CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỂU TÌNH
1.3 CHẾ ĐỊNH BIỂU TÌNH NƯỚC NGOÀI
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về chế định biểu tình ở Việt Nam, người viết muốn tìm hiểu trước về chế định biểu tình của một số nước trên thế giới, từ đó giúp cho việc hiểu một cách sâu sắc hơn về biểu tình.
Nói chung, không một nhà nước nào - độc tài hay dân chủ đều giống nhau, mà lại thích thú việc dân chúng biểu tình. Các cuộc biểu tình đôi khi có thể làm tê liệt hoạt động đời sống, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và trật tự an ninh xã hội.
Biểu tình là một trong những hình thức biểu hiện của quyền tự do ngôn luận và quyền tự do hội họp. Do đó, khi xem xét các quy định về quyền biểu tình trong hệ thống pháp luật của các quốc gia ta sẽ bắt gặp các quy định gián tiếp về quyền biểu tình thông qua các quy định về tự do ngôn luận hay tự do hội họp.
Luật pháp của Cannada đã ghi nhận quyền này tại Điểm c Điều 2 Hiến chương về nhân quyền của Cananda.33
Điều 1 Tu chính thứ nhất (First Amendment) của Quốc hội Hoa Kỳ cũng công nhận những quyền này: “Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và yên cầu chính phủ sửa chữa những điều gây tranh chấp”.34 Luật pháp của Anh có những quy định cụ thể về biểu tình tại hai đạo luật, đó là Công đạo luật 1986 – Public Oder Act (POA 1986) và Đạo luật các tội phạm nghiêm trọng có tổ chức và cảnh sát 2005-Serious Organised Crime and Police Act 2005 (SOCPA 2005).
Điều 21 Hiến pháp Nhật Bản thì tự do hội họp, lập hội, ngôn luận, báo chí với tất cả các hình thức biểu hiện được đảm bảo.35
Nước Pháp đi đầu với ngọn cờ nhân quyền, nhưng cũng nổi tiếng quán quân ở Âu châu về số lượng biểu tình. Nhưng vì hiến pháp bảo đảm quyền phản đối, hay ủng hộ chính sách của người điều hành đất nước do dân chúng bầu chọn, nên muốn hay
33 http://laws-lois.justice.gc.ca/eng/charter/page-1.html, [ truy cập ngày 27/01/2012].
34 Nguyễn Cảnh Bình, Diễn dàn sinh viên đại học Luật Hà Nội: Tuyên ngôn về các quyền (The Bill of Rights), http://www.sinhvienluat.vn/diendan/showthread.php?7035-Tuy%C3%AAn-ng%C3%B4n-v%E1%BB%81- c%C3%A1c-quy%E1%BB%81n-(The-Bill-of-Rights), [truy cập ngày 26/03/2012].
35 Constitutions of Japanese.
Article 21.
1)Freedom of assembly and association as well as speech, press and all other forms of expression are guaranteed.
2) No censorship shall be maintained, nor shall the secrecy of any means of communication be violated.
http://www.solon.org/Constitutions/Japan/English/english-Constitution.html
GVHD: Nguyễn Nam Phương Trang 34 SVTH: Đặng Hoàng Minh không muốn nhà nước cũng phải chấp nhận nhưng cần nhấn mạnh là Pháp không có luật biểu tình.
