Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển hóa thức ăn

Một phần của tài liệu THĂM DÒ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ĐƯỜNG DEXTROSE (MONOHYDRATE) ĐẾN KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ SỨC SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON SAU CAI SỮA (Trang 46 - 49)

Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển hóa thức ăn ở các lô thí nghiệm

Đợt TN Chỉ tiêu LôĐC LôTN1

(5%)

LôTN2 (10%)

1

Số heo TN (con) 25 25 25

Tiêu thụ thức ăn (kg/con/ngày) 0,67 0,68 0,68

Hệ số chuyển hóa thức ăn 2,00 1,90 1,83

2

Số heo TN (con) 50 50 50

Tiêu thụ thức ăn (kg/con/ngày) 0,65 0,65 0,66

Hệ số chuyển hóa thức ăn 1,93 1,93 1,84

3

Số heo TN (con) 50 50 50

Tiêu thụ thức ăn (kg/con/ngày) 0,63 0,65 0,64

Hệ số chuyển hóa thức ăn 1,93 1,88 1,87

TB 3 đợt

Số heo TN (con) 125 125 125

Tiêu thụ thức ăn (kg/con/ngày) 0,65 0,66 0,66

Hệ số chuyển hóa thức ăn 1,95 1,9 1,85

4.3.1 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày

Qua bảng 4.3 ta thấy lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của lô thí nghiệm I và lô thí nghiệm II là bằng nhau đạt 0,66 kg/con/ngày cao hơn lô đối chứng 0,65 kg/con/ngày. Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của 3 lô thí nghiệm là không có ý nghĩa với P >0,05. Tuy nhiên heo ở lô bổ sung đường Dextrose có biểu hiện ăn nhiều hơn và hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn.

Theo Đinh Thị Ngọc Oanh (2010) nghiên cứu việc bổ sung Sorzym vào thức ăn heo sau cai sữa tại trại chăn nuôi Hưng Việt thì lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày ở lô thí nghiệm I là 0,67 kg/con/ngày, lô thí nghiệm II là 0,69 kg/con/ngày và lô đối chứng là 0,68 kg/con/ngày.

35

Theo Nguyễn Tấn Tài (2011) nghiên cứu việc bổ sung Sorzym tại trại heo Hưng Việt thì lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày ở lô thí nghiệm I là 0,65 kg/con/ngày, lô thí nghiệm II là 0,63 kg/con/ngày và lô đối chứng là 0,64 kg/con/ngày.

Như vậy kết quả của chúng tôi về lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày cao hơn kết quả của Nguyễn Tấn Tài nhưng thấp hơn kết quả của Đinh Thị Ngọc Oanh.

Theo nhận định của chúng tôi, những đợt heo vào những năm và những tháng khác nhau thì khả năng sinh trưởng cũng như khả năng tiêu thụ thức ăn cũng có thể khác nhau.

Biểu đồ 4.5 Tiêu thụ thức ăn qua 3 đợt thí nghiệm 4.3.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn

Qua kết quả được trình bày ở bảng 4.3 ta thấy hệ số chuyển hóa thức ăn cao nhất là lô đối chứng (1,95), kế đến là lô thí nghiệm I (1,9) và thấp nhất là lô thí nghiệm II (1,85).

Qua xử lý thống kê, nhận thấy sự khác biệt về hệ số chuyển hóa thức ăn giữa 3 lô thí nghiệm là không có ý nghĩa về mặt thống kê với P >0,05. Như vậy, hệ số chuyển hóa thức ăn giữa 3 lô thí nghiệm là không có sự khác biệt về mặt thống kê,

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7

lô ĐC lô TN1 lô TN2

0.65 0.66 0.66

kg/con/ngày

LTATTHN

36

do thời gian khảo sát ngắn nên chưa thấy rõ tác dụng của chế phẩm đến khả năng sử dụng thức ăn của heo con sau cai sữa.

Biểu đồ 4.6 Hệ số chuyển hóa thức ăn qua 3 đợt thí nghiệm

Huỳnh Thị Thanh Hòa (2006), khảo sát ảnh hưởng của Yiduozyme 818 đến khả năng sinh trưởng và sử dụng thức ăn của heo con cai sữa tại trại chăn nuôi Hưng Việt, kết quả về hệ số chuyển hóa thức ăn tính chung cho 3 lô thí nghiệm là 1,82.

Theo tác giả Nguyễn Tấn Tài (2011) khảo sát hiệu quả của chế phẩm Sor- zym thì hệ số chuyển hóa thức ăn tính chung cho 3 lô thí nghiệm là 1,83

Số liệu của Đồng Văn Quốc (2009), khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm Ascorbic axit lên sự tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của heo con sau cai sữa đến 63 ngày tuổi tại trại chăn nuôi Hưng Việt, với hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình nhỏ nhất qua 2 đợt thí nghiệm là 1,75.

Theo Hoàng Thế Huy (2008), thăm dò ảnh hưởng của chế phẩm Sup®creep trên sức sinh trưởng của heo con sau cai sữa đến 63 ngày tuổi tại trại heo Hưng Việt, thì hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình nhỏ nhất qua 3 đợt thí nghiệm là 1,81.

Như vậy kết quả của chúng tôi so với các tác giả Hoàng Thế Huy, Đồng Văn Quốc, Huỳnh Thị Thanh Hòa và Nguyễn Tấn Tài thì không tốt bằng. Hệ số chuyển

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2

Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2

1.95 1.9 1.85

FCR

HSCHTA

37

hóa thức ăn nhỏ hơn đồng nghĩa với khả năng sử dụng thức ăn tốt hơn. Qua đó cho thấy ở các thời điểm khác nhau có những điều kiện khác nhau về trang thiết bị chuồng trại, con giống, quy trình nuôi dưỡng chăm sóc dẫn tới sự tiêu hóa, hấp thu thức ăn khác nhau làm cho hệ số chuyển hóa thức ăn cũng thay đổi.

Một phần của tài liệu THĂM DÒ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ĐƯỜNG DEXTROSE (MONOHYDRATE) ĐẾN KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ SỨC SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON SAU CAI SỮA (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)