CHƯƠNG 2 THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
2.1 NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC THEO QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP HIỆN HÀNH
2.1.2 Nhóm các nhiệm vụ quyền hạn liên quan đến việc phối hợp với các thiết chế quyền lực nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp
2.1.2.1 Trong lĩnh vực lập pháp
Trong hoạt động lập pháp, quyền kiến nghị và quyền trình dự án Luật là quyền quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả và kết quả của hoạt động lập pháp.
Quyền trình dự án Luật đƣợc thực hiện bằng việc trình dự án Luật mới, dự án Luật sửa đổi, bổ sung luật hiện hành. Quyền kiến nghị về Luật thông qua việc kiến nghị ban hành Luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung Luật hiện hành, Chính vì vậy các quyền này đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp nước ta. Điều 87 Hiến pháp hiện hành quy định: “Chủ tịch nước,…có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội; Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về Luật và các dự án Luật ra trước Quốc hội…”. Vai trò và quyền hạn của Chủ tịch nước trong lĩnh vực lập pháp ngày càng được khẳng định, nâng cao và mở rộng hơn qua các bản Hiến pháp Việt Nam. Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 chưa quy định Chủ tịch nước có quyền trình dự án luật, chỉ tới Hiến pháp năm 1980 quyền này của Chủ tịch nước mới được khẳng định và nêu trong Điều 86 của Hiến pháp
41 Xem Phụ lục IV.
42 Điều 34 luật Quốc phòng 2005 quy định các loại nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quốc phòng và an ninh trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng gồm có:
a) Quyết định động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc.
b) Quyết định các biện pháp quân sự và điều động lực lƣợng vũ trang nhân dân.
c) Quyết định các biện pháp nhằm giữ ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội phục vụ quốc phòng.
d) Chỉ đạo các hoạt động tƣ pháp, ngoại giao thời chiến.
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt khác khi đƣợc Quốc hội giao.
năm 1980 nhƣ sau: “Hội đồng Nhà nước,…các đại biểu Quốc hội, …có quyền trình dự án Luật ra trước Quốc hội.”
Khoản 1 Điều 103 Hiến pháp hiện hành quy định Chủ tịch nước có thẩm quyền
“Công bố Hiến pháp, Luật và Pháp lệnh”. Chủ tịch nước ban hành Lệnh để công bố Hiến pháp, Luật của Quốc hội; Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.43 Về trình tự xây dựng, ban hành Lệnh, Chủ tịch nước tự mình hoặc theo đề nghị của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định chọn cơ quan soạn thảo dự thảo Lệnh. Tuỳ theo nội dung của dự thảo Lệnh mà Chủ tịch nước quyết định việc đăng tải toàn văn trên Trang thông tin điện tử của cơ quan soạn thảo. Việc đăng tải dự thảo Lệnh phải bảo đảm thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia ý kiến về dự thảo đó. Sau đó Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chỉnh lý dự thảo Lệnh, Quyết định và báo cáo Chủ tịch nước. Cuối cùng, Chủ tịch nước xem xét, ký ban hành Lệnh hoặc Quyết định.44 Đối với Hiến pháp, Luật do Quốc hội; Pháp lệnh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua thì Chủ tịch nước công bố trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày kể từ ngày thông qua (Theo Khoản 1 Điều 57 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008). Ngày thông qua Luật, Pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là ngày Quốc hội biểu quyết thông qua Luật, Pháp lệnh đó. Lệnh của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ khi công bố hoặc theo quy định tại văn bản, sau đó phải được đăng Công báo.
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 103 Hiến pháp hiện hành không quy định cụ thể Chủ tịch nước có thẩm quyền yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh về các vấn đề cụ thể nhƣ trong Hiến pháp năm 1992.45 Điều đó có nghĩa, Chủ tịch nước sẽ có thẩm quyền yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại tất cả những pháp lệnh mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết phải cần xem xét lại. Có thể thấy rằng, thẩm quyền của Chủ tịch nước trong lĩnh vực lập pháp ngày càng tăng.
Về hình thức công bố, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo để công bố Lệnh của Chủ tịch nước, sau đó được thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong thời hạn chậm nhất là hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố, Văn phòng Chủ tịch nước phải gửi Lệnh của Chủ tịch nước đến Văn phòng Chính phủ để thực hiện việc đăng
43 Khoản 1, Điều 57, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
44 Điều 58, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
45 Khoản 7, Điều 103, Hiến pháp năm 1992 quy định Chủ tịch nước có thẩm quyền: “Đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về các vấn đề quy định tại Điểm 8 và Điểm 9, Điều 91 trong thời hạn mười ngày kể từ ngày Pháp lệnh hoặc Nghị quyết được thông qua; nếu Pháp lệnh, Nghị quyết đó vẫn được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất".
Công báo.46 Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đăng toàn văn Lệnh của Chủ tịch nước trên Công báo Chính phủ chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.
