Quy trình nuôi dưỡng chăm sóc

Một phần của tài liệu THĂM DÒ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ĐƯỜNG DEXTROSE (MONOHYDRATE) ĐẾN KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ SỨC SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON SAU CAI SỮA (Trang 22 - 27)

2.1 Tổng quan về trại chăn nuôi Hưng Việt

2.1.6 Quy trình nuôi dưỡng chăm sóc

Chuồng heo nọc: là hệ thống chuồng hở, 2 nóc mái lợp ngói, được thiết kế với quạt lùa cùng hệ thống phun sương, hai bên có thêm màn lưới che chắn để giảm bớt nắng trực tiếp tạt vào và tránh gió lùa, chuồng được xây dựng với diện tích 4 m2/con, có sân chơi. Mỗi ngăn đều có máng ăn và núm uống riêng biệt.

- Chuồng nái mang thai và nái khô: được thiết kế dạng nóc đôi, mái lợp bằng ngói. Chuồng được chia thành 3 dãy đều nhau với mỗi dãy là 30 ô nuôi cá thể, kích thước mỗi ô 2 m x 0,8 m (dạng chuồng lồng) và có sân chơi. Mỗi dãy được lắp hệ thống phun sương phía trên, hệ thống quạt ở đầu chuồng, giữa chuồng và cuối chuồng. Ở giữa và cuối chuồng có ô cá thể riêng cho nọc thí tình nhằm kích thích nái sớm động dục trở lại, đồng thời giúp kĩ thuật viên phát hiện lên giống kịp thời và phối giống đúng thời điểm.

- Chuồng nái đẻ và nuôi con: Chuồng được thiết kế dạng chuồng kín để đảm bảo nhu cầu sinh lý heo mẹ và heo con, đồng thời lắp đặt hệ thống quạt hút ở cuối chuồng và hệ thống phun sương ở đầu chuồng để đảm bảo thông thoáng và làm giảm bớt khí độc trong chuồng nuôi, có đèn úm để sưởi ấm cho heo con. Mỗi chuồng nái phân chia thành hai dãy, mỗi dãy 16 ô cho nái đẻ và nuôi con (dạng chuồng lồng, sàn sắt) với kích thước dài 2,2 m x rộng 1,85 m.

11

- Chuồng nuôi heo cai sữa: Chuồng được thiết kế dạng chuồng kín, tất cả các heo con cai sữa được nuôi trên chuồng sàn sắt, thiết kế theo kiểu nóc đôi, mái lợp ngói, chuồng dài 50 m x rộng 12 m, có hai dãy được chia làm đôi có vách ngăn bằng tường cách biệt hoàn toàn. Chuồng được che kín bằng bạt trong. Đầu chuồng có hệ thống phun sương có lưới cước ngăn 3 lớp, cuối dãy chuồng có lắp hệ thống quạt hút. Bên trong dãy chuồng có 11 ô, mỗi ô dài 4,5 m x rộng 2,5 m, chiều cao 1m, riêng những ô cuối dãy chuồng dùng để nuôi heo cai sữa sớm và heo còi. Lối đi cặp vách ngoài có máng ăn bán tự động có lỗ điều chỉnh lượng thức ăn rơi xuống.

Mỗi ô có 2 máng ăn bán tự động được lắp ở đầu mỗi ô chuồng, núm uống tự động được đặt gần góc ô chuồng đảm bảo luôn có đủ nước sạch cho heo con uống. Hệ thống đèn úm và đèn chiếu sáng cho heo con vào ban đêm, mỗi ô chuồng có 1 đèn hồng ngoại và 1 đèn dây tóc.

Hình 2.5 Chuồng heo con sau cai sữa

- Chuồng nuôi heo thịt và hậu bị nhỏ: dạng chuồng sàn làm bằng đà xi măng, mái lợp ngói hai nóc. Chuồng được thiết kế ở dạng chuồng kín, đầu chuồng được lắp hệ thống phun sương, cuối chuồng được lắp hệ thống quạt hút. Chuồng được chia thành hai dãy. Mỗi dãy gồm 11 ô, mỗi ô từ 10 đến 15 con, sau mỗi ô chuồng đều có hồ tắm.

12

- Chuồng nuôi heo hậu bị lớn: là chuồng hở mái ngói hai nóc, có hai dãy.

Mỗi dãy 10 ô có lắp quạt lùa cùng với hệ thống phun sương, mỗi ô nuôi 4 - 5 con, chuồng nền có sân chơi.

