Xác lập quốc tịch theo sự gia nhập

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUỐC TỊCH và NHỮNG CHẾ ĐỊNH về QUỐC TỊCH (Trang 29 - 35)

Chương 2: CÁC CHẾ ĐỊNH TRONG LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM

2.1. Xác lập quốc tịch

2.1.2. Xác lập quốc tịch theo sự gia nhập

Xác lập quốc tịch theo sự gia nhập được hiểu là việc một người được nhận quốc tịch của một quốc gia nhất định do việc xin nhập quốc tịch của người đó để được nhận quốc tịch của nhà nước mà mình xin nhập quốc tịch.

Hầu như pháp luật các nước đều cho phép những người không quốc tịch hoặc những người có quốc tịch nhưng xin thay đổi quốc tịch, thậm chí có những người đã có quốc tịch rồi mà muốn xin thêm một, hai quốc tịch nữa, có thể gia nhập quốc tịch của nước mình.Việc nhập quốc tịch còn tùy thuộc vào ý chí nguyện vọng của cá nhân và việc nhà nước có cho cá nhân đó nhập quốc tịch của nước hay không.

Thường thì việc cho một cá nhân nhập quốc tịch nước mình do nhiều nguyên do, có thể nhà nước cho cá nhân nhập quốc tịch nước mình là nhầm thu hút nhân tài phục vụ cho lợi ích của quốc gia mình hay do ý chí chủ quan người xin nhập quốc tịch và nhà nước đó cho phép nhập quốc tịch hoặc do tác động của điều ước quốc tế giữa các quốc qia có liên quan trong việc thôi, cho nhập quốc tịch nước mình.

Còn theo pháp Luật Quốc tịch Việt Nam hiện hành thì vấn đề xác lập quốc tịch theo sự gia nhập chỉ áp dụng cho công dân nước ngoài và người không quốc tịch muốn nhập quốc tịch Việt Nam. Trên thực tế, để được xác lập quốc tịch theo sự gia nhập thì người nhập phải đáp ứng các điều kiện do quốc gia đó đặt ra. Tuỳ thuộc vào từng quốc gia mà điều kiện cho nhập quốc tịch cũng không giống nhau, căn cứ vào Điều 19 Luật quốc tịch 2008, để được nhập quốc tịch Việt Nam, cá nhân phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Thứ nhất, cá nhân xin nhập quốc tịch phải có hành vi dân sự đầy đủ theo pháp luật Việt Nam. Liên quan đến năng lực hành vi dân sự của cá nhân thì theo giải thích của Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2005 thì người có năng lực hành vi dân sự

đầy đủ là người phải đủ từ 18 tuổi trở lên, đồng thời người đó không bị Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hay hạn chế năng lực hành vi dân sự7. Theo quy đinh này thì người muốn nhập quốc tịch Việt Nam phải chính mình làm đơn xin nhập quốc tịch và đồng thời cũng đảm bảo sau khi họ được nhập quốc tịch rồi sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ đầy đủ của một công dân.

Thứ hai, người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật Việt Nam, tôn trọng truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam.

Quy định này hoàn toàn xuất phát từ vấn đề an ninh, chủ quyền quốc gia, quy định này hoàn toàn phù hợp trong mọi thời kỳ. Nhà nước không thể chấp nhận một cá nhân có quan điểm chống phá đường lối chính trị quốc gia sau khi xin nhập quốc tịch. Tuân thủ hiến pháp và tôn trọng pháp luật cũng là một cách để thể hiện thái độ của người xin nhập quốc tịch đối với nhà nước cho nhập quốc tịch, đồng thời họ cũng chấp nhận đi vào khuôn khổ truyền thống, phong tục, tập quán của người Việt Nam. Vấn đề là chúng ta xem xét góc độ tuân thủ hiến pháp và pháp luật Việt Nam ở thời điểm nào, theo tác giả nên xem xét ở cả ba thời điểm quá khứ, hiện tại và tương lai có như vậy chúng ta mới đánh giá đúng một cá nhân tương lai sẽ là công dân Việt Nam.

