Bảng 4.4 Tỷ lệ loại thải qua 3 đợt thí nghiệm
Chỉ tiêu LÔ ĐC LÔTN1 LÔTN2 F
Tổng số con nuôi (con) 125 125 125 Số con loại thải (con) 2 2 1 ns Tỷ lệ loại thải (%) 1,6 1,6 0,8 ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Qua bảng trên ta thấy lô thí nghiệm I và lô đối chứng có tỷ lệ loại thải cao nhất chiếm 1,6 % và lô thí nghiệm II có tỷ lệ loại thải thấp hơn chiếm 0,8 %. Qua xử lý thống kê thì sự khác biệt về tỷ lệ loại thải giữa 3 lô thí nghiệm là không có ý nghĩa với P >0,05.
Theo Nguyễn Tấn Tài (2011) khảo sát hiệu quả của chế phẩm Sor-zym thì tỷ lệ loại thải trên heo con sau cai sữa đến 63 ngày tuổi qua 3 đợt thí nghiệm là 2,74%.
Đinh Thị Ngọc Oanh (2010) đã báo cáo khảo sát sự ảnh hưởng của chế phẩm Sor-zym (Sorbitol) lên sự sinh trưởng của heo sau cai sữa đến 63 ngày tuổi tại DNTN chăn nuôi Hưng Việt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu qua 3 đợt thí nghiệm. Tác giả này ghi nhận tỷ lệ loại thải là 1,88 %
Đồng Văn Quốc (2009) theo dõi heo con sau cai sữa đến 63 ngày tuổi tại tại chăn nuôi Hưng Việt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu qua 3 đợt thí nghiệm với Ascorbic axit đã ghi nhận tỷ lệ loại thải là 1,08 %.
Như vậy, kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả của Đồng Văn Quốc nhưng thấp hơn kết quả của Nguyễn Tấn Tài và Đinh Thị Ngọc Oanh.
Heo bị loại thải thường là những con chậm lớn, bệnh lâu ngày không khỏi, còi cọc...Theo Phạm Sĩ Lăng và cs (2005), heo bị suy dinh dưỡng giảm 10 – 15 %
38
trọng lượng so với heo bình thường do không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như đạm, tinh bột, dầu mỡ, các loại vitamin và các nguyên tố đa vi lượng. Do đó heo bị suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh. Heo con sau cai sữa bị suy dinh dưỡng thường có các biểu hiện như ăn yếu, chậm lớn, còi cọc, dễ bị lạnh... Vì vậy phải có quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc tốt với khẩu phần đảm bảo đủ số lượng và chất lượng các dưỡng chất cần thiết cho heo trong giai đoạn này.
Biểu đồ 4.7 Tỷ lệ loại thải qua 3 đợt thí nghiệm 4.4.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy
Bảng 4.5 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy qua 3 đợt thí nghiệm
Chỉ tiêu LÔ ĐC LÔTN1 LÔTN2 F
Số ngày con nuôi (ngày) 4375 4375 4375
ns Số ngày con tiêu chảy (ngày) 132 142 134
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (%) 3,02 3,24 3,06 ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Qua bảng 4.5 ta thấy tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở lô thí nghiệm I có tỷ lệ cao nhất (3,24%), kế đến là lô thí nghiệm II (3,06) và thấp nhất là lô đối chứng (3,02%).
Qua xử lý thống kê thì sự khác biệt là không có ý nghĩa với P >0,05. Như vậy việc bổ sung đường Dextrose (monohydrate) chưa cải thiện được tình hình bệnh tiêu chảy ở đàn heo thí nghiệm.
0 0.5 1 1.5 2
Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2
1.6 1.6
0.8
Lô
%
TLLT (%)
39
Trong quá trình theo dõi chúng tôi nhận thấy heo thường bị tiêu chảy ở giai đoạn đầu và giai đoạn thay đổi cám. Tỷ lệ tiêu chảy cao có thể là do vừa mới chuyển chuồng, ghép bầy, thay đổi khẩu phần đột ngột... làm cho heo bị stress nhưng các thành phần của thuốc chưa có đủ thời gian tác động. Chúng tôi nhận thấy khi trong ô có heo bị tiêu chảy sẽ lây qua những con khác, nhất là những con có tình trạng sức khỏe không tốt.