2.1.6.2 Thức ăn

Phần lớn các loại cám nuôi heo ở trại đều được trại mua nguyên liệu về và tự trộn, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của heo trong từng giai đoạn. Riêng thức ăn cho heo con theo mẹ và cho heo cai sữa giai đoạn đầu thì được mua (cám viên đỏ, cám viên vàng) từ công ty Cargill.

Heo nái nuôi con, đực hậu bị và cái hậu bị cho ăn cám số 6.

Heo nái khô, nái mang thai và đực làm việc cho ăn cám số 10.

Heo thịt cho ăn cám C, cám D, cám số 6 và cám số 7.

Thành phần dưỡng chất các loại cám đang sử dụng trong trại được trình bày qua bảng 2.1.

Bảng 2.1 Thành phần dưỡng chất các loại cám đang sử dụng

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại chăn nuôi Hưng Việt, 2012) Loại cám

Thành phần

Cám số 6

Cám số 10

Cám

số 7 Cám D Cám viên đỏ

Cám viên vàng NLTĐ (Kcal/kg) 3.200 3.000 3.200 3.241 3.200 3.100 Protein thô (%) 18,66 12,91 14,84 20,99 20 19

Béo (%) 7,5 6 7 7,5 3 3

Xơ thô (%) 5 5,4 5,21 4 5 5

Ca (%) 0,67 0,92 0,56 0,61 0,8 - 1,25 0,8 - 1,25

P tổng số (%) 0,35 0,6 0,25 0,32 - -

P hữu dụng (%) 0,6 0,5 0,5 0,7 0,65 0,65

Muối (%) 0,5 0,6 0,6 0,9 0,8 0,8

Vật chất khô (%) 87,75 87,74 87,78 87,78 86 86

Tylosin (mg/kgTĂ) - - - - 50 50

Colistin (mg/kgTĂ) - - - - 80 80

13

Định mức cám sử dụng cho các loại heo trong trại được trình bày qua bảng 2.2

Bảng 2.2 Định mức cám cho từng loại heo

Loại Heo Loại cám Định mức cho ăn (kg/con/ngày)

Heo nái Cám số 6 4 – 6

Heo con theo mẹ Cám viên đỏ,vàng Ăn tự do Heo con sau cai sữa Cám viên đỏ, vàng, cám C Ăn tự do Heo nái mang thai Cám số 10 2,5 – 3,0

Heo nọc Cám số 10 2,5 – 4,0

Heo hậu bị Cám D, cám số 10 2,0 – 3,5

Heo thịt Cám D, cám 7 Ăn tự do

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại chăn nuôi Hưng Việt, 2012) 2.1.6.3 Nước uống

Trại sử dụng nguồn nước ngầm được bơm từ các giếng khoan qua xử lý Chlorine và được đưa lên bồn chứa lớn (30 m3) đặt trên cao 10 m so với mặt đất bằng máy bơm chạy tự động.

Nước qua hệ thống ống dẫn được phân phối cho các dãy chuồng và đến từng núm uống tự động cho mỗi ô chuồng.

2.1.6.4 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng 2.1.6.4.1 Heo đực giống

Heo đực giống mỗi ngày cho ăn 2 lần: vào buổi sáng lúc 7 giờ và buổi chiều lúc 15 giờ, đực giống luôn được tắm sạch sẽ và làm mát lúc trời nắng nóng và trước khi lấy tinh. Heo đực giống được lấy tinh chu kỳ 2 lần/tuần.

2.1.6.4.2 Nái khô và nái mang thai

Thường tắm một lần vào buổi sáng hoặc buổi chiều, nếu trời nắng nóng thì cho vận hành hệ thống phun sương hoặc có thể xịt tắm lại một lần nữa để làm mát heo. Heo được cho ăn ngày 2 lần tùy thuộc vào trọng lượng và giai đoạn mang thai của từng con (từ 2 - 3,5 kg) và cho ăn thêm rau muống. Ngày cai sữa cho nái nhịn ăn, ngày thứ 2 cho ăn từ (2,4 – 4,5 kg), sau 7 ngày nếu nái chưa lên giống cho ăn

14

2,5 kg/ngày. Trước khi đẻ 1 tuần nái được tắm rửa thật sạch và chuyển lên chuồng đẻ, lượng thức ăn tùy thuộc vào tình trạng mập ốm của từng con.

