Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN TRÊN HEO NÁI VÀ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ (Trang 20 - 23)

2.4.1 Yếu tố cấu thành năng suất sinh sản

Hiệu quả chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào sức sinh sản của nái, đó là số heo con cai sữa trên nái trên năm.Trong đó, số heo con cai sữa trên nái trên năm phụ thuộc vào các chỉ tiêu như: số lứa sinh trên nái trên năm, số heo con sơ sinh còn sống, số heo con cai sữa trên lứa và heo cái hậu bị đẻ sớm cũng là yếu tố khá quan trọng.

Như vậy để nâng cao năng suất sinh sản thì heo nái sinh sản phải sớm thành thục, sinh lứa đầu sớm, sinh nhiều con trên một lứa với số con chọn nuôi cao và sinh được nhiều lứa trên năm.

Xây dựng một đàn nái có khả năng sinh sản cao, sinh nhiều con, tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao, phẩm chất thịt tốt, đó là mục tiêu mà các trại luôn mong muốn.

2.4.2 Tuổi thành thục

Tuổi thành thục của heo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: giống, dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý, ... Heo hậu bị cái thành hục khoảng 6 - 9 tháng. Vì vậy, mà những

chỉ tiêu này được các nhà chăn nuôi rất quan tâm, góp phần làm cho heo thành thục sớm, phối giống đậu thai sớm.

Nên chọn giống dựa vào gia phả, khả năng sinh trưởng, phát dục, thành tích sinh sản, ngoại hình (chân, bộ phận sinh dục ngoài, vú, thể hình).

Heo thành thục sớm giúp nhà chăn nuôi heo tiết kiệm được thời gian, thức ăn, công chăm sóc và một số chỉ tiêu khác mà năng suất sinh sản của heo không bị ảnh hưởng. Do đó, cần theo dõi kỹ thời gian động dục và phối giống đúng lúc, góp phần nâng cao hiệu quả sinh sản.

Theo Trần Thị Dân (2003), tuổi thành thục bị ảnh hưởng bởi di truyền và các yếu tố ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ chuồng nuôi lớn hơn 29 0C làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ và biểu hiện lên giống bị xáo trộn.

Cho nái tơ tiếp xúc với heo nọc để kích thích lên giống sớm. Có 4 phương pháp kích thích bằng heo đực là:

Kích thích bằng khứu giác cho ngửi mùi heo đực.

Kích thích bằng thính giác cho nghe tiếng động.

Kích thích bằng thị giác cho nhìn heo đực.

Kích thích bằng xúc giác cho tiếp xúc heo đực.

Ngoài ra, chế độ ăn tự do hay định lượng, mức năng lượng và tỉ lệ protein trong khẩu phần, yếu tố mùa vụ, thời gian chiếu sáng trong ngày cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục của nái.

2.4.3 Tuổi phối giống lần đầu

Theo Trần Thị Dân (1997), heo thường được phối giống khi đạt trọng lượng khoảng 110 kg từ sau 7 - 10 tháng tuổi. Đối với heo hậu bị nên phối 12 - 36 giờ và heo rạ 18 - 36 giờ sau khi có biểu hiện động dục.

2.4.4 Tuổi đẻ lần đầu

Tuổi đẻ cũng chịu ảnh hưởng bởi sự thành thục giới tính và tuổi phối giống lần đầu. Tuổi đẻ lần đầu là số tuổi của nái cho đến khi đẻ lần đầu tiên. Thông thường heo

hậu bị khoảng 7 tháng tuổi sẽ có biểu hiện động dục lần đầu. Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2007), nên cho heo đẻ lúc 12 tháng tuổi, nhưng không quá 14 tháng tuổi và đối với heo ngoại cho phối giống lúc 12 tháng tuổi và trọng lượng không dưới 90 kg (giống heo ngoại nuôi thích nghi ở Việt Nam).