2.1.2.2 Trong lĩnh vực hành pháp
Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, Chủ tịch nước chỉ đứng đầu Nhà nước mà không phải là thành viên của Chính phủ nên quyền hạn trong lĩnh vực hành pháp còn khá khiêm tốn. Trong lĩnh vực hành pháp, Chủ tịch nước theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định của Chủ tịch nước trong các lĩnh vực đối nội và đối ngoại.
Chủ tịch nước tham gia thành lập Chính phủ. Theo Khoản 3 Điều 103 Hiến pháp hiện hành, Chủ tịch nước sẽ giới thiệu, đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ. Trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới, sau khi trúng cử, Chủ tịch nước sẽ giới thiệu nhân sự cho các chức danh đứng đầu khối cơ quan hành pháp. Đại biểu Quốc hội sẽ xem xét, cân nhắc trước khi quyết định bỏ phiếu đối với chức danh Thủ tướng Chính phủ. Sau đó, Chủ tịch nước sẽ căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, ký Quyết định về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh đó.
Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ khi xét thấy cần thiết theo quy định tại Điều 105 Hiến pháp hiện hành. Chính Phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần, trong trường hợp cần thiết, Thủ tướng sẽ triệu tập phiên họp bất thường của Chính phủ. Trong mỗi kỳ họp, Chính phủ mời Chủ tịch nước tham dự, Chủ tịch nước có quyền phát biểu ý kiến trong phiên họp nhƣng không có quyền biểu quyết, trừ những trường hợp những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước mà Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định.47
Chủ tịch nước giám sát hoạt động của Chính phủ, các Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo công tác của Chính phủ nên Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Thông qua việc xem xét báo cáo của Chính phủ và các cơ quan về các vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Chủ tịch nước ra quyết định chỉ đạo cụ thể để giải quyết những bất cập. Chủ tịch nước chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng hàng năm, xét tặng các Huân chương, Huy chương, Giải thưởng nhà nước và Danh hiệu vinh dự nhà
46 Điều 5, Nghị định 100/2010/NĐ – CP ngày 28 – 9 – 2010 của Chính phủ về Công báo.
47 Điều 38, Luật tổ chức Chính phủ năm 2001.
nước cho các cá nhân, tập thể xuất sắc theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Đồng thời, với bộ máy gúp việc của mình, Chủ tịch nước cũng phát hiện và xử lý những trường hợp khai giả lý lịch, làm giả hồ sơ xét tặng các loại Huân chương, Huy chương, Giải thưởng nhà nước và Danh hiệu vinh dự nhà nước để ra quyết định thu hồi và giao các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
2.1.2.3 Trong lĩnh vực tư pháp
Theo Khoản 3 Điều 103 Hiến pháp hiện hành, Chủ tịch nước giới thiệu để Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án và Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó viện trưởng và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong nhiệm kỳ 2007-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm 123 Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao và Tòa án quân sự trung ƣơng; bổ nhiệm và miễn nhiệm 158 Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự Trung ƣơng.
Chủ tịch nước xem xét báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời gian Quốc hội không họp. Với tư cách là Nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước thực hiện hoạt động xem xét báo cáo của những cá nhân đứng đầu các cơ quan nhà nước ở Trung ương, trong đó có Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời gian Quốc hội không họp một cách có hiệu quả nhằm năng cao hiệu quả và chất lƣợng hoạt động của cơ quan tư pháp, đồng thời có những đề xuất kịp thời với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để giải quyết công việc một cách nhanh chóng, kịp thời. Vai trò này của Chủ tịch nước có tác động tích cực, góp phần hoàn thiện tổ chức hoạt động của cơ quan tư pháp, hạn chế oan sai và có cơ chế xem xét giải quyết khắc phục hiệu quả.
Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong lĩnh vực tư pháp thể hiện rõ ở việc xét đơn xin ân xá – xin ân giảm án tử hình. Ân xá được hiểu là việc người bị kết án tử hình gửi đơn lên Chủ tịch nước để được Chủ tịch nước cho giảm hình phạt từ tử hình xuống chung thân. Cơ sở để Chủ tịch nước xét ân xá là phải có đơn xin ân giảm từ án tử hình xuống chung thân của phạm nhân gửi đến Chủ tịch nước trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.48 Nội dung trong đơn phải nêu rõ việc xin ân giảm tử hình kèm theo quyết định không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quy định này đã khẳng định việc kết án hoàn toàn đúng người, đúng tội của các cơ quan tư pháp.
48 Khoản 1, Điều 258, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
Việc Chủ tịch nước xét đơn ân giảm của phạm nhân không phải là xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp là đúng hay sai, mà chỉ xem xét dưới góc độ nhân đạo để quyết định đồng ý hay không đồng ý giảm từ án tử hình xuống chung thân cho phạm nhân. Ngoài ra, Chủ tịch nước có thẩm quyền Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn.49
Chủ tịch nước còn thực hiện các chuyến thăm và làm việc tại Tòa án nhân dân các cấp và Tòa án quân sự các cấp, Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp. Qua đó tổng kết các hoạt động, rút kinh nghiệm, chỉ đạo thực hiện công tác trong thời gian sắp tới.