CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỂU TÌNH
1.4 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BIỂU TÌNH
Ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới công nhận quyền biểu tình hơn. Biểu tình không thể đơn thuần là thừa nhận trên luật nữa mà quan trọng là đưa quyền này thực sự đi vào cuộc sống. Nhìn vào tiến trình phát triển của biểu tình có thể thấy quyền
GVHD: Nguyễn Nam Phương Trang 38 SVTH: Đặng Hoàng Minh biểu tình ngày càng được mở rộng. Mọi vấn đề người dân đều có thể bày tỏ quan điểm của mình. Phạm vi biểu tình đã không chỉ dừng lại ở một địa phương hay một quốc gia mà nó đã và đang trở thành một cách sinh hoạt chính trị của công dân nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là khi họ có chung quan điểm hay ý kiến về một vấn đề nào đó.
Nhiều quốc gia tiến tới hoàn thiện pháp luật về vấn đề biểu tình, tiếp thu mọi thông tin phản hồi của xã hội để có thể giải quyết những vấn đề của hiện tại, dự báo xu hướng phát triển trong tương lai nhằm đưa ra những quyết sách có lợi nhất. Trước kia, biểu tình được cho là những hoạt động làm mất trật tự trị an, những hành động chống đối nhưng những điểm tiêu cực đó dần được hạn chế bớt do quá trình dân chủ hóa, quyền lợi của nhân dân được đề cao hơn. Hầu hết mọi chính quyền đều nhận thức được để ổn định xã hội thì điều quan trọng nhất cần phải làm gì và một điều cần nói tới là Nhà nước có khả năng đảm bảo an ninh để đối phó với một số âm mưu lợi dụng biểu tình để chống phá, chia rẽ dân tộc. Biểu tình là một hình thức thể hiện sự dân chủ công khai. Nếu được phát huy tốt thì nó sẽ đem lại những lợi ích cho đất nước. Điều 19
“Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền” năm 1948 khẳng định: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm; kể cả tự do bảo lưu ý kiến không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận, truyền bá thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và không giới hạn về biên giới”.
Có thể thấy, những quyền cơ bản của con người ngày càng được thế giới có trách nhiệm hơn theo hướng mở rộng tối đa trong khả năng và điều kiện kinh tế. Khoản 2 Điều 5 công Ước quốc tế về Quyền Dân Sự Và Chính Trị năm 1966 cũng là một sự khẳng định đối với việc bảo vệ những quyền cơ bản của con người trong đó có quyền biểu tình. “Không được hạn chế hoặc huỷ bỏ bất kỳ quyền cơ bản nào của con người mà đã được công nhận hoặc hiện đang tồn tại ở bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước này trên cơ sở luật, điều ước, các quy định pháp luật hoặc tập quán, với lý do là Công ước này không công nhận những quyền ấy hoặc công nhận ở một mức độ thấp hơn”. Thế giới ngày càng văn minh, việc đảm bảo quyền con người là một tất yếu vì thế đòi hỏi phải mở rộng dân chủ hơn hay ít nhất cũng phải duy trì những quyền đã được thừa nhận. Hạn chế quyền con người chính là đi ngược lại lợi ích nhân dân, cản trở sự phát triển. Biểu tình đóng một vai trò rất quan trọng để nhân dân thế giới đấu tranh cho hòa bình và tiến bộ của nhân loại. Vì thế, chúng ta phải xem biểu tình là một hoạt động chính trị bình thường của cả cộng đồng.
