Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về THẨM QUYỀN của CHỦ TỊCH nước ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 2 THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

2.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỦ TỊCH NƯỚC VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

2.2.3 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Đối với mỗi quốc gia, trách nhiệm của Nguyên thủ quốc gia trong quá trình tƣ pháp cũng rất quan trọng. Ở Việt Nam, Hiến pháp hiện hành đã quy định rõ quyền hạn của Chủ tịch nước trong lĩnh vực tư pháp, thể hiện rõ thông qua mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Trong đó, mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quan trọng nhất.

52 Xem Trang 34.

53 Khoản 3, Điều 20, Luật tổ chức Chính phủ năm 2001.

54 Điều 38, Luật tổ chức Chính phủ năm 2001.

2.2.3.1 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án nhân dân tối cao

Theo Điều 134 Hiến pháp hiện hành, “Toà án nhân dân tối cao,… là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Đứng đầu Tòa án nhân dân tối cao là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, do Chủ tịch nước giới thiệu để Quốc hội thảo luận và biểu quyết, “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước…”.

Với Hiến pháp hiện hành, chế độ bầu cử Thẩm phán đã đƣợc thay bằng chế độ Thẩm phán bổ nhiệm, chỉ trừ đối với chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tối cao do Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Chủ tịch nước thực hiện việc bổ nhiệm Phó Chánh án và Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Trong thời gian Quốc hội không họp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chủ tịch nước. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của tòa án để trình Chủ tịch nước. Báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được gửi qua Văn phòng Chủ tịch nước theo định kỳ (hàng quý, sáu tháng hoặc một năm) hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch nước.55 Khi cần thiết, Chủ tịch nước yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp báo cáo về những vấn đề mà Chủ tịch nước quan tâm hoặc theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chủ tịch nước nghe Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo trực tiếp.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án tử hình xin ân giảm. Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị theo luật định và người đó có đơn gửi Chủ tịch nước xin ân giảm án tử hình, Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm gửi đến Văn phòng Chủ tịch nước hồ sơ vụ án của người bị kết án tử hình và ý kiến bằng văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về trường hợp người bị kết án tử hình. Khi cần thiết, theo yêu cầu của Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp báo cáo với Chủ tịch nước về những trường hợp người bị kết án có đơn xin ân giảm án tử hình

55 Ngoài việc báo cáo công tác theo định kỳ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch nước trong các trường hợp sau :

a) Về công tác tổ chức cán bộ: khi có thay đổi về tổ chức bộ máy (tách, nhập, thành lập mới) các đơn vị của cơ quan Tòa án nhân dân tối cao; công tác bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật các cán bộ thuộc diện Trung ƣơng quản lý (trước khi trình Ban Bí thư và Bộ Chính trị cho ý kiến quyết định).

b) Về công tác chuyên môn: trước khi xét xử những vụ án lớn, nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm.

c) Về công tác đối ngoại: trước khi ký kết, tham gia các thỏa thuận quốc tế với các cơ quan tư pháp của quốc gia khác, tổ chức quốc tế khác.

Chủ tịch nước thăm và làm việc với Tòa án Nhân dân tối cao. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc báo cáo công tác của ngành Tòa án trước Chủ tịch nước.

2.2.3.2 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Viện kiểm sát nhân dân tối cao Theo điều 137 Hiến pháp hiện hành, “Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”. Nhƣ vậy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp, góp phần cho pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Trong mối quan hệ với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Theo Khoản 8 Điều 103 Hiến pháp hiện hành thì Chủ tịch nước còn có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Trong thời gian Quốc hội không họp thì Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm về các hoạt động và thực hiện báo cáo công tác trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.

Tóm lại, thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước ở Trung ương, thiết chế Chủ tịch nước đã có những tác động và ảnh hưởng nhất định đến tổ chức và hoạt động của cả bộ máy nhà nước. Chủ tịch nước được xem là thiết chế có vai trò quan trọng trong việc điều hòa công tác, phối hợp hoạt động, là một liên kết quan trọng trog việc giữ mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước then chốt trong bộ máy nhà nước. Vị trí pháp lý là người đứng đầu nhà nước của Chủ tịch nước nhằm bảo đảm cho quyền lực nhà nước được phân công và phối hợp.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về THẨM QUYỀN của CHỦ TỊCH nước ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)