Nếu thiếu nhiệt độ trong những ngày đầu ấp trứng cao sẻ ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi, phôi chết nhiều sau từ 6 - 7 ngày ấp. Trứng chết phôi có vòng máu nhỏ nhạt.
Nếu thiếu nhiệt độ kéo dài (dưới 370C) thì gà nở bị nặng bụng, sau này thường bị ỉa chảy.
Khi trứng ấp ở nhiệt độ quá thấp (dưới 35 - 360C) kéo dài trong nhiều thời điểm ấp thì túi lòng đỏ không co vào được xoang bụng, gà mới nở hở rốn, túi lòng đỏ có màu xanh lá cây.
Bảng 2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên thời gian ấp nở Nhiệt độ
(0C)
Tỷ lệ nở (%)
Thời gian ấp kéo dài (ngày)
35,60 10
36,10 50 22,50
36,70 70 21,50
37,20 80 21,00
37,80 88 21,00
38,30 85 21,00
38,90 75 19,50
39,40 50 19,50
2.7.4.2 Ảnh hưởng của độ ẩm Điều hòa bay hơi nước từ trứng
Trong những ngày đầu ấp trứng cần giảm bay hơi nước trong trứng để các chất dinh dưỡng của lòng trắng và lòng đỏ dễ hòa tan, cung cấp cho phôi phát triển và làm giảm tỷ lệ chết phôi.
Vào giữa quá trình ấp (sau 10 ngày ấp) độ ẩm tương đối trong máy cao hơn chỉ để bay hơi nước nội sinh, nước tạo ra trong quá trình phát triển của phôi.
Vào cuối kỳ ấp (sang máy nở) độ ẩm cao hơn các giai đoạn khác, mục đích làm giảm độ bay hơi nước trong trứng, nếu lúc này độ ẩm trong máy thấp hơn so với quy định sẽ làm gà chết trong trứng.
Điều chỉnh sự tỏa nhiệt của trứng phụ thuộc vào từng giai đoạn ấp
Độ ẩm cao trong những ngày đầu sẽ làm giảm bay hơi nước, góp phần giữ nhiệt đồng thời làm nước trong trứng bốc hơi từ từ.
Bảng 2.3 Một số biểu hiện do ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ trong ấp trứng qua các giai đoạn
(Bạch Thị Thanh Dân, Nguyễn Quý Khiêm - 2002)
Giai đoạn ấp Do nhiệt độ Do ẩm độ
6 ngày
Nhiệt độ cao Ẩm độ thấp
Tỷ lệ trứng chết có vành máu cao, phôi chết dính vào màng vỏ, trọng lượng trứng giảm nhiều, phôi phát triển nhanh.
Tỷ lệ trứng chết phôi có vành máu cao, phôi chết dính vào màng vỏ, trọng lượng trứng giảm rõ rệt, buồng khí quá lớn.
11 ngày Túi niệu phát triển nhanh, màng niệu khép kín sớm trước thời hạn.
Túi niệu khép kín trước thời hạn.
19 ngày
Hao hụt trọng lượng quá lớn, buồng khí rộng, gia cầm mổ vỏ sớm, lỗ thủng vỏ nhỏ, mổ vỏ nhiều ở đầu nhọn của trứng, tỷ lệ chết phôi cao.
Hao hụt trọng lượng lớn buồng khí rộng hơn 1/3 dung tích trứng, tỷ lệ chết phôi cao.
21 ngày
Gia cầm nở ra hở rốn nhiều, trọng lượng gia cầm nở không đồng đều, nhẹ.
Nhiều gia cầm con lòng đỏ không tiêu thụ hết, khô chân chậm chạp, khó nuôi.
6 ngày
Nhiệt độ thấp Ẩm độ cao
Hao hụt trọng lượng ít, buồng khí nhỏ. Tỷ lệ chết phôi cao. Phôi phát triển chậm, mạch máu mờ nhạt, khó nhìn thấy. Hình thành các vành mạch máu chậm.
Hao hụt trọng lượng ít, buồng khí nhỏ. Phôi phát triển yếu, chậm.
11 ngày Tỷ lệ trứng có màng niệu chưa khép kín cao. Phôi chậm phát triển.
Niệu nang chậm phát triển. Dinh dưỡng hấp thụ kém, rối loạn trao đổi chất, phôi chậm phát triển.
21 ngày
Gia cầm nở chậm, muộn, thời gian nở kéo dài. Tỷ lệ chết phôi cao, mổ vỏ nhiều nhưng không đẩy vỏ ra ngoài được, hay mổ vỏ nhưng máu đông đọng xung quanh chỗ mổ
Gia cầm nở chậm, vỏ trứng bẩn.Tỷ lệ gia cầm yếu nhiều nặng bụng, hở rốn. Tỷ lệ chết cao.
Trong những ngày cuối cùng phải tăng độ ẩm trong máy để hút bớt nhiệt của trứng, làm hạ nhiệt độ trong trứng và máy ấp.
Khi ẩm độ trong máy vượt quá yêu cầu (quá 80 %), gà bị yếu, ít hoạt động, lông gà bết dính ở rốn và hậu môn, màu lông vàng đậm, mỏ, chân nhợt nhạt, gà con bị bụng to và nặng. Sau này gà con nuôi chậm lớn và tỷ lệ chết cao.
Ảnh hưởng của độ thông thoáng khí
Độ thông thoáng là tốc độ hút không khí sạch ở ngoài vào và tốc độ đẩy không khí bẩn, khí nóng trong máy ra ngoài. Đảm bảo thông thoáng khí là đảm bảo cung cấp lượng oxy cần thiết cho phôi hô hấp và phát triển, đồng thời loại khí độc ra ngoài, đảm bảo lượng CO2 không quá 0,2 % trong máy.
Nếu nồng độ khí CO2 vượt cao, nồng độ khí oxy giảm có thể làm cho phôi chết hàng loạt. Dấu hiệu phôi chết ngạt thường thấy ở phôi của trứng được ấp sau 9 - 12 ngày và một số nguyên nhân khác như trứng bị bẩn lấp hết lỗ thông khí trên mặt vỏ trứng. Để đảm bảo độ thoáng khí, thì những hệ thống quạt hút, quạt đẩy phải làm việc liên tục chạy đủ tốc độ.
Ảnh hưởng của đảo trứng
Trứng xếp vào khay ấp ở ngày đầu phải để đầu to chứa buồng khí lên trên, đầu nhọn xuống dưới. Nếu xếp ngược lại, tuy phôi phát triển bình thường, nhưng vào ngày cuối chu kỳ ấp đầu phôi gà ở phía đầu nhọn không có buồng khí sẽ không có không khí thở. Có thể đặt trứng nghiêng 450 sẽ không ảnh hưởng đến sự ấp nở.
Nếu đảm bảo đầu to lên trước khi sang máy nở thì trứng không phải xếp như trên mà đặt trứng nằm ngang. Vì lúc này gà con đã ngóc đầu lên buồng khí.
Trứng trong khay ấp phải được đảo nghiêng 2 chiều theo chu kỳ 1 - 2 giờ/1 lần. Trong những ngày ấp đầu tiên nếu không đảo trứng phôi sẽ bị lòng đỏ ép vào vỏ, sự phát triển sẽ bị ngừng lại và phôi bị chết. Khi soi trứng sẽ thấy một vết đen dính vào vỏ.