Theo Nguyễn Như Pho (2011), nguyên nhân gây tiêu chảy thường do vệ sinh, quản lý chăm sóc heo con hay heo nái không đúng cách, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Vì vậy, việc tạo cho heo con những điều kiện sống phù hợp như đảm bảo vệ sinh, ủ ấm, bú sữa đầu... là hết sức cần thiết.
So với số liệu ghi nhận được của Bùi Thị Thư (2009), với tỷ lệ ngày con tiêu chảy của cả 3 đợt là 2,41 %, số liệu của Đồng Văn Quốc (2009) ghi nhận là 2,39 %, Đinh Thị Ngọc Oanh (2010) ghi nhận là 2,61% và số liệu của Chu Minh Khương (2012) là 3,62 %. Kết quả của chúng tôi cao hơn Bùi Thị Thư, Đồng Văn Quốc, Đinh Thị Ngọc Oanh và thấp hơn của Chu Minh Khương.
Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy qua 3 đợt thí nghiệm
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2
3.02 3.24
3.06
Lô
%
TLNCTC
40 4.4.3 Hiệu quả điều trị tiêu chảy
Hiệu quả điều trị tiêu chảy được trình bày qua Bảng 4.6 Bảng 4.6 Hiệu quả điều trị tiêu chảy
Chỉ tiêu theo dõi Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 F
Số con khảo sát 125 125 125
Số con điều trị 75 74 72 ns
Số con khỏi bệnh 67 65 64
Tỷ lệ bệnh khỏi (%) 89,3 87,9 88,9
ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Qua bảng trên ta thấy lô đối chứng có tỷ lệ bệnh khỏi cao nhất đạt 89,3 %, kế đến là lô thí nghiệm II đạt 88,9 % và thấp nhất là lô thí nghiệm I đạt 87,9 %. Qua xử lý thống kê cho thấy sư khác biệt về hiệu quả điều trị tiêu chảy ở cả 3 lô thí nghiệm là không có ý nghĩa ( P>0,05 ).
Kết quả của chúng tôi cao hơn so với báo cáo của Trần Hoàng Nghĩa (2004) khảo sát tại Xí nghiệp chăn nuôi heo Chợ Gạo là 82,81 %, Lê Minh Lộc (2007) khảo sát tại tại trại chăn nuôi heo Phước Long là 85,16 %.
Tuy nhiên, ghi nhận của chúng tôi thấp hơn báo cáo của Bùi Chí Hiếu (2008) khảo sát tại trại Darby-CJ Genetics là 91,23 %.
Điều này cho thấy quy trình nuôi dưỡng chăm sóc heo con sau cai sữa của trại khá tốt hơn so với một số trại khác.
4.4.4 Tỷ lệ tái phát
Những heo tiêu chảy đã được điều trị khỏi nếu sau 3 ngày trở đi những heo này có tiêu chảy trở lại được xem như là tái phát. Tỷ lệ tái phát được chúng tôi ghi nhận được thể hiện qua Bảng 4.7
41
Bảng 4.7 Tỷ lệ tái phát
Chỉ tiêu khảo sát Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 F
Số ca điều trị khỏi 67 65 64
Số ca tái phát 5 5 4 ns
Tỷ lệ tái phát (%) 7,5 7,7 6,3
ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Qua bảng 4.7 chúng tôi nhận thấy tỉ lệ tái phát thấp nhất là ở lô thí nghiệm II (6,3%), kế đến là lô đối chứng ( 7,5%) và cao nhất là lô thí nghiệm I (7,7%). Sự khác biệt về tỷ lệ tái phát giữa 3 lô thí nghiệm là không có ý nghĩa về mặt thống kê với P >0,05.