Đợt TN Chỉ tiêu ܺത ± SD F
LÔ ĐC LÔTN1(5%) LÔTN2(10%)
1 (n=25)
TLBQ đầu TN
(kg) 8,6 ± 0,94 8,6 ± 0,76 8,6 ± 0,92 ns
TLBQ cuối TN
(kg) 20,34±2,82 21,12 ± 2,61 21,58 ± 2,83 ns Tăng trọng BQ
(kg/con) 11,74±2,58 12,52 ± 2,54 12,98 ± 2,38 ns TTTĐ
(g/con/ngày) 335,43±73,67 357,71±72,43 370,86± 67,95 ns
2 (n=50)
TLBQ đầu TN
(kg) 8,29 ± 1,25 8,29 ± 1,25 8,28 ± 1,23 ns TLBQ cuối TN
(kg) 20,06±3,46 20,09 ± 2,99 20,83 ± 3,36 ns Tăng trọng BQ
(kg/con) 11,79±2,74 11,8 ± 2,42 12,55 ± 2,81 ns TTTĐ
(g/con/ngày) 336,73±78,30 337,14±69,27 358,57± 80,41 ns
3 (n=50)
TLBQ đầu TN
(kg) 7,57 ± 1,03 7,58 ± 1,06 7,59 ± 1,02 ns TLBQ cuối TN
(kg) 18,91±3,08 19,72 ± 3,01 19,56 ± 3,16 ns Tăng trọng BQ
(kg/con) 11,37±2,64 12,12 ± 2,55 11,99 ± 2,78 ns TTTĐ
(g/con/ngày) 324,81±75,38 346,13±72,98 342,57± 79,46 ns
TB 3 đợt (n=125)
TLBQ đầu TN
(kg) 8,06 ± 1,17 8,07 ± 1,16 8,07 ± 1,16 ns TLBQ cuối TN
(kg) 19,66±3,22 20,15 ± 2,95 20,48 ± 3,25 ns Tăng trọng BQ
(kg/con) 11,61±2,65 12,07 ± 2,49 12,42 ± 2,72 ns TTTĐ
(g/con/ngày) 331,72±75,81 344,83±71,20 354,72± 77,84 ns ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Ghi chú: TN là thí nghiệm; LÔĐC là lô đối chứng; LÔTN1 là lô thí nghiệm 1; LÔTN2 là lô thí nghiệm 2.
28 4.2.1 Trọng lượng bình quân đầu thí nghiệm
Qua bảng 4.2, ta thấy được trọng lượng bình quân đầu thí nghiệm ở 3 lô thí nghiệm như sau:
Ở đợt 1, trọng lượng bình quân lúc vào thí nghiệm ở 3 lô là 8,6 kg/con.
Ở đợt 2, trọng lượng bình quân lúc vào thí nghiệm ở 3 lô là 8,29 kg/con.
Ở đợt 3, trọng lượng bình quân lúc vào thí nghiệm ở 3 lô là 7,58 kg/con.
Tính chung 3 đợt thí nghiệm, trọng lượng bình quân lúc vào thí nghiệm ở cả 3 lô là 8,07 kg/con.
Biểu đồ 4.1 Trọng lượng bình quân đầu thí nghiệm (lúc 28 ngày tuổi)
Qua xử lý thống kê chúng tôi thấy sự khác biệt về trọng lượng trung bình lúc vào thí nghiệm giữa 3 lô ở đợt 1, đợt 2, đợt 3 và trung bình 3 đợt là không có ý nghĩa với P >0,05. Như vậy trọng lượng trung bình lúc vào thí nghiệm của 3 lô là đảm bảo được sự đồng đều khi bố trí thí nghiệm.
Theo Chu Minh Khương (2012), khảo sát tác động của chế phẩm Nutrafito Plus TM trên sự tăng trưởng của heo con sau cai sữa từ 28-63 ngày tuổi tại DNTN chăn nuôi Hưng Việt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thì trọng lượng bình quân đầu thí nghiệm ở lô thí nghiệm và lô đối chứng là 7,89 kg/con.
0 2 4 6 8 10
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Trung bình
8.6 8.29
7.58 8.07
kg/con
Đợt
TLBQ (kg/con)
29 4.2.2 Trọng lượng bình quân cuối thí nghiệm
Qua bảng 4.2, thấy được trọng lượng bình quân lúc kết thúc thí nghiệm ở 3 lô như sau:
Ở đợt 1, trọng lượng trung bình lúc kết thúc thí nghiệm tính chung cho cả 3 lô thí nghiệm đạt 21,01 kg/con. Trong đó lô thí nghiệm II có trọng lượng trung bình cao nhất 21,58 kg/con, kế đến là lô thí nghiệm I đạt 21,12 kg/con và thấp nhất là lô đối chứng 20,34 kg/con.
Ở đợt 2, trọng lượng trung bình lúc kết thúc thí nghiệm tính chung cho cả 3 lô thí nghiệm đạt 20,33 kg/con. Trong đó lô thí nghiệm II có trọng lượng trung bình cao nhất 20,83 kg/con, kế đến là lô thí nghiệm I đạt 20,09 kg/con và thấp nhất là lô đối chứng 20,06 kg/con.