Thứ ba, người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải biết tiếng Việt đủ để hoà nhập cộng đồng Việt Nam. Thế nào là đủ để hoà nhập cộng đồng, Điều kiện này còn tuỳ thuộc vào mỗi nước đặt ra. Như ta đã biết, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp giữa con người với nhau, điều kiện về ngôn ngữ là điều kiện tất yếu mà các nước đều đặt ra cho một cá nhân xin nhập quốc tịch quốc gia mình, để dễ dàng hoà nhập vào đời sống cộng đồng tại quốc gia sở tại. Để giải thích cho điều kiện này thì tại Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 (gọi tắt là Nghị định số 78/2009/NĐ-CP) quy định “biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó"8 và một trong các loại giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là: bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp (cụ thể là trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam cấp, thời gian theo học là 6 tháng),hoặc bằng tiếng Việt tại một trường đại học ở nước ngoài. Trường hợp không có một trong các văn bằng trên thì người xin nhập quốc tịch phải đăng kí

7 Điều 19, 22, 23 Bộ Luật dân sự năm 2005

8

kiểm tra trình độ tiếng Việt tại trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam nếu đạt yêu cầu thì sẽ được cấp chứng chỉ trong 2 năm.

Thứ tư, người xin nhập quốc tịch Việt Nam đã thường trú tại Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam. Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp thẻ thường trú (đoạn 2 Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP).

Thời hạn thường trú 5 năm tại Việt Nam của người không quốc tịch và người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam là thời hạn thường trú liên tục trong 5 năm tại Việt Nam, nó không phải là thời gian cộng gộp của những khoản thời gian sinh sống khác nhau, không liên tục tại Việt Nam. Quy định này nhằm đảm bảo tính ổn định, tạo nền tảng, sự gắn bó ban đầu giữa cá nhân đó với nhà nước Việt Nam.

Thứ năm, người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam. Việc đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn gốc thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân Việt Nam (được quy định ở Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP). Cũng theo đó để chứng minh người xin nhập quốc tịch Việt Nam bảo đảm được cuộc sống của mình tại Việt Nam thì phải có các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam của người đó9.

Thứ sáu, người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt nếu được Chủ tịch nước cho phép, khoản 3 Điều 21 và quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật quốc tịch 2008.

Thứ bảy, người nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam, một điều đặt ra ở đây là thế nào mới được xem là có tên gọi Việt Nam, theo ta hiểu tên gọi Việt Nam là tên phát âm được bằng tiếng Việt hoặc tên nước ngoài gắn với tên tiếng Việt. Ví dụ như: Peter Nam thi được chấp nhận mà tên là Peter thì không chấp nhận, vấn đề này hiện nay cũng chưa được giải thích rõ ràng và có nhiều cách hiểu khác nhau trên thực tế.

Như phân tích ở trên thì một cá nhân muốn nhập quốc tịch Việt Nam phải hội đủ bảy điều kiện. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật Việt Nam cho phép một cá nhân xin nhập quốc tịch Việt Nam được miễn một số điều kiện trong bảy điều kiện đã nêu trên nếu như người xin nhập quốc tịch Việt Nam nằm trong trường hợp sau: Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

Có công lao động đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

9

Việt Nam đó là những người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận; Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những người có tài trong các lĩnh vực khoa hoc, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận việc nhập quốc tịch của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển trong các lĩnh vực nói trên của Việt Nam. Nếu thỏa một trong những điều kiện này thì một cá nhân khi xin nhập quốc tịch Việt Nam sẽ được miễn các điều kiện trong bảy điều kiện cụ thể là: Miễn biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam, thời gian thường trú tại Việt Nam, khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam, không buộc phải thôi quốc tịch nước ngoài nếu Chủ tịch nước cho phép. Những quy định miễn này sẽ góp phần vào chính sách thu hút nhân tài của Việt Nam và tạo mối quan hệ thân thiết hơn giữa nhà nước và công dân khi nhân quốc tịch.

