Từ năm 1995, toàn dân Đài Loan được hưởng chương trình bảo hiểm y tế.
Trẻ nhỏ hưởng chăm sóc y tế hoàn toàn miễn phí tử năm ba tuổi. Việc tham gia bảo hiểm y tế này là bắt buộc cho mọi người lao động. Khoảng 99% trong 23 triệu người dân có thẻ bảo hiểm y tế, họ được chăm sóc sức khỏe trong bất cứ bệnh viện công hoặc bệnh viện tư nào tùy ý. Còn với 1% số dân còn lại, ví lý do
này hay lý do khác không tham gia bảo hiểm, nhưng họ vẫn được hưởng quyền chăm sóc y tế đầy đủ.
Bảo hiểm y tế toàn lãnh thổ (NHI) được khởi đầu từ năm 1995, là chương trình hợp nhất 13 chế độ bảo hiểm y tế đã có sẵn và nhắm đến nhiều đối tượng khác nhau như công nhân viên chức, nông ngư dân, vốn chiếm tới 60% dân số.
Hệ thống bảo hiểm y tế mới cho phép sát nhập tất cả mọi người không hưởng bất cứ chế độ chăm sóc nào, nhất là người cao tuổi, trẻ em, sinh viên và người thất nghiệp. Mặc dù bị một số người chỉ trích và có lúc thiếu vốn nhưng sau 12 năm, chương trình đã thành công vượt bậc.
Ở nhiều nơi trên thế giới, không hiếm trường hợp người tham gia bảo hiểm không được chọn bác sĩ hoặc nơi điều trị. Nhưng ở Đài Loan thì khác, người có thẻ bảo hiểm y tế chỉ cần một số tiền nhỏ (vài USD) là được khám bệnh và cung cấp thuốc men. Đối với việc điều trị bệnh nặng lâu ngày, bệnh nhân cũng chỉ phải trả khoảng 10% tổng chi phí điều trị.
Lương của người được bảo hiểm là cơ sở để tính tiền cho thẻ bảo hiểm y tế. Trong khoảng 4,55% tiền lương để nộp bảo hiểm, công ty hoặc cơ quan sẽ trả một phần. Người thất nghiệp chỉ trả khoảng 60% so với mức bình thường, phần còn lại do nhà nước trả.
Theo luật định, mọi công dân lãnh thổ Đài Loan có nghĩa vụ nộp tiền bảo hiểm y tế sau bốn tháng cư trú ở đây. Người nước ngoài có thẻ thường trú cũng phải tham gia hệ thống này5.
1.6.2. Bảo hiểm y tế ở Hàn Quốc
Đến năm 2000, bảo hiểm y tế ở Hàn Quốc được cải cách, tập đoàn bảo hiểm y tế quốc gia Hàn Quốc (NHIC) được thành lập trên cơ sở sát nhập các quỹ bảo hiểm y tế. NHIC là cơ quan công, độc lập với Bộ Y tế và phúc lợi (MOHW).
Cơ quan giám định bảo hiểm y tế (HIRA) được hình thành sau khi sát nhập các quỹ năm 2000, có nhiệm vụ xem xét các yêu cầu thanh toán các chi phí bảo hiểm y tế và đánh giá sự thích hợp trong chăm sóc y tế. Người dân tham gia bảo hiểm
y tế theo hình thức cá nhân và bảo hiểm y tế cho toàn dân.
Đóng góp của các công nhân công nghiệp tương ứng với thu nhập, khoảng 4,5% năm 2005 (trong đó chủ sử dụng lao động đóng 50%, người lao động đóng 50%). Trong khi đó, đóng góp của người lao động tự do dựa trên tài sản và thu nhập của từng cá nhân (hoặc ước tính thu nhập), Chính phủ trợ cấp một phần đến người lao động tự do đã tham gia để dễ dàng mở rộng đối tượng tham gia. Do
5 Niên luận luật năm 3 – Sinh viên thực hiện Phạm Quốc Bình - Lớp Thương mại 1 khóa 32, đề tài “Bảo hiểm y tế ở Việt Nam”.
Chính phủ trợ cấp theo đầu người mà không quan tâm đến thu nhập của từng cá nhân nên nảy sinh các vấn đề về công bằng trong việc trợ cấp của Chính phủ vì không phải người lao động tự do nào cũng có thu nhập giống nhau, từ đó có những quan điểm để nghị cân nhắc lại mục đích trợ cấp cho những người lao động tự do của Chính phủ.
Ưu tiên chính sách mở rộng người tham gia bảo hiểm y tế nên mức phí thấp và quyền lợi không được mở rộng (tỷ lệ tiền túi mà người có thẻ phải tự trả cho các dịch vụ y tế cao). Bên cạnh đó còn có mạng lưới an toàn: miễn trừ cho một số trường hợp cần thanh toán cho bệnh nhân ngoại trú.
Lúc này cơ quan bảo hiểm y tế quốc gia Hàn Quốc đang phải lựa chọn giữa hai hướng hoặc mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế cho một số lượng người dân nhất định với mức phí bao hiểm y tế cao hoặc duy trì mức phí thấp để nhiều người tham gia, quyền lợi không được mở rộng nhưng thống nhất quyền lợi cho tất cả mọi người6.
