Phân biệt giữa biểu tình với một số hoạt động khác

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH BIỂU TÌNH TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM lý LUẬN và KIẾN NGHỊ (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỂU TÌNH

1.2.3 Phân biệt giữa biểu tình với một số hoạt động khác

Quan niệm về biểu tình đã không thật sự thống nhất còn cách hiểu của chúng ta nhiều khi vẫn có sự lẫn lộn giữa hoạt động biểu tình với một số hoạt động tương tự khác như: bạo động, bạo loạn, ẩu đả …Sự mập mờ ấy không chỉ gây khó khăn cho hoạt động nghiên cứu nói chung mà còn dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng pháp luật không thật sự thống nhất.

Ví dụ: một nhóm người kéo nhau diễu hành ở đường. Sau đó họ tập trung quanh trụ sở của Ủy Ban Nhân Dân huyện A đòi chính quyền phải giảm thuế sử dụng đất, tăng cường tiếp xúc để cung cấp thông tin cho nhân dân. Trong trường hợp này, ta xem những hành động vây quanh trụ sở của ủy Ban Nhân Dân, đưa ra những yêu sách là biểu tình hay bạo loạn, bạo động. Việc xét hành động đó vào loại nào có vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi vì, Nhà nước sẽ áp dụng những chế tài xử lý mà hậu quả của nó hoàn toàn khác nhau. Nếu xem đó là hoạt động biểu tình thì chính quyền có nghĩa vụ lắng nghe và tiếp thu ý kiến để đưa ra cách thức giải quyết thoả đáng cho người dân. Nếu chính quyền cho đó là hành động bạo loạn, có ý đồ chống chính quyền nhân dân thì không những nhóm người đó không được đáp ứng quyền lợi gì mà còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự.

Chính sự khác biệt về cách thức xử lý, hậu quả để lại cho người bị xử phạt, quyền và nghĩa vụ của chính quyền khi xem xét hành động đó là biểu tình hoặc bạo loạn, bạo động buộc chúng ta phải có sự phân biệt rõ ràng. Có như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và người dân mới được đảm bảo.

Theo mục 2.2 Công đạo luật 1986 - Public Oder Act 1986 (POA 1986 ) thì bo lon (Violent disorder) được hiu là: Trường hp t ba người tr lên có mt cùng s dng hoc đe da s dng bo lc bt hp pháp và hành động ca h là nguyên nhân ch yếu ti hoàn cnh đó làm cho mt người bình thường ti hin trường lo s cho an toàn cá nhân mình, mi người s dng hoc đe da s dng bo lc bt hp pháp là phm ti bo lon.

Tại mục 1.1 (POA) thì bo động (Riot) được hiu là: Trường hp t 12 người tr lên có mt cùng s dng hoc đe da s dng bo lc bt hp pháp cho mt mc đích

29 Công ty Luật Sài Gòn Minh Luật: Quyền biểu tình - Những vấn đề lý luận và thực tiễn,

http://www.saigonminhluat.com/index.php?option=com_content&view=article&id=7137:quyn-biu-tinh-nhng-vn- ly-lun-va-thc-tin&catid=374:tu-lieu-sinh-vien-luat&Itemid=566, [truy cập ngày 19/01/2012].

GVHD: Nguyễn Nam Phương Trang 30 SVTH: Đặng Hoàng Minh chung và hành động ca h là nguyên nhân ch yếu ti hoàn cnh đó làm cho mt người bình thường ti hin trường lo s cho an toàn cá nhân mình, mi người s dng bo lc bt hp pháp là phm ti bo động.

Theo bách khoa toàn thư Việt Nam. “Bo động là hot động ca mt s đông người dùng bo lc ni dy nhm lt đổ chính quyn”.30

Qua định nghĩa về bạo động và bạo loạn nêu trên ta có thể thấy giữa hai khái niệm có điểm chung sau. Th nht: bạo động và bạo loạn phải có nhiều người tham gia.

Th hai: bạo động và bạo loạn phải mang tính bạo lực. Th ba: mục đích của bạo động và bạo loạn nhằm gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền.

S khác bit gia biu tình vi bo động, bo lon th hin nhng đim sau.