Ở đợt 3, trọng lượng trung bình lúc kết thúc thí nghiệm tính chung cho cả 3 lô thí nghiệm đạt 19,39 kg/con. Trong đó lô thí nghiệm I có trọng lượng trung bình cao nhất 19,72 kg/con, kế đến là lô thí nghiệm II đạt 19,56 kg/con và thấp nhất là lô đối chứng 18,91 kg/con.
Biểu đồ 4.2 Trọng lượng bình quân cuối thí nghiệm (lúc 63 ngày tuổi)
0 5 10 15 20 25
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Trung bình 21.12
20.09 19.72 20.15
21.58 20.83
19.56 20.48
20.34 20.06 18.91 19.66
kg/con
Lô TN 1 Lô TN 2 Lô ĐC
30
Qua 3 đợt thí nghiệm chúng tôi nhận thấy trọng lượng trung bình lúc kết thúc thí nghiệm tính chung cho cả 3 lô là 20,10 kg/con. Trong đó lô thí nghiệm II có trọng lượng trung bình cao nhất 20,48 kg/con, kế đến là lô thí nghiệm I đạt 20,15 kg/con và thấp nhất là lô đối chứng 19,66 kg/con.
Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về trọng lượng trung bình lúc kết thúc thí nghiệm giữa các lô là không có ý nghĩa với P >0,05.
Theo Huỳnh Thị Thanh Hòa (2006) khảo sát ảnh hưởng của Yiduozyme 818 đến khả năng sinh trưởng và sử dụng thức ăn của heo con cai sữa tại trại chăn nuôi Hưng Việt thì trọng lượng trung bình lúc kết thúc thí nghiệm ở lô đối chứng là 21,73 kg/con, lô thí ngiệm 1 là 21,86 kg/con và lô thí nghiệm 2 là 21,90 kg/con. Kết quả này cao hơn kết quả của chúng tôi.
Theo Nguyễn Tấn Tài (2011) khảo sát hiệu quả của chế phẩm Sor-zym (Sorbitol) lên sự sinh trưởng của heo sau cai sữa đến 63 ngày tuổi tại DNTN chăn nuôi Hưng Việt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì trọng lượng trung bình lúc kết thúc thí nghiệm ở lô đối chứng đạt 19,83 kg/con, lô thí ngiệm 1 đạt 20,1 kg/con và lô thí nghiệm 2 đạt 19,88 kg/con. Kết quả này thấp hơn kết quả của chúng tôi.
4.2.3 Tăng trọng bình quân
Kết quả thí nghiệm của 3 lô về tăng trọng bình quân được thể hiện qua bảng 4.2
Ở đợt 1, tăng trọng bình quân cao nhất ở lô thí nghiệm II đạt 12,98 kg/con, nhì ở lô thí nghiệm I đạt 12,52 kg/con và thấp nhất là ở lô đối chứng 11,74 kg/con.
Ở đợt 2, tăng trọng bình quân cao nhất ở lô thí nghiệm II đạt 12,55 kg/con, nhì ở lô thí nghiệm I đạt 11,8 kg/con và thấp nhất là ở lô đối chứng 11,79 kg/con.
Ở đợt 3, tăng trọng bình quân cao nhất ở lô thí nghiệm I đạt 12,12 kg/con, nhì ở lô thí nghiệm II đạt 11,99 kg/con và thấp nhất là ở lô đối chứng 11,37 kg/con.
Tính chung cả 3 đợt, tăng trọng bình quân cao nhất là ở lô thí nghiệm II đạt 12,42 kg/con, kế đến ở lô thí nghiệm I đạt 12,07 kg/con và thấp nhất là ở lô đối chứng đạt 11,61 kg/con. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về tăng trọng
31
bình quân giữa 3 lô qua 3 đợt thí nghiệm là không có ý nghĩa về mặt thống kê với P
>0,05.
Biểu đồ 4.3 Tăng trọng bình quân qua 3 đợt thí nghiệm
Qua kết quả trên chúng tôi nhận thấy việc bổ sung đường Dextrose (monohydrate) chưa cải thiện được khả năng tăng trọng bình quân của heo giai đoạn từ sau cai sữa đến 63 ngày tuổi.
Theo Nguyễn Tấn Tài (2011) đã báo cáo khảo sát hiệu quả của chế phẩm Sor-zym (Sorbitol) lên sự sinh trưởng của heo sau cai sữa đến 63 ngày tuổi tại DNTN chăn nuôi Hưng Việt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thì tăng trọng bình quân ở lô thí nghiệm I là 12,25 kg/con, lô thí nghiệm II là 12,03 kg/con và lô đối chứng là 11,96 kg/con.
