CHƯƠNG 2 THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
2.1 NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC THEO QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP HIỆN HÀNH
2.1.1 Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại
2.1.1.1 Trong lĩnh vực đối nội
Chủ tịch nước “Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh,…” (Khoản 5 Điều 103 Hiến pháp hiện hành). Tình trạng chiến tranh là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố trong thời gian từ khi nước nhà bị xâm lược cho tới khi hành động xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế. Khi đất nước bị xâm lược, Quốc hội xem xét, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh. Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội. Khi đó, Chủ tịch nước sẽ căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ban hành Lệnh công bố Quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh. Khi không còn tình trạng chiến tranh, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định bãi bỏ tình trạng chiến tranh.
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra Lệnh bãi bỏ Lệnh đã công bố.
Theo Khoản 6 Điều 103 Hiến pháp hiện hành, Chủ tịch nước sẽ “Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ra Lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương”.
“Tổng động viên” là biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước. “Động viên cục bộ” là biện pháp huy động mọi nguồn lực của một hoặc một số địa phương. “Tình trạng khẩn cấp” là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành động vũ trang xâm lƣợc hoặc bạo loạn, hoặc chịu hậu quả nặng nề của thiên tai, địch họa.
Lệnh tổng động viên là Lệnh của người đứng đầu nhà nước tuyên bố các vấn đề thiên tai địch họa, chiến tranh hoặc nguy cơ chiến tranh và động viên mọi lực lƣợng gồm nhân lực, tài lực, vật lực... để phục vụ đất nước trong những tình hình đó. Lệnh tổng động viên được ban bố công khai trên phạm vi cả nước. Còn Lệnh động viên cục bộ được ban bố công khai ở một hoặc một số địa phương. Lệnh tổng động viên có ý nghĩa quan trọng kịp thời huy động mọi khả năng và sức mạnh của toàn dân để bảo vệ Tổ quốc Nếu trên phạm vi cả nước hoặc trong phạm vi địa phương nào đó xảy ra chiến tranh hoặc chịu hậu quả nặng nề của thiên tai, dịch bệnh thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét,
quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ. Chủ tịch nước trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình sẽ căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ. Một khi không còn tình trạng trên, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định hủy bỏ việc tổng động viên, động viên cục bộ. Chủ tịch nước sẽ căn cứ vào Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra Lệnh bãi bỏ Lệnh tổng động viên, động viên cục bộ. Ví dụ nhƣ Lệnh tổng động viên số 29-LCT ngày 5/3/1979 được ký bởi Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng.25
Trong trường hợp xảy ra tình trạng khẩn cấp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định công bố tình trạng khẩn cấp. Căn cứ vào Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra Lệnh công bố Nghị quyết về việc công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương. Nếu trong trường hợp xảy ra tình trạng khẩn cấp mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được, Chủ tịch nước sẽ quyết định việc ban bố tình trạng khẩn cấp trong phạm vi cả nước hoặc trong từng địa phương. Một khi đất nước không còn tình trạng khẩn cấp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định bãi bỏ tình trạng khẩn cấp. Chủ tịch nước sẽ căn cứ vào Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra Lệnh bãi bỏ Lệnh công bố Nghị quyết về ban bố tình trạng khẩn cấp.
Với vai trò là người đứng đầu nhà nước trong lĩnh vực đối nội, Chủ tịch nước còn có thẩm quyền “Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các Lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp Đại sứ, những hàm, cấp Nhà nước trong các lĩnh vực khác;
quyết định tặng thưởng Huân chương, Huy chương, Giải thưởng nhà nước và Danh hiệu vinh dự nhà nước” (Khoản 9 Điều 103 Hiến pháp hiện hành). Theo quy định tại Điều 12 Luật Quốc phòng năm 2005, Lực lƣợng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ. Lực lƣợng vũ trang nhân dân việt nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước và sự quản lý thống nhất của Chính phủ. Quân hàm là hệ thống cấp bậc dành cho các sĩ quan của Lực lƣợng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Theo đó, Chủ tịch nước sẽ ký Quyết định phong hàm, cấp cho những sĩ quan cấp cao của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Đối việc phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong lực lượng Quân đội nhân dân, Chủ tịch nước có thẩm quyền phong hàm Thượng tướng, Đại tướng và Đô đốc hải quân (theo Điểm a, Khoản 1, Điều 25, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2008). Đối với việc phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong lực lƣợng Công an nhân dân, Khoản 1 Điều 25 Luật Công an nhân dân năm 2005 quy định: “Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm Thượng tướng, Đại tướng”.