1.4.2 Xu hướng quốc tế hóa biểu tình
Trong một quốc gia, hoạt động biểu tình là hiện tượng mang tính thường xuyên và phổ biến, thể hiện mối tương tác giữa Nhà nước với nhân dân. Nhưng không chỉ có
GVHD: Nguyễn Nam Phương Trang 39 SVTH: Đặng Hoàng Minh thế, trong lịch sử đã từng diễn ra nhiều cuộc biểu tình của nhân dân các nước đối với những nước khác. Ví dụ: trong chiến tranh giữa Pháp - Việt Nam, Mỹ - Việt Nam không chỉ nhân dân tiến bộ Pháp, Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh đối với chính quyền chính quốc mà nhân dân yêu chuộng hòa bình trên khắp năm châu cũng biểu tình thể hiện sự ủng hộ đối với cách mạng Việt Nam. Gần đây là cuộc chiến tranh tại Iraq do Mỹ phát động đã vấp phải một làn sóng biểu tình mạnh mẽ trên thế giới. “Trên khắp các đường phố trung tâm ở các thành phố lớn của Mỹ và Châu Âu, đoàn người biểu tình giơ cao khẩu hiệu phản đối cuộc chiến tranh và yêu cầu đưa binh lính trở về.” Đây là những cuộc biểu tình có quy mô và thể hiện sự bất bình của dân chúng đối với cuộc chiến đang ngày càng bế tắc tại Iraq.40 Thế nhưng, những hoạt động biểu tình chưa thực sự mạnh mẽ, còn chậm trễ và cục bộ. Thế giới hiện nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin. Mọi tin tức được truyền đi nhanh chóng. Mọi diễn biến trên hành tinh chúng ta có thể cập nhật liên tục gần như không có biên giới. Xu hướng quốc tế hóa làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau. Mỗi nền kinh tế là một mắt xích của thế giới. Vì thế, lợi ích của toàn nhân loại có liên quan mật thiết với nhau nên bất cứ ở nơi đâu có biến động tiêu cực thì lập tức nhân dân của nhiều quốc gia liền tổ chức biểu tình.
Ví dụ: hội nghị thượng đỉnh ở Copenhagen (Đan Mạch) bàn về vấn đề cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Khi hội nghi đang diễn ra thì nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là những nước nhỏ chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phát đi những thông điệp rõ ràng yêu cầu những nước lớn phải có trách nhiệm trong việc làm trái đất ấm lên và phải có hành động ngay lập tức để cứu trái đất. “Nằm trong chuỗi hoạt động biểu tình ngày 12 – 12 - 2009 , khoảng 130 thành phố trên thế giới tham gia tổ chức các cuộc biểu tình tại địa phương”.41 Ngay trên đất nước Đan Mạch “gần 100.000 người biểu tình ngày 12 – 12 - 2009 gây áp lực trước địa điểm tổ chức Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc tại Copenhage, thúc đẩy các bên nhanh chóng đạt được hiệp định biến đổi khí hậu toàn cầu”.42
40 Tường Vy: Dân Mỹ biểu tình đòi rút quân khỏi Iraq, Afghanistan, Báo tuổi trẻ online, 2010, http://tuoitre.vn/The-gioi/369540/Dan-My-bieu-tinh-doi-rut-quan-khoi-Iraq-Afghanistan.html, [truy cập ngày 15/03/2012].
41 Nguyễn Viết: Biểu tình khắp thế giới chống biển đổi khí hậu, Báo điện tử dân trí, 2009, http://dantri.com.vn/c36/s36-367214/bieu-tinh-khap-the-gioi-chong-bien-doi-khi-hau.htm [truy cập ngày 15/03/2012].
42 Tin tổng hợp, Xa lộ tin tức: Gần 100.000 người biểu tình tại Copenhagen, http://tintuc.xalo.vn/00- 842916689/gan_100_000_nguoi_bieu_tinh_tai_copenhagen.html, [truy cập ngày 6/03/2012].
GVHD: Nguyễn Nam Phương Trang 40 SVTH: Đặng Hoàng Minh Biểu tình có vai trò quan trọng trong một xã hội dân chủ, nó thể hiện quyền của người dân. Thông qua biểu tình mọi người có thể tự do bày tỏ chính kiến hay quan điểm trước những đối tượng mà mình hướng tới. Biểu tình nằm trong nhóm quyền cơ bản của công dân, đã được nhiều nước chính thức thừa nhận, Việt Nam cũng thể hiện sự ghi nhận quyền này tại các bản Hiến pháp. Tuy nhiên, nước ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nên một số lĩnh vực còn chưa có những quy định cụ thể, điển hình như lĩnh vực biểu tình. Vì vậy, hoạt động biểu tình trong thời gian qua diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau, Nhà nước gặp khó khăn trong quản lý còn người dân thì không biết phải biểu tình như thế nào là hợp pháp.
GVHD: Nguyễn Nam Phương Trang 41 SVTH: Đặng Hoàng Minh CHƯƠNG 2