CHƯƠNG 2 THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
2.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỦ TỊCH NƯỚC VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
2.2.1 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội
2.2.1.1 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Quốc hội
Để thực hiện tốt các chức năng trong vai trò người đứng đầu nhà nước, nhằm tạo sự gắn kết giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước thì Chủ tịch nước phải có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan đó, đặc biệt là Quốc hội. Điều 83 Hiến pháp hiện hành quy định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Và điều đó cũng đƣợc khẳng định tại Điều 1 của Luật tổ chức Quốc hội 2001 đƣợc sửa đổi bổ sung 2007.
Về mặt tổ chức, Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội và nhiệm kỳ hoạt động của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu Chủ tịch nước mới. Ở kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới, Quốc hội sẽ dành thời gian nhất định để xem xét vấn đề nhân sự của các cơ quan nhà nước ở Trung ương, trong
49 Xem Trang 27 – 28.
đó có Chủ tịch nước. Điều này khẳng định hơn mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Chủ tịch nước với cơ quan lập pháp, là thiết chế phái sinh từ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Về hoạt động, Chủ tịch nước ban hành Lệnh để công bố Hiến pháp, Luật của Quốc hội. Chủ tịch nước có quyền đề nghị để Quốc hội bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, danh sách thành viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh trình Quốc hội phê chuẩn. Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chủ tịch nước ban hành Lệnh để công bố nghị quyết của Quốc hội về tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược, công bố Quyết định đại xá. Là đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước có quyền trình dự án Luật, kiến nghị về Luật trước Quốc hội, tham dự các kỳ họp Quốc hội, Chất vấn những chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn và có quyền yêu cầu Uỷ ban Thường vụ Quốc hội triệu tập Quốc hội họp bất thường.
Đối với Quốc hội, Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các Đại biểu Quốc hội, có thể miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm Chủ tịch nước. Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước, mọi hoạt động của Chủ tịch nước phải tuân theo Hiến pháp và các văn bản liên quan do Quốc hội ban hành. Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, có quyền phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế mà Chủ tịch nước đã tham gia kí kết hoặc tham gia vào việc kí kết theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Trong mối quan hệ về kiểm tra và giám sát, theo quy định tại Điều 102 Hiến pháp hiện hành, Chủ tịch nước phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Thông thường, tại kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội, Chủ tịch nước sẽ thực hiện việc báo cáo công tác của mình trong cả nhiệm kỳ để Quốc hội xem xét.
Hình 8. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết báo cáo công tác nhiệm kỳ 2007 – 2011 tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội
khóa XII. Ảnh Thông tấn xã Việt Nam
Hình 9. Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa I. Ảnh: Sưu tầm.
Bên cạnh đó, Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch nước phải trả lời trước Quốc hội tại kì họp, và tùy vào nội dung của chất vấn mà Quốc hội có thể quyết định cho trả lời tại Phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc tại kì họp sau của Quốc hội hoặc cho trả
lời bằng văn bản. Đây là quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của Chủ tịch nước khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trên thực tế, rất ít trường hợp Chủ tịch nước bị chất vấn bởi Đại biểu Quốc hội.
Nhƣng tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I, diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội từ ngày 28/10/1946 đến 09/11/1946 có 294/333 Đại biểu Quốc hội tham gia, với
khẩu hiệu “Đoàn kết, thống nhất, độc lập, tự do, hạnh phúc”. Các Đại biểu Quốc hội đã đặt nhiều câu hỏi để chất vấn Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, trong đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã trực tiếp trả lời một số câu hỏi với ý thức trách nhiệm cao.50
2.2.1.2 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Theo Điều 90 Hiến pháp hiện hành và đƣợc cụ thể hóa tại Điều 6 Luật tổ chức Quốc hội 2001 sửa đổi bổ sung 2007, “Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội”. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gồm có Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Uỷ viên do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội làm các Phó Chủ tịch. Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ do Quốc hội quyết định tại kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ. Thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ, làm việc theo chế độ chuyên trách. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mỗi khoá thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mới.
Trong mối quan hệ với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới, Chủ tịch nước do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa cũ giới thiệu để
50 Quốc hội Việt Nam: Quốc hội chất vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh, http://www.na.gov.vn/60namqhvn/www.na.gov.vn/60namqhvn/cacbaiviet/QH%20chat%20van%20CT%20HCM.ht ml, [ngày truy cập 16 – 3 – 2012].
Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội. Về hoạt động, Chủ tịch nước chịu trách nhiệm công bố các Pháp lệnh và Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét lại. Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tuy nhiên, Chủ tịch nước không có quyền biểu quyết mà chỉ có quyền phát biểu ý kiến. Trong mối quan hệ kiểm tra, giám sát, Chủ tịch nước có quyền đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch nước sẽ căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ra Lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương. Chỉ khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được thì Chủ tịch nước mới có quyền ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương. 51
Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình kỳ họp của mình căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội và theo đề nghị của Chủ tịch nước. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước và những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Theo đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội hoặc kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội.