp cá nhân lợi dụng quy định cho thôi quốc tịch để thực hiện hành vi trốn tránh trách nhiệm của mình hoặc thực hiện những ý đồ xấu đối với nhà nước và việc xin nhập quốc tịch nước ngoài ở đây có thể được tính là (đang xin nhập quốc tịch, đã nhập quốc tịch đều nằm trong trường hợp này). Đây là điều kiện bắt buộc và người xin thôi quốc tịch phải có nghĩa vụ chứng minh khi nộp hồ sơ xin thôi quốc tịch trong thời hạn ba tháng hồ sơ sẽ được trình lên Chủ tịch nước và có quyết định cuối cùng.
Đồng thời Luật cũng quy định các trường hợp được xem xét và không được xem
xét cho thôi quốc tịch; người đang nợ thuế đối với nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng. Ở đây các căn cứ, điều kiện cho thôi quốc tịch Việt Nam của Luật quốc tịch năm 2008 về cơ bản không thay đổi nhiều so với quy định của Luật quốc tịch năm 1998. Những căn cứ này tương đối chặt chẽ, phù hợp với pháp luật và đặc thù của Việt Nam hiện nay. Thực tế cho thấy mỗi quốc gia đều có những quy định khác nhau về vấn đề cho thôi quốc tịch nhưng nhìn chung điều kiện cho thôi quốc tịch phải đảm bảo được ý nghĩa của quốc tịch, phù hợp với quy định của pháp luật và không làm phương hại đến lợi ích quốc gia.
Theo Luật quốc tịch năm 2008 thì tất cả công dân Việt Nam đều có quyền thôi quốc tịch Việt Nam để gia nhập quốc tịch nước ngoài, để đảm bảo lợi ích quốc gia, những người đang phụ vụ trong các cơ quan nhà nước không được phép thôi quốc tịch tuy nhiên họ đương nhiên có quyền này khi hết hạn phục vụ trong các cơ quan đó.11 Nhưng đối với trường hợp cá nhân đã nghĩ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra các quyết định trên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của cá nhân đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. Quy định nay ta thấy như là một nguyên tắc mà thôi vì nêu cá nhân đó không thường trú ở trong nước thì không cần phải nộp các giấy tờ này.
Qua thực tiễn giải quyết vấn đề thôi quốc tịch Việt Nam trong thời gian qua cho ta thấy nhu cầu thôi quốc tịch càng nhiều người thôi quốc tịch Việt Nam tập trung ở mốt số nước như: Trung Quốc, Đức, Lào…Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chủ yếu là công dân của Việt Nam định cư ở nước ngoài, số còn lại là công dân Việt Nam đang thường trú trong nước. Lý do khiến họ thôi quốc tịch Việt Nam là do pháp luật của nước họ định cư yêu cầu họ phải thôi quốc tịch gốc khi gia nhập quốc tịch của nước sở tại.
2.2.1.1. Trình tự, thủ tục xin thôi quốc tịch
Về trình tự, thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Nghị định 78/2009/NĐ-CP quy định như sau:
Thành phần hồ sơ chung gồm:
Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam; Bản khai lý lịch; Bản sao Hộ chiếu Việt Nam; Giấy chứng minh nhân dân. Còn nếu trong trường hợp không có Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân thì nộp một trong các giấy tờ sau: bản sao Giấy khai sinh (trong trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt
11 Theo khoản 4 Điều 27 Luật quốc tịch năm 2008 “Cán bộ, công chức và những người đang phụ vụ trong lực
Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ); Quyết định cho nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam; Quyết định việc công nhận nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài; Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Ngoài ra còn phải có phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.
Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận hoặc đảm bảo người đó được nhận quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này. Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam đã có quốc tịch nước ngoài thì nộp bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp để chứng minh người đó có quốc tịch nước ngoài; Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp.
Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghĩ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghĩ hưu, thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam hoặc không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật quốc gia hoặc không trái với quy định của ngành đó.
Thành phần hồ sơ trong một số trường hợp đặc biệt:
Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ như: Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp và giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghĩ hưu, thôi việc, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam hoặc không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật quốc gia hoặc không trái với quy định của ngành đó. Ngoài ra giấy tờ có trong hồ sơ thôi quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu trường hợp nộp hồ sơ ở trong nước, người xin thôi quốc tịch Việt Nam xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền.
Còn đối việc quy định cơ quan tiếp nhận, số lượng hồ sơ phải nộp, trình tự, giải quyết hồ sơ thì Luật quốc tịch năm 2008 quy định như sau: Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ; Số lượng hồ sơ phải nộp gồm 03 bộ hồ sơ (đối với các loại giấy tờ trong
hồ sơ nhưng chỉ có một bản chính thì nộp kèm 2 bản sao được cấp, được chứng thực sao y theo quy định của pháp luật Việt Nam)
Về trình tự giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam gồm có các bước sau:
Bước một: Sở Tư pháp
Kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ không đủ hoặc không hợp lệ theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp thong báo ngay để người xin trở lại quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp đăng thong báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh trong ba số liên tiếp và gửi đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Gửi văn bản đề nghị Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp đăng thông tin về người xin thôi quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp thẩm tra hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam và chờ kết quả xác minh của Công an cấp tỉnh và tiếp nhận thông báo của cơ quan Công an, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thuế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi, không được thôi quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước hai: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
Bước ba: Bộ Tư pháp
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Trong trường hợp cần thiết, BộTư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Công an nhận được đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an trả lời kết quả xác minh.
Bước bốn: Chủ tịch nước
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Bước năm: Thông báo kết quả giải quyết
Bộ Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho người xin thôi quốc tịch Việt Nam về kết quả giải quyết việc xin thôi quốc tịch Việt Nam và đăng trên trang thông tin
điện tử của Bộ Tư pháp. Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm gửi đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, mức thu lệ phí đối với trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam là: 2.500.000đ/1 trường hợp.