2.1.6.4.3 Nái đẻ và nuôi con

+ Đối với nái: nái được theo dõi thường xuyên, nếu thấy nái có biểu hiện sắp sinh thì chuẩn bị các dụng cụ như: đèn úm, khăn lau, cồn iod, bột, bao bố và một số dụng cụ khác. Sau khi sinh nái được tiêm oxytoxin để tống nhau và kháng sinh để chống viêm. Nếu nái sốt, mất sữa thì truyền 500ml dung dịch sinh lý ngọt 5% + 10 ml vitamin C.

Nái sinh khó, sốt cao, yếu sức trong và sau khi đẻ được tiêm truyền Glucose 5%, có bổ sung thêm Analgin, vitamin C, Calcium B12.

Nái sau khi tống nhau ra đủ thì được thụt rửa tử cung bằng dung dịch thuốc tím 1/1000 pha với nước ấm rửa mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 3 ngày. Đồng thời theo dõi hậu sản để kịp thời điều trị nếu nái có biểu hiện viêm nhiễm. Bên cạnh đó lượng thức ăn của nái cũng cần được theo dõi kỹ, đo thân nhiệt của những nái ăn ít hoặc bỏ ăn. Nếu nái sốt, ăn ít hoặc bỏ ăn thì điều trị như sau:

Analgin + vitamin C + Tylo D.C (Saigon.vet).

Hoặc: Analgin + vitamin C + Vimexyson.

Ghi vào sổ theo dõi số heo sơ sinh còn sống, heo chết, còi,…

Nái sau khi sinh vẫn cho ăn cám số 6 của trại tự trộn với mức 1 kg/ngày, sau đó tăng dần đến ngày thứ 5 thì cho ăn tự do. Nái nuôi con không tắm, chỉ xịt rửa sàn chuồng, máng ăn và làm mát khi heo con lớn nhưng hạn chế không làm ướt heo con nhằm tránh bệnh tiêu chảy. Heo được cho ăn ngày 3 lần và cố định vào lúc 5 giờ, 14 giờ và 20 giờ.

+ Đối với heo con

Khi mới sinh heo con được lau chùi sạch sẽ, bấm răng, sát trùng rốn bằng cồn iod, nhúng vào bột khô Mistral sau đó tập cho bú sữa đầu. Heo con được úm bằng đèn úm. Tùy theo số lượng con nhiều hay ít mà tiến hành ghép bầy và loại những con bị dị tật, những con quá yếu hay quá nhỏ.

Cân trọng lượng toàn ổ, bấm tai, cắt đuôi cho heo con sau khi đẻ 1 ngày.

15

Heo con được 3 ngày tuổi tiêm sắt Fe lần 1 với liều 1 ml/con.

Heo con được 4 - 5 ngày tuổi cho uống Baycox 5% với liều 1 ml/con để ngừa cầu trùng gây tiêu chảy.

Khi heo con được 7 ngày tuổi tiêm ADE lần 1 với liều 1 ml/con và tiến hành thiến heo đực không được chọn làm giống và tập cho heo con ăn cám.

Tiến hành cai sữa heo con ở giai đoạn 21- 28 ngày tuổi tùy theo đợt tách và tình trạng sức khỏe của heo con. Tiêm ADE lần 2 với liều 2 ml/con.

Heo con còi, xù lông tiêm Calcium B12, B-complex và cho uống thêm sữa bò.

Trong thời gian này không tắm cho heo con. Theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng heo con ngày 3 – 4 lần để kịp thời phát hiện heo tiêu chảy và các trường hợp bất thường khác để kịp thời xử lý.

2.1.6.4.4 Heo con sau cai sữa

Heo được nuôi ở sàn sắt, trong tuần đầu mới nhập qua để nuôi cai sữa thì không tắm heo, chỉ vệ sinh phần nền sàn. Trong giai đoạn này sử dụng thức ăn cám đỏ và đến ngày thứ 5 thì bắt đầu pha trộn với cám vàng, trong 4 ngày chuyển hẳn qua cám vàng. Đến ngày thứ 11 thì pha trộn cám C với cám vàng, đến ngày thứ 16 chuyển hẳn ăn cám C cho đến khi xuất chuồng.

Heo cai sữa sớm và heo có trọng lượng cai sữa thấp được cho ăn thêm cám ngâm với sữa bò trong 3 tuần đầu sau cai sữa.

Một phần của tài liệu THĂM DÒ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ĐƯỜNG DEXTROSE (MONOHYDRATE) ĐẾN KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ SỨC SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON SAU CAI SỮA (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)