2.4.5 Số heo con đẻ ra trên ổ

Muốn có số heo con đẻ ra trên ổ nhiều thì phải xác định và phối giống đúng thời điểm số trứng rụng nhiều nhất để tinh trùng và trứng có cơ hội gặp nhau nhiều nhất và từ đó trứng sẽ được thụ tinh tối đa, tỉ lệ chết phôi trong khi mang thai thấp, kỹ thuật phối và chất lượng tinh dịch phải tốt, chất lượng tinh dịch phụ thuộc vào nhà sản xuất (kỹ thuật pha chế), quá trình vận chuyển, bảo quản và cách sử dụng của nhà chăn nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng heo nái sau khi phối, mang thai, tuổi của mẹ, … đều ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2007), tinh trùng heo có thể kéo dài và sống trong tử cung khoảng 45 - 48 giờ. Phối vào cuối ngày thứ 3 và sáng thứ 4 nếu tính từ lúc bắt đầu động dục hoặc sau khi có hiện tượng chịu đực khoảng 6 - 8 giờ thì cho phối. Ngoài ra, việc cải tạo con giống là vấn đề hàng đầu để nâng cao tính mắn đẻ của heo nái.

Heo nhà nuôi nhốt (đặc biệt trong chuồng nuôi công nghiệp) ít được vận động làm ảnh hưởng nhiều đến việc động dục, rụng trứng. Người chăn nuôi áp dụng biện pháp kích thích (flushing) để nái lên giống đúng tuổi, đúng kỳ, trứng chín và rụng tối đa.

2.4.6 Số heo con sơ sinh còn sống

Số heo con còn sống phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của bào thai.

Theo Trần Thị Dân (2003), nhiệt độ môi trường từ 30 0C trở lên trong giai đoạn 102 - 110 ngày làm gia tăng số thai lưu và giảm trọng lượng sơ sinh. Ở thời kỳ thai, sự chết thai cũng ảnh hưởng đến số heo con sơ sinh còn sống. Chết thai thường xảy ra khi nuôi nhốt nái quá chật, stress, dinh dưỡng và quản lý kém, …

Do thức ăn có giá trị dinh dưỡng kém, mất cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng, hôi mốc có nhiều độc tố, … Việc cho heo ăn nhiều chất bột, chất đường sẽ làm heo quá mập, nhiều mỡ. Trong khi đó thiếu đạm và vitamin A, D, E sẽ làm cho buồng trứng chậm phát triển và làm chậm quá trình động dục hoặc không động dục ở heo, heo có thai thai thường yếu và quái thai, … Thức ăn hôi mốc sản sinh độc tố như Afla- toxin, Fumonisin, … cũng là nguyên nhân gây ngộ độc ở heo, gây ra sẩy thai, chậm chu kỳ động dục, sinh ít con, …

Do nuôi heo trong chuồng quá chật hẹp, không thường xuyên đi lại vận động nên sinh ra béo mập và làm cho cơ quan sinh dục không phát triển. Chuồng nuôi quá nhiều heo gặp thời tiết nắng nóng kéo dài cũng có thể làm rối loạn sinh sản.

Do hiện tượng lai tạo đồng huyết, cận huyết cũng làm cho giống heo bị thoái hóa, chậm sinh, vô sinh, heo nái có chửa khó đẻ, thai yếu và dễ sinh ra các quái thai, …

Ngoài ra, số heo con sơ sinh còn sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lứa sinh, giống, bệnh tật của nái (do nhiễm trùng, Ạujeszky, Leptospirosis, …), nái bị stress khi sinh, quá mập. Số heo con sơ sinh giảm dần theo lứa sinh con, thông thường sẽ sinh con giảm dần từ lứa thứ 6 trở về sau. Nhưng với các biện pháp tốt trong chăm sóc, dinh dưỡng, thú y nhằm đạt số heo con sơ sinh còn sống trên ổ cao và khỏe mạnh, có thể đánh giá được hiệu quả trong sản xuất của từng trại.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN TRÊN HEO NÁI VÀ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)