Đặc biệt một sự thay đổi lớn là tại Điều 4 Luật quốc tịch 2008 đã bổ sung quy định tại Điều 3 Luật quốc tịch năm 1998 theo hướng mềm dẻo hơn, đây sẽ là cánh cửa mở khá thoáng cho công dân nước ngoài có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam mà có thể vẫn giữ được quốc tịch thứ hai, nói như vậy không phải là nguyên tắc một quốc tịch bị phá vỡ, có rất nhiều người nghỉ theo hướng Luật quốc tịch năm 2008 đã mở theo hướng một cá nhân hưởng hai quốc tịch đối với tất cả các đối tượng hiểu như vậy là không đúng với tinh thần của Luật, trên tinh thần là vẫn giữ nguyên tắc một quốc tịch nhưng theo hướng thoáng hơn. Việc khẳng định một số ngoại lệ có thể có hai quốc tịch không có nghĩa từ bỏ nguyên tắc một quốc tịch mà chỉ sửa đổi nguyên tắc này cho mềm dẻo hơn, phù hợp hơn với thực tế biến động dân cư và trong xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, quy định này cũng phù hợp với thực tiễn giao lưu quốc tế; nhiều nước trước đây thực hiện chính sách một quốc tịch cứng, mới đây đã sửa đổi theo hướng mềm dẻo hơn là vừa khẳng định nguyên tắc một quốc tịch nhưng có mở rộng ngoại lệ hai quốc tịch (như Nga, Đức, Mê-hi-cô...). Cụ thể là tại Điều 19 khoản 3 quy định “Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép”. Tại quy định này cho ta thấy pháp luật Việt Nam buộc cá nhân muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì phải bỏ quốc tịch nước ngoài chỉ trừ những trường hợp đặc biệt và được Chủ tịch nước cho phép giữ lại quốc tịch trước kia khi nhập quốc tịch Việt Nam mà thôi.

Đồng thời cũng tại Điều 19 khoản 5 cũng quy định “người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam”. Quy định này nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng của kẻ xấu trong việc nhập quốc tịch Việt Nam để làm phương hại đến lợi ích của Nhà nước Việt Nam.

2.1.2.1. Trình tự, thủ tục xin nhập quốc tịch

Về trình tự, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam, Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Nghị định số 78/2009/NĐ-CP quy định như sau:

Thành phần hồ sơ chung gồm:

Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam; Bản khai lý lịch; Bản sao giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế (là giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài).

Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của người nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Ngoài ra còn có giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ:

Bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam.

Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam khai báo biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam nhưng không có giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt, thì Sở Tư pháp tổ chức phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra trình độ tiếng Việt và các giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian cư trú ở Việt Nam được quy định hoặc bản sao Thẻ thường trú.

Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm một trong số các giấy như: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó.

Thành phần hồ sơ một số trường hợp đặc biệt:

Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có con chưa thành niên cùng nhận quốc tịch Việt Nam thì nộp bản sao Giấy khai sinh của người con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà người con chưa thành niên nhập quốc tịch Việt Nam cùng thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con. Ngoài ra nếu người xin nhập quốc tịch Việt Nam được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì phải nộp giấy tờ tương ứng chứng minh điều kiện được miễn, cụ thể là: Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam thì phải nộp bản sao chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân; Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam thì nộp bản sao giấy khai sinh hoặc

giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con; Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thì nộp bản sao Huy chương, Huân chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì nộp giấy chứng nhận của cơ quan tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Uỷ bản nhân dân cấp tỉnh xác nhận việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển một trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hoá, xã hội, nghệ thuật, thể thao. Ngoài ra nếu giấy tờ có trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hoá lãnh sự, nếu bằng tiếng nước ngoài phải dịch sang tiếng Việt Nam và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Còn đối với việc quy định cơ quan tiếp nhận hồ sơ, số lượng hồ sơ phải nộp, trình tự giải quyết hồ sơ thì Luật năm 2008 quy định như sau: Cơ quan tiếp nhận là sở tư pháp; Số lượng hồ sơ phảo nộp gồm 3 bộ hồ sơ (đối với các loại giấy tờ có trong hồ sơ nhưng chỉ có 01 bản chính thì nộp kèm 02 bản sao được cấp hoặc được chứng thực sao y theo quy định của pháp luật Việt Nam)

Về trình tự giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các bước sau:

Bước 1: Sở tư pháp

Kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ không đủ hoặc không hợp lệ theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Trong thời gian 30 ngày tiếp theo, Sở Tư pháp thẩm tra hồ sơ xin nhập quốc tịch và chờ kết quả thẩm tra của Công an cấp tỉnh.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm tra của Công an cấp tỉnh, Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 2: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất gửi Bộ Tư pháp.

Bước 3: Bộ Tư pháp

Đối với người xin nhập quốc tịch Việt Nam không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài:

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUỐC TỊCH và NHỮNG CHẾ ĐỊNH về QUỐC TỊCH (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)