Th nht: v tính bo lc. Bạo động và bạo loạn luôn luôn có kèm theo hành động bạo lực. Từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, hành động bạo lực là chủ đạo và xuyên suốt. Cuộc bạo động năm 2003 tại Gia Lai và Đắc Lắc là một ví dụ. Dưới sự kích động của bọn phản động nước ngoài. Những người dân tộc thiểu số mang vũ khí các loại, tập trung chiếm trụ sở của chính quyền, đập phá nhiều công trình công cộng. Hành động bạo lực này là có chủ ý và có sự chuẩn bị từ trước nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và lập nên Nhà nước tự trị Đề Ga. Biểu tình không kèm theo hành động bạo lực, nếu có bạo lực xảy ra trong lúc biểu tình thì hành động đó chỉ là những biến tướng. Người có hành động bạo lực ấy sẽ bị xử lý riêng biệt và hành động ấy không được xem là biểu tình. Ý chí chủ đạo của đoàn biểu tình vẫn là ôn hòa, không chủ trương dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Thông thường bạo lực chỉ xảy ra vào giai đoạn cuối. Cuộc biểu tình ngày 2 - 6 - 2007 của người dân thành phố Rostock là một ví dụ. “Cuộc biểu tình bắt đầu trong tinh thần hòa hoãn, phần lớn người biểu tình không có ý muốn bạo động. Tuy nhiên, một số trong đoàn biểu tình đã gây hấn với lực lượng cảnh sát và bạo động xảy ra đã đẩy thành phố cảng Rostock ở phía bắc nước Ðức vào tình trạng hỗn loạn”. 31

Th hai: v mc đích. Bạo động và bạo loạn nhằm gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hoặc lật đổ chính quyền. Trong khi đó, mục đích của người biểu tình không phải đi gây rối an ninh chính trị hoặc lật đổ chính quyền mà họ đòi hỏi quyền lợi

30 Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam,

http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=222BaWQ9MjkyNTEmZ3JvdXBpZD0ma2luZD1l eGFjdCZrZXl3b3JkPUIlZTElYmElYTBPKyVjNCU5MCVlMSViYiU5OE5H&page=1, [truy cập ngày 26/02/2012].

31 Giang Khuê, Công an nhân dân & an ninh thế giới online: Đức: Biểu tình phản đối hội nghị G8, http://antg.cand.com.vn/vi-VN/sukien/2007/6/62867.cand?SearchTerm=bi%E1%BB%83u%20t%C3%ACnh, [truy cập ngày 11/03/2012].

GVHD: Nguyễn Nam Phương Trang 31 SVTH: Đặng Hoàng Minh cho mình, cho chủ thể khác hoặc cho toàn xã hội thông qua đấu tranh ôn hòa. Ví dụ cuộc biểu tình chống đạo luật hôn nhân gia đình sửa đổi của Italia ngày 12 – 5 - 2007.

Những người biểu tình đã yêu cầu Quốc hội bác bỏ đạo luật kể trên bởi nó phi truyền thống và sẽ hủy hoại các gia đình truyền thống.32 Các nước phát triển Châu Âu thường có tỷ lệ sinh thấp. Vì thế, việc Chính phủ thông qua Luật hôn nhân gia đình sửa đổi có nội dung trao thêm quyền cho những cặp kết hôn đồng giới đã thật sự đe dọa đến tương lai của xã hội. Đặc biệt, nó vi phạm tính truyền thống của người Italia. Họ đi biểu tình vì muốn bảo vệ những giá trị truyền thống và sự phát triển bình thường của cả dân tộc.

1.2.3.2 Phân bit biu tình ôn hòa và gây ri trt t công cng

Cũng cần tách biệt tuyệt đối giữa biểu tình ôn hoà và gây rối trật tự công cộng.

Biểu tình ôn hòa chỉ là dùng lời lẽ để bày tỏ quan điểm, bày tỏ thái độ của mình, không có bất hành động bạo lực nào diễn ra từ phía người biểu tình.

Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam định nghĩa về trật tự công cộng thì:

Trt t công cng là trng thái xã hi có trt t được hình thành và điu chnh bi các quy tc, quy phm nht định nhng nơi công cng mà mi người phi tuân theo. Trt t công cng là mt mt ca trt t, an toàn xã hi và có ni dung bao gm nhng quy định chung v trt t, v sinh, văn hóa; s tuân th nhng quy định ca pháp lut và phong tc, tp quán, sinh hot được mi người tha nhn; tình trng yên n, có trt t, tôn trng ln nhau trong lao động, sinh hot, ngh ngơi”, vì vậy gây rối trật công cộng được hiểu là một khi quy tắc về trật tự công cộng bị phá vỡ.Tức là có hành động ( có thể là hành động bạo lực) làm xâm hại trực tiếp đến trật tự chung, vi phạm nếp sống văn minh, quy tắc cuộc sống, gây nên các ảnh hưởng, khó khăn trở ngại đến cuộc sống bình thường của mọi người ở nơi công cộng.

Tự do tư tưởng và chính kiến, tự do chỉ trích, hoặc ủng hộ chính quyền không đồng nghĩa với việc tự do khiêu khích, phá hoại tài sản của cá nhân hay công cộng, gây tổn thương đến thân thể, tính mạng của người khác. Những hành động như thế không thể được xem là biểu tình một cách ôn hòa được, và có thể bị xem là tội phạm, bị trừng trị theo pháp luật.

1.2.3.3 Mi quan h gia biu tình vi quyn t do hi hp

Hoạt động biểu tình phải gắn liền với sự tụ họp của nhiều người và sự tụ họp này phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Chính vì vậy, bất cứ ai muốn biểu tình thì trước tiên phải có quyền tự do hội họp.

32 Công an nhân dân & an ninh thế giới online: Biểu tình chống đạo luật hôn nhân sủa đổi của Italia, http://antg.cand.com.vn/vi-VN/sukien/2007/5/62429.cand?SearchTerm=bi%E1%BB%83u%20t%C3%ACnh, [truy cập ngày 11/03/2012].

GVHD: Nguyễn Nam Phương Trang 32 SVTH: Đặng Hoàng Minh Quyền tự do hội họp là quyền được liên kết lại của một nhóm người trước một vấn đề nào đó mà họ quan tâm. Mục đích để tiến hành hội họp là để trao đổi ý kiến với nhau. Đứng trước một vấn đề, mọi người thường có nhu cầu chia sẻ, bàn luận với những người có cùng suy nghĩ, quan điểm với mình. Tự do hội họp là một trong những quyền cơ bản của con người và được ghi nhận rộng rãi trong Tuyên Ngôn Về Nhân Quyền Quốc Tế, Điều 20 của tuyên ngôn này.

Điu 20:”Mi người đều có quyn t do hi hp và tham gia hi hp mt cách hòa bình. Không ai b bt buc phi tham gia mt hip hi nào.”

Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 cũng ghi nhận quyền này ở Điều 21: ”Quyn hi hp hoà bình phi được công nhn. Vic thc hin quyn này không b hn chế, tr nhng hn chế do pháp lut quy định và là cn thiết trong mt xã hi dân ch, vì li ích an ninh quc gia, an toàn và trt t công cng, và để bo v sc khe và đạo đức xã hi hoc bo v quyn và t do ca nhng người khác.”

Từ những ghi nhận mang tính quốc tế về quyền tự do hội họp cho thấy, quyền biểu tình và quyền tự do hội họp có quan hệ mật thiết với nhau. Quyền tự do hội họp là tiền đề quan trọng để có được quyền biểu tình. Nếu không có tự do hội họp sẽ không bao giờ có được quyền biểu tình và hoạt động biểu tình. Bởi lẽ, khi đã có được sự tự do bày tỏ ý kiến và quan điểm cộng với việc được phép tự do hội họp với những người có cùng quan điểm, cùng suy nghĩ về một vấn đề cùng quan tâm thì khi đó biểu tình mới có thể diễn ra theo đúng bản chất của nó. Tức là việc thực hiện một quyền, một hoạt động chính trị trong khuôn khổ của pháp luật với mục đích đòi hỏi những quyền lợi.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH BIỂU TÌNH TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM lý LUẬN và KIẾN NGHỊ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)