Theo Chu Minh Khương (2012), khảo sát tác động của chế phẩm Nutrafito Plus TM trên sự tăng trưởng của heo con sau cai sữa từ 28-63 ngày tuổi tại DNTN chăn nuôi Hưng Việt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thì tăng trọng bình quân lúc kết thúc thí nghiệm ở lô thí nghiệm là 12,57 kg/con và lô đối chứng là 12,42 kg/con.
0 2 4 6 8 10 12 14
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Trung bình 12.52
11.8 12.12 12.07
12.98 12.55
11.99 12.42
11.74 11.79
11.37 11.61
kg/con
Đợt
Lô TN 1 Lô TN2 Lô DC
32
So sánh với kết quả của 2 tác giả trên cho thấy kết quả của chúng tôi thấp hơn của Chu Minh Khương và cao hơn của Nguyễn Tấn Tài.
4.2.4 Tăng trọng tuyệt đối
Biểu đồ 4.4 Tăng trọng tuyệt đối qua 3 đợt thí nghiệm
Tăng trọng tuyệt đối là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện tốc độ sinh trưởng và phát triển của thú nuôi. Qua bảng 4.2 cho thấy tăng trọng tuyệt đối của heo ở lô thí nghiệm II là cao nhất đạt 354,72 g/con/ngày, kế đến là lô thí ngiệm I đạt 344,83 g/con/ngày và thấp nhất là lô đối chứng 331,72 g/con/ngày. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về tăng trọng tuyệt đối giữa 3 lô qua 3 đợt thí nghiệm là không có ý nghĩa với P >0,05.
Theo Hoàng Thế Huy (2008), thăm dò ảnh hưởng của chế phẩm Sup®creep trên sức sinh trưởng của heo con sau cai sữa đến 63 ngày tuổi tại trại heo Hưng Việt với tăng trọng tuyệt đối ở lô thí nghiệm là 316,79 g/con/ngày và ở lô đối chứng là 310,89 g/con/ngày.
Theo Chu Minh Khương (2012), khảo sát tác động của chế phẩm Nutrafito Plus TM trên sự tăng trưởng của heo con sau cai sữa từ 28-63 ngày tuổi tại DNTN chăn nuôi Hưng Việt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thì tăng trọng tuyệt đối ở lô thí nghiệm là 359,20 g/con/ngày và lô đối chứng là 354,90 g/con/ngày.
0 100 200 300 400
Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2
331.72 344.83 354.72
Lô g/con/ngày
TTTĐ
33
Bùi Thị Thư (2009) đã báo cáo hiệu quả của chế phẩm kích thích biến dưỡng chứa Butaphosphan lên một số chỉ tiêu tăng trưởng và sức khỏe đàn heo cai sữa tại trại chăn nuôi Hưng Việt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tăng trọng tuyệt đối ở lô thí nghiệm I là 346,89 g/con/ngày, ở lô thí nghiệm II là 368,40 g/con/ngày và lô đối chứng là 365,37 g/con/ngày.
Huỳnh Thị Thanh Hòa (2006) đã báo cáo khảo sát ảnh hưởng của Yiduozyme 818 đến khả năng sinh trưởng và sử dụng thức ăn của heo con cai sữa tại trại chăn nuôi Hưng Việt với tăng trọng tuyệt đối ở lô thí nghiệm I là 403,61 g/con/ngày, lô thí nghiệm II là 404,75 g/con/ngày và lô đối chứng 400,63 g/con/ngày.
So sánh với kết quả của các tác giả trên thì kết quả của chúng tôi thấp hơn Chu Minh Khương, Bùi Thị Thư, Huỳnh Thị Thanh Hòa nhưng cao hơn kết quả của Hoàng Thế Huy.
Kết quả này cho thấy mặc dù có cùng mục đích thúc đẩy sự sinh trưởng của heo con sau cai sữa nhưng với các chế phẩm được bổ sung vào khác nhau cộng với quy trình chăm sóc nuôi dưỡng của mỗi trại khác nhau và ở những thời điểm khác nhau dẫn đến các kết quả khác nhau.
Theo Nguyễn Thiện và Vũ Duy Giảng (2006), heo con sau cai sữa thuộc giống cải tiến có thể cho tăng trọng tuyệt đối là 320 – 350 g/con/ngày. Như vậy kết quả mà chúng tôi có được là rất tốt, điều này có thể do heo được chọn làm thí nghiệm là những con heo khỏe mạnh, chuồng trại được đảm bảo và thức ăn trong suốt quá trình làm thí nghiệm có chất lượng tốt.
Qua kết quả như trên chúng tôi nhận thấy việc bổ sung đường Dextrose (monohydrate) chưa cải thiện được nhiều khả năng tăng trọng của heo thí nghiệm mặc dù heo ở các lô bổ sung đường Dextrose đều có tăng trọng tuyệt đối cao hơn lô đối chứng nhưng chưa có sai khác về thống kê. Điều này có thể do thời gian thí nghiệm ngắn nên chưa phản ánh đầy đủ hiệu quả tác dụng của chế phẩm này. Vì vậy nên thực hiện thêm những lần thí nghiệm với thời gian kéo dài hơn để có được kết quả chính xác.
34