25 Xem Phụ lục II.
Hình 6. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng cho 09 cán bộ cấp cao Quân đội nhân dân
và Công an nhân dân. Ảnh: Khổng Minh Khánh
Ví dụ, Ngày 6 – 7 – 2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao Quyết định phong hàm Đại tướng cho Ông Phùng Quang Thanh (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) và Ông Lê Văn Dũng (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam); phong hàm Thượng tướng cho Ông Nguyễn Khắc Nghiên (Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng).26 Ngày 5 – 12 – 2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao Quyết định phong hàm Thượng tướng cho 09 cán bộ cấp cao trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân bao gồm ông Trần Đại Quang (Bộ trưởng Công an); ông Ngô Xuân Lịch (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị);
ông Đặng Văn Hiếu (Thứ trưởng thường trực Bộ Công an); ông Đỗ Bá Tỵ (Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) và các Thứ trưởng Bộ Quốc phòng bao gồm ông Nguyễn Thành Cung, ông Trương Quang Khánh, ông Nguyễn Chí Vịnh, ông Lê Hữu Đức và ông Nguyễn Văn Hiến (kiêm Tƣ lệnh Hải quân).27
Ngoài ra, Chủ tịch nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc phong hàm, cấp Đại sứ. Theo đó, ngày 22/8/2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định phong hàm Đại sứ cho 63 cán bộ ngoại giao.28
26 Nguyệt Cầm: Thăng quân hàm Đại tướng và Thượng tướng cho 3 cán bộ chủ chốt Quân đội, Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2007, http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Thang-quan-ham-Dai- tuong-va-Thuong-tuong-cho-3-can-bo-chu-chot-quan-doi/20077/18916.vgp, [ngày truy cập, 16 – 02 – 2012].
27 Lê Ngọc Long: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng và Đô đốc cho 9 cán bộ cấp cao của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Báo điện tử Quân đội nhân dân, 2011, http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/10/50/50/168941/Default.aspx [ngày truy cập 16 – 02 – 2012].
28 Theo Quyết định số 1136/QĐ - CTN ngày 21/7/2011 về việc phong hàm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong công tác thi đua khen thưởng thì Chủ tịch nước có thẩm quyền xem xét, quyết định tặng thưởng các loại Huân chương, Huy chương, Giải thưởng nhà nước và Danh hiệu vinh dự Nhà nước.29 Trong nhiệm kỳ của mình, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã xem xét, quyết định tặng thưởng gần 460 ngàn Huân chương, Huy chương, Giải thưởng nhà nước và Danh hiệu vinh dự nhà nước gửi thư khen nhiều gương người tốt.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực đối nội, Chủ tịch nước còn “Công bố Quyết định đại xá” theo Khoản 5 Điều 103 Hiến pháp hiện hành và “Quyết định đặc xá” theo Khoản 12 Điều 103 Hiến pháp hiện hành.
Đại xá là một biện pháp khoan hồng của Nhà nước nhằm tha tội hoàn toàn và triệt để cho một số loại tội phạm nhất định đối với hàng loạt người phạm tội, được thi hành rộng rãi.30 Hiến pháp năm 1946 không đề cập đến thẩm quyền đại xá. Theo điều 50 Hiến pháp năm 1959, điều 83 Hiến pháp năm 1980 và điều 83 Hiến pháp hiện hành, chỉ có Quốc hội mới có quyền quyết định Đại xá. Căn cứ vào tình hình kinh tế chính trị cũng nhƣ diễn biến tội phạm trong từng thời kỳ mà Quốc hội quyết định đại xá cho những hành vi phạm tội hay loại tội phạm nào đó – trừ một số tội phạm nguy hiểm mà nếu tha sẽ ảnh hưởng lớn đến trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Hình thức, mức độ Đại xá được nêu rõ trong quyết định Đại xá.31 Sau đó, Chủ tịch nước sẽ thực hiện việc công bố Quyết định đại xá.
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá năm 2007 thì “Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của Việt Nam hoặc
29 Điều 33 Luật Thi đua khen thưởng năm 2003 được sửa đổi bổ sung năm 2005 quy định các loại huân chương bao gồm: “Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Ðộc lập hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
Huân chương Quân công hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; Huân chương Chiến công hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; Huân chương Ðại đoàn kết dân tộc; Huân chương Dũng cảm; Huân chương Hữu nghị”.
- Điều 53 Luật Thi đua khen thưởng năm 2003 được sửa đổi bổ sung năm 2005 quy định về các loại huy chương bao gồm: “Huy chương Quân kỳ quyết thắng; Huy chương Vì an ninh Tổ quốc; Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; Huy chương Hữu nghị”.
- Điều 58 của Luật Thi đua khen thưởng năm 2003 được sửa đổi bổ sung năm 2005 quy định về các loại danh hiệu vinh dự nhà nước bao gồm: “Mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động; Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú; Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú; Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú; Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú”.