1.6.3. Bảo hiểm y tế ở Pháp
Hệ thống an sinh xã hội của Pháp được xây dựng từ những năm 1945 – 1946, ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc. Mục đích của hệ thống này là bảo đảm cho người dân trong mọi hoàn cảnh đều có thể có những phương tiện cần thiết để tồn tại trong những điều kiện chấp nhận được. Hệ thống an sinh xã hội của Pháp bao gồm các quỹ bảo hiểm y tế (bệnh tật thông thường, bệnh nghề nghiệp và cả trường hợp tai nạn lao động), quỹ dành cho người già, quỹ dành cho trợ cấp gia đình và quỹ cho trợ cấp thất nghiệp. Nghĩa là xã hội đặt ra một mức sống tối thiểu nào đó, nếu khả năng của anh không đạt được mức đó thì Nhà nước sẽ hỗ trợ để anh có quyền được sống với đúng phẩm giá con người và không phải quá lo sợ về một tương lai bấp bênh, mờ mịt.
Chế độ bảo hiểm y tế ở Pháp có tính bắt buộc và độc quyền. Bắt buộc vì toàn dân và cả những người nước ngoài cư trú tại Pháp đều phải đóng góp vào hệ thống bảo hiểm y tế này, không có sự chọn lựa nào khác. Độc quyền vì mặc dù các công ty tư nhân đứng ra phụ trách việc thu, quản lý và phân phát lại quỹ bảo hiểm y tế nhưng họ hoạt động cho Nhà nước và hoàn toàn không có sự cạnh tranh của các công ty khác. Về chi phí khám bệnh thì quỹ sẽ chi từ 35 – 70%, chi phí thuốc men thì từ 15 – 100%, do đó hầu như mọi người vẫn phải mua thêm bảo hiểm sức khỏe ở ngoài để tất cả các chi phí khám chữa bệnh được hoàn lại
6 Niên luận luật năm 3 – Sinh viên thực hiện Phạm Quốc Bình - Lớp Thương mại 1 khóa 32, đề tài “Bảo hiểm y tế ở Việt Nam”.
100%. Trong lĩnh vực bảo hiểm sức khỏe thì có sự tự do cạnh tranh, các công ty bảo hiểm thỏa sức đưa ra các sản phẩm hấp dẫn để thu hút khách hàng.
Trước đây, bệnh nhân đi khám bệnh phải trả tiền trước, sau đó gửi giấy tờ về quỹ bảo hiểm y tế để được hoàn lại tiền. Tuy nhiên, từ năm 1998, Nhà nước đã đưa vào sử dụng hệ thống "thẻ khám bệnh" (carte vitale – giống như thẻ ngân hàng có số an sinh xã hội và chứa các thông tin về người sở hữu thẻ) và trang bị cho các cơ sở y tế các máy đọc thẻ. Từ đấy, người dân không còn phải ứng tiền ra trước nữa mà chỉ cần đưa thẻ qua máy đọc, các thông tin cần thiết sẽ được chuyển giao và chi phí khám chữa bệnh sẽ được thanh toán trực tiếp giữa quỹ và cơ sở y tế. Các nhà thuốc cũng được trang bị các máy này. Do đó, hiện nay người dân đi khám bệnh hoặc mua thuốc hầu như không phải trả tiền; ngoại trừ khoản đóng góp bắt buộc bắt đầu áp dụng từ năm 2005 (sẽ đề cập ở dưới đây). Một số phòng mạch tư không có máy này thì bệnh nhân phải trả tiền trước rồi gửi giấy tờ thanh toán sau; một số bác sĩ lấy giá khám bệnh cao hơn mức chi trả quy định thì bệnh nhân trả phần chênh lệch, hoặc nếu mua bảo hiểm sức khỏe tốt thì có thể được thanh toán toàn bộ nhưng bác sĩ có nghĩa vụ thông báo trước cho bệnh nhân về giá khám để họ quyết định có khám hay không. Tất cả mọi người đều có thẻ khám bệnh, trẻ em lên 16 tuổi thì có thẻ riêng, trước đó đăng ký trên thẻ của cha mẹ; người nước ngoài có giấy tờ cư trú tại Pháp từ một năm trở lên cũng có quyền yêu cầu được cấp thẻ này7.
Bảo hiểm y tế luôn là một chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội với nhiệm vụ chính là chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Bảo hiểm y tế cũng chính là nơi chia sẻ nguy cơ bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính thông qua sự đóng góp của cộng đồng. Các nước trên thế giới luôn coi trọng bảo hiểm y tế trong chính sách xã hội ở nước mình và Việt Nam cũng thế. Hiện nay, mặc dù đất nước còn trong giai đoạn đang phát triển nhưng Đảng và Nhà nước ta luôn đặt bảo hiểm y tế là một trong những chính sách xã hội cần được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, để bảo hiểm y tế ngày càng phát triển một cách bền vững và lâu dài thì rất là khó khăn, bởi lẽ bảo hiểm y tế chỉ mới được hình thành ở Việt Nam chỉ mới gần hai mươi năm trong khi đó bảo hiểm y tế đã được hình thành cách đây đã hơn một trăm năm. Biết được những khó khăn đó mà Nhà nước đã ban hành những văn bản qui phạm pháp luật để cũng cố vững chắc hơn nữa cho bảo hiểm y tế. Mở đầu cho việc làm đó là Nhà nước ban hành Nghị định
7 Đặng Thảo – Tạp chí bảo hiểm xã hội số 7 (155) năm 2008 -
http://tapchibaohiemxahoi.org.vn/index.asp?action_menu=BaiViet_Detail&BaiViet_ID=1375&MucLuc_
id=666
số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành kèm theo điều lệ bảo hiểm y tế. Tiếp theo đó,ngày 13/8/ 1998 Chính phủ đã ban hành điều lệ bảo hiểm y tế kèm theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP rồi đến Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ. Và vào ngày 14/11/2008 Luật Bảo hiểm y tế đã được Quốc hội thông qua đáp ứng được sự mong đợi của người dân.