Ngoài Pháp thì cũng có nhiều nước không có luật biểu tình, kể cả Mỹ vì đó là quyền đương nhiên ghi trong Hiến pháp. Bởi thế, cho nên họ chỉ có qui chế hướng dẫn do chính quyền địa phương xem xét, quyết định. Ở thành phố NewYork, có hướng dẫn biểu tình hay tụ tập vui chơi cũng thế ở nơi công cộng do Sở công viên và giải trí quyết định. Để tụ tập vì mục đích khác biểu tình (tổ chức vui chơi, hội chợ), phải đưa yêu cầu trước 21 ngày. Để tụ tập biểu tình phải đưa yêu cầu trước 5 ngày. Sở phải cho phép mọi đơn yêu cầu biểu tình với mục đích phát biểu ý kiến, có xem xét đến mức độ và nguồn nhân vật lực mà Sở có, tức là Sở có thể cho phép biểu tình với cách thức tổ chức không gây khó khăn cho giao thông và có thể từ chối địa điểm và đề nghị địa điểm khác vì một số lý do. Khi có khác biệt ý kiến về địa điểm và ngày giờ tổ chức biểu tình, thì hai bên thương lượng với nhau để tìm đến sự đồng thuận.36
Điều 27 Hiến pháp cộng hòa hồi giáo Iran:Tự do hội họp (Freedom of Assembly) “Cuộc tụ họp công cộng và cuộc tuần hành có thể được tự do tổ chức, không được cung cấp vũ khí tiến hành và rằng họ không gây phương hại đến các nguyên tắc cơ bản của đạo Hồi”.37
Biểu tình được định nghĩa là đứng tụ tập một chỗ ở nơi thường không được phép, ví dụ như trên lòng đường phố, trong công viên, trước công sở, có thể ngăn cản giao thông. Do đó, người biểu tình không có giấy phép vẫn có thể biểu tình nhưng chỉ được hành xử như một người đi bộ bình thường, tức là luôn luôn phải di chuyển, không được đứng nguyên một chỗ lâu, phải hành động như người đi lại trên đường, không được cản trở giao thông. Vì thế mà Luật biểu tình trong các nước dân chủ dung hoà quyền lợi chung của cả hai phía.
Tại Điều 57 Hiến pháp của Ba lan cũng có đề cập tới quyền tụ do hội họp của công dân.38
36 Lê Diễn Đức: http://danlambaovn.blogspot.com/2011/10/luat-bieu-tinh-loi-ich-cong-cong-va.html, [truy cập ngày 20/03/2012].
37 Article 27 [Freedom of Assembly]
Public gatherings and marches may be freely held, provided arms are not carried and that they are not detrimental to the fundamental principles of Islam.
http://www.servat.unibe.ch/icl/ir00000_.htm
38 Constitution of the Republic of Poland.
Article 57.
The freedom of peaceful assembly and participation in such assemblies shall be ensured to everyone. Limitations upon such freedoms may be imposed by statute.
http://www.sejm.gov.pl/prawo/konst/angielski/kon1.htm
GVHD: Nguyễn Nam Phương Trang 35 SVTH: Đặng Hoàng Minh Xin phân tích thêm một chút về biểu tình của Ba Lan: Người Ba Lan đã xuống đường biểu tình liên tục nhiều năm để tranh đấu với chế độ cộng sản. Chỉ riêng trong giai đoạn một tháng sau thiết quân luật (ngày 13/12/1981), đã có gần 10 ngàn người bị tù giam.
Nhưng sau khi giành được dân chủ vào cuối năm 1989, ngày 5/7/1990, quốc hội dân chủ đầu tiên của Ba Lan đã ban hành ngay luật biểu tình, và liên tục sửa đổi, bổ sung và đến nay vẫn có một số vần đề cần phải hợp lý hoá với tiêu chuẩn của Liên minh Âu châu mà Ba Lan là thành viên từ năm 2005. Vì thế luật biểu tình của Ba Lan có thể là một trong những tài liệu tốt để tham khảo.
Xin tóm lược một số ý chính của luật biểu tình Ba Lan:
- Mọi người đều có quyền tự do tụ họp hòa bình. Tụ họp đông người là một tập hợp của ít nhất 15 người trở lên, với mục đích thảo luận hoặc thể hiện quan điểm.
- Quyền tổ chức tụ họp đông người áp dụng cho những người có đầy đủ năng lực pháp luật, các pháp nhân, tổ chức và các nhóm dân chúng, loại trừ việc tham gia đối với những người mang theo vũ khí, chất nổ hoặc các công cụ nguy hiểm khác.
- Luật biểu tình không áp dụng cho các cuộc tụ họp được tổ chức bởi các cơ quan của chính phủ hay chính quyền địa phương, hoặc trong khuôn khổ hoạt động tín ngưỡng của các giáo hội, hiệp hội tôn giáo.
- Người tổ chức có thể là người lãnh đạo, chỉ đạo (vận động, kiểm soát và kết thúc tiến trình) chịu trách nhiệm trước pháp luật về diễn biến của cuộc tụ họp.