- Điều 58a Luật thi đua khen thưởng năm 2003 được sửa đổi bổ sung năm 2005 quy định về: “Tỉnh anh hùng, Thành phố anh hùng”.
- Điều 66 Luật thi đua khen thưởng năm 2003 được sửa đổi bổ sung năm 2005 quy định về: “Giải thưởng nhà nước”.
30 Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách Khoa - NXB Tƣ pháp, Hà Nội, 2006, Trang 146.
31Xem Phụ lục III.
trong trường hợp đặc biệt". Đặc xá cũng là một biện pháp khoan hồng của Nhà nước nhưng do Chủ tịch nước quyết định, tư vấn cho Chủ tịch nước trong việc đặc xá có Hội đồng tƣ vấn đặc xá Trung ƣơng. Hội đồng tƣ vấn đặc xá tổ chức thẩm định hồ sơ, danh sách do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình, lập danh sách người đủ điều kiện và danh sách người không đủ điều kiện đặc xá để trình Chủ tịch nước xem xét.
Theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc trong trường hợp Chính phủ đề nghị đặc xá được Chủ tịch nước chấp nhận, Chính phủ chủ trì phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, làm Tờ trình để Chủ tịch nước xem xét, ban hành “Quyết định về đặc xá”.
Việc Đặc xá có tác dụng tha tội cho những phạm nhân thỏa mãn những điều kiện nhất định theo quy định tại Điều 10 Luật Đặc xá năm 2007 hoặc cho phạm nhân trong trường hợp đặc biệt.32 Người được đặc xá sẽ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại, tuy nhiên, họ không được xóa án tích ngay như người được quyết định đại xá mà thời gian tính để xóa án tích cho những người được đặc xá theo quy định của Bộ luật hình sự bắt đầu từ thời điểm đƣợc đặc xá. Đặc xá thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam đối với những người phạm tội, khuyến khích họ hối cải, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội. Đó là sự ghi nhận kết quả cải tạo, chấp hành tốt các nội quy, quy chế của phạm nhân và cũng là kết quả của quá trình cải tạo giáo dục phạm nhân, thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa trại giam, gia đình, các cơ quan có liên quan và xã hội. Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, nước ta đã có một lần Đại xá vào năm 1945 và nhiều lần Đặc xá. Năm 2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Quyết định đặc xá vào dịp lễ 02 – 9, đặc xá tha tù trước thời hạn cho 10.244 phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù, đặc xá cho 291 người đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù phạm nhân trong tổng số hơn 100.000 phạm nhân đang đƣợc cải tạo, giam giữ.33
Về công tác dân nguyện, Theo Từ điển bách khoa toàn thƣ Việt Nam, “Dân nguyện” có nghĩa là “Nguyện vọng của dân, là những mong muốn, ước nguyện của nhân dân, dưới góc độ quản lý Nhà nước đó chính là nguyện vọng của nhân dân đối với Nhà nước”.34 Công dân có quyền bày tỏ ý kiến, kiến nghị hoặc khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền nhằm thực hiện quyền làm chủ của mình tham gia
32 Điều 21, Luật Đặc xá năm 2007 quy định về trường hợp người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt: “Trong trường hợp đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đang chấp hành hình phạt tù, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà không phụ thuộc vào các điều kiện quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này”.
33Tuệ Minh: Văn phòng Chủ tịch nước công bố đặc xá hơn 10 nghìn phạm nhân, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, 2011, http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/VP-Chu-tich-nuoc-cong-bo-dac-xa-hon-10-nghin-pham-nhan/52943.gd [ngày truy cập 16 – 02 – 2012].
34 Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, Tập 1, NXB Từ điển Bách khoa, Hà nội, 1999, Trang 334.
vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Hiến pháp không quy định Chủ tịch nước có quyền có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, trên thực tế, vì là Nguyên thủ quốc gia, nên trong mối quan hệ với nhân dân, Chủ tịch nước có vị thế hết sức đặc biệt, cho nên trong rất nhiều lĩnh vực, người dân có những bức xúc kiến nghị đều mong muốn gửi tới cấp có thẩm quyền cao nhất. Điều này thể hiện thông qua số lƣợng đơn thư vượt cấp gửi cho Chủ tịch nước trong các năm vừa qua. Năm 2009 và năm 2010, Văn phòng Chủ tịch nước đã tiếp nhận hơn 1000 đơn thư khiếu nại tố cáo và đã xử lý, phân loại làm thủ tục chuyển gần 200 đơn thư khiếu nại theo chỉ đạo của Chủ tịch nước đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.35