- Người tổ chức phải thông báo cho chính quyền địa phương nơi diễn ra cuộc tụ họp không chậm quá 3 ngày, và sớm nhất 30 ngày, trước thời gian có cuộc tụ họp dự kiến.
- Sau khi xem xét thông báo, chính quyền địa phương sẽ ra quyết định cấm tổ chức. Trong trường hợp cấm, phải có văn bản chuyển giao cho người tổ chức trong vòng 3 ngày kể từ ngày nộp thông báo, nhưng không chậm hơn 24 giờ trước khi bắt đầu cuộc tụ họp dự kiến. Chính quyền không ra quyết định cấm, hoặc không trả lời mặc nhiên được xem như đồng ý.
- Người tổ chức có thể khiếu nại quyết định cấm của chính quyền theo luật định lên toà án, nhưng sự khiếu nại không đồng nhất với việc đình chỉ thi hành quyết định cấm. Trong trường hợp tụ họp không thông báo, những người vi phạm sẽ bị phạt giam giữ tới 14 ngày, hoặc bị phạt tiền.
Thoạt quan sát chúng ta thấy luật biểu tình của Ba Lan có vẻ tạm ổn, chấp nhận được. Nhưng không hẳn trơn tru. Trong quá trình thực hiện, vẫn còn một số điểm chưa đáp ứng tinh thần của Hiến pháp Ba Lan.
GVHD: Nguyễn Nam Phương Trang 36 SVTH: Đặng Hoàng Minh Ngày 10 tháng 11 năm 2004, tiếp nhận khiếu nại của tổ chức phi chính phủ
“Ulica” (Đường Phố), Tổng thống Ba Lan đã kháng nghị lên Toà Hiến pháp xem xét điều khoản cấm những người tham dự mà phía chính quyền không có khả năng nhận dạng (ví dụ bị che kín mặt).
Toà Hiến pháp Ba Lan đã phán quyết rằng, Hiến pháp không yêu cầu tiết lộ nhân dạng đối tượng tham gia, và sự mơ hồ, chung chung trong cách gọi “người có đầy đủ năng lực pháp luật” có thể dẫn tới hạn chế tự do tham gia tụ họp, vi phạm nguyên tắc tương xứng trong việc hạn chế quyền và tự do hiến định. Tòa án cũng cho rằng luật biểu tình buộc người tổ chức phải chịu trách nhiệm chung về sự thiệt hại gây ra bởi thủ phạm trực tiếp, có thể dẫn đến vi phạm hiến pháp về tự do tụ họp.
Trong năm 2007, Tòa án Nhân quyền Châu Âu xử thắng cho hai công dân Ba Lan trong vụ kiện nhà nước Ba Lan chậm trễ tiến trình xét xử khiếu kiện và Toà án Nhân quyền buộc Ba Lan phải thay đổi luật biểu tình.
Trên cơ sở đó, tổ chức Nhân quyền Helsinki đã viết thư thúc giục Thủ tướng Chính phủ và các nhà lập pháp Ba Lan nhanh chóng sửa đổi luật biểu tình, vì nhìn thấy vấn đề nghiêm trọng nhất liên quan đến hoạt động của tự do tụ họp là chiều dài của thời hạn từ lúc nộp kháng nghị quyết định cấm tới lúc được giải quyết.39
Ứng xử với biểu tình
Là đối tượng điều chỉnh của luật pháp, biểu tình được các nước chọn lựa cách giải quyết xưa nay như sau:
Thứ nhất, không đả động đến. Trong trường hợp đó, người dân biểu tình hay không, nhà nước cho phép hay đàn áp, đều hoàn toàn tự phát và tùy tiện xử lý, hậu quả là cả nhà nước và công dân đều thiệt hại.
Thứ hai, không thừa nhận quyền biểu tình và cấm tuyệt đối nó, thường xảy ra ở những chế độ quân chủ độc tài. Lịch sử thế giới đã chứng minh sự sụp đổ tất yếu của nó, bởi không thể tước bỏ thuộc tính người vốn dĩ chỉ có ở con người.
Thứ ba, hiến định quyền biểu tình nhưng thiếu luật điều chỉnh. Nước Đức từng xảy ra như vậy trong bốn năm sau khi ban hành Hiến pháp năm 1949. Kết quả, biểu tình vẫn được tổ chức như vốn có, không hề thay đổi, bởi đã được hiến định, nhà nước không thể cấm. Tuy nhiên, chính quyền không chủ động ngăn ngừa trước được thiệt hại hay biến thái thành bạo động có thể xảy ra, và khi xảy ra thì xử lý lúng túng, phải áp dụng luật dân sự hoặc luật hình sự phức tạp.
39 Lê Diễn Đức: http://danlambaovn.blogspot.com/2011/10/luat-bieu-tinh-loi-ich-cong-cong-va.html, [truy cập ngày 20/03/2012].
GVHD: Nguyễn Nam Phương Trang 37 SVTH: Đặng Hoàng Minh Thứ tư, hiến định quyền biểu tình, bảo đảm quyền này bằng toà Bảo hiến và ban hành văn bản lập pháp bảo đảm chắc chắn nó. Đó là lựa chọn duy nhất hiện nay ở các nước hiện đại. Hiến pháp và toà Bảo hiến buộc nhà nước phải bảo đảm thực thi quyền cơ bản của công dân trong đó có quyền biểu tình. Bởi nói nhà nước dân chủ, của dân, do dân, vì dân, rốt cuộc cũng chỉ nhằm bảo đảm quyền cơ bản cho họ, chứ không phải thay họ lo cho cuộc sống của họ, vốn chưa và không nhà nước nào làm nổi. Ngược lại, quyền cơ bản một khi được bảo đảm sẽ kích thích người dân không ỷ lại mà làm chủ nhà nước, sử dụng quyền đó để vừa tham gia vừa đòi hỏi các công bộc nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách sao cho phù hợp với nhu cầu của mình. Nhà nước không phải toàn năng, cái gì cũng đúng, vì vậy mọi chính sách của nó cần được thực tế kiểm nghiệm, không đâu chính xác hơn ngoài chính người dân chịu sự chi phối trực tiếp của chính sách, mà biểu tình là sự phản ảnh tập trung nhất. Điều này giải thích tại sao các nước hiện đại khuyến khích biểu tình, phản biện, trưng cầu dân ý, và bất cứ quyết định nào của cơ quan hành chính từ phạt xe chạy phạm luật đến mức thuế phải đóng, giải quyết các đơn từ, đều bắt buộc phải có phần hướng dẫn, họ được hướng dẫn là có quyền chống lại quyết định này tại cơ quan nào, ở đâu, nếu vẫn không thoả mãn thì kháng án tại toà án nào. Nhờ có Luật biểu tình, những biến thái chuyển sang bạo động sẽ được tham chiếu với các quy phạm trong luật biểu tình để ngăn ngừa. Toà Bảo hiến sẽ bảo đảm cho luật hoặc văn bản dưới luật ban hành không thể vi hiến, nếu Chính phủ muốn “nhẹ gánh” bằng cách ban hành luật hạn chế quyền biểu tình.
Thứ năm, hiến định quyền biểu tình, nhưng chưa có toà án hiến pháp bảo đảm và thiếu văn bản lập pháp điều chỉnh. Đó là trường hợp ở nước ta theo Điều 69 Hiến Pháp Việt Nam năm 1992.Các cuộc biểu tình ở Thái Bình trước đây đã gây hậu quả thiệt hại cho cả người biểu tình lẫn nhà nước, xử lý rất phức tạp hay biểu tình ở Hà Nội dẫn tới phiền lụy cho chính những người biểu tình “thể hiện lòng yêu nước“, lẫn chính quyền vì mất công sức xử lý nhưng thiếu văn bản lập pháp làm cơ sở, thấy hệ lụy tất yếu phải đến của cách chọn lựa trên. Nếu cứ để thế mãi chưa biết tình hình sẽ tiến triển tới đâu? Đề xuất cần có luật biểu tình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đó, là phản ứng cần thiết, kịp thời, thể hiện bản lĩnh chính trị cần có của người đứng đầu Chính phủ ở các quốc gia hiện đại trước bức xúc của dân chúng.