Tỷ lệ gà con loại I

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN GỪNG TỎI NGHỆ VÀ KHỐI LƯỢNG TRỨNG LÊN CHỈ TIÊU ẤP NỞ CỦA TRỨNG GÀ LƯƠNG PHƯỢNG (Trang 51 - 54)

Tỷ lệ gà con loại I là chỉ tiêu đánh giá tình trạng sức khỏe, quy trình chăm sóc và chế độ dinh dưỡng của đàn gà giống. Đồng thời còn giúp đánh giá được quy trình ấp nở của trại. Gà con loại I là gà có trọng lượng 38 g đối với gà hướng trứng và 40g đối với gà hướng thịt. Gà con khỏe mạnh nhanh nhẹn lông tơi xốp, bụng thon, mềm, sắc lông óng ánh, không bị bết lại. Gà con phải phản ứng linh hoạt với tiếng động và di chuyển theo tiếng động. Không dị tật ở mỏ và chân, không hở rốn, viêm rốn (Lâm Minh Thuận, 2004). Tất cả các gà mang một trong những đặc điểm trên đều là gà loại II.

Bảng 4.7 Tỷ lệ gà con loại I (%)

Lô Mức TLT

chọn ấp

Chế phẩm

Tỷ lệ gà con loại I

(%)

SD (%) CV (%) P 1 Nhỏ (41 – 47 g) 0 g 93,65bc 1,65 1,76

P > 0,05

2 Nhỏ (41 – 47 g) 5 g 92,68c 1,67 1,80

3 Nhỏ (41 – 47 g) 10 g 93,43bc 1,60 1,70 4 TB (48 – 54 g) 0 g 94,77ab 1,01 1,07

P > 0,05 5 TB (48 – 54 g) 5 g 94,98ab 1,01 1,06

6 TB (48 – 54 g) 10 g 95,88a 1,40 1,46

7 Lớn (55 – 61 g) 0 g 95,93a 1,08 1,12

P > 0,05

8 Lớn (55 – 61 g) 5 g 96,38a 1,33 1,38

9 Lớn (55 – 61 g) 10 g 96,57a 0,75 0,78

___X TLT

Nhỏ(41 – 47 g) 93,25c 1.62 1.75

P < 0,05 TB (48 – 54 g) 95,21b 1.21 1.28

Lớn (55 – 61 g) 96,29a 1.07 1.12

___X CP

0 g 94,78a 1.55 1.64

P > 0,05

5 g 94,68a 2.03 2.15

10 g 95,29a 1.85 1.95

Trong cùng một cột những số có chữ cái theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt về mặt thống kê, P < 0,05: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5 %, P >

0,05: khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Kết quả khảo sát về tỷ lệ gà con loại I được trình bày ở bảng trên cho ta thấy có sự ảnh hưởng của trọng lượng trứng lên tỷ lệ gà con loại I: cho tỷ lệ gà con loại I cao nhất ở trứng có trọng lượng lớn (96,29 %), nhỏ nhất ở trứng có trọng lượng nhỏ (93,25 %). Sự khác biệt là có ý nghĩa với P < 0,05.

Ở mức bổ sung 0 g chế phẩm: trứng nhỏ có tỷ lệ gà con loại I là thấp nhất (93,65 %), trứng lớn có tỷ lệ gà con loại I là cao nhất (95,93 %). Kết quả phân tích thống kê cho ta thấy được tỷ lệ gà con loại I giữa trứng lớn và trứng nhỏ có sự khác biệt có ý nghĩa với P < 0,05, giữa trứng trung bình với trứng lớn, trung bình với trứng nhỏ là không có ý nghĩa với P > 0,05.

Ở mức bổ sung 5 g chế phẩm: trứng nhỏ cho tỷ lệ gà con loại I thấp nhất (92,68 %) và trứng lớn cho tỷ lệ gà con loại I cao nhất (96,38 %). Qua kết quả phân tích thống kê trên tỷ lệ gà con loại I giữa mức trọng lượng trứng nhỏ so với trứng trung bình và trứng lớn trong đàn 2 là có ý nghĩa với P < 0,05. Khác biệt giữa trứng lớn và trứng trung bình là không có ý nghĩa với P > 0,05.

Ở mức bổ sung 10 g chế phẩm: trứng nhỏ cho tỷ lệ gà con loại I thấp nhất (93,43 %) và trứng lớn cho tỷ lệ gà con loại I cao nhất (96,57 %). Sự khác biệt tỷ lệ gà con loại I giữa trứng lớn và trứng nhỏ có ý nghĩa với P < 0,05, giữa trứng trung bình với trứng lớn, trứng trung bình với trứng nhỏ là không có ý nghĩa với P > 0,05.

Cùng một mức trọng lượng trứng không có sự ảnh hưởng của các mức bổ sung chế phẩm lên tỷ lệ gà con loại I, khác biệt không có ý nghĩa với P > 0,05.

Kết quả phân tích thống kê chúng tôi nhận thấy không có sự ảnh hưởng của chế phẩm lên tỷ lệ gà con loại I của 3 mức bổ sung chế phẩm với P >0,05.

Những trứng lớn cân đối về thành phần dinh dưỡng thường cho tỷ lệ gà con loại I cao hơn so với trứng trung bình và trứng nhỏ, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào kỹ thuật ấp nở như điều chỉnh nhiệt độ trong máy nở sai hoặc để gà con trong máy nở quá lâu... Kết quả cho thấy trứng trứng lớn cho tỷ lệ gà con loại I là cao nhất phù hợp với phân tích như trên. Trong quá trình phát triển của cơ thể gia cầm khi cơ thể gà mẹ phát triển hoàn thiện nhất và sức khỏe tốt nhất sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất và thành phần cần thiết cho sự phát triển của phôi và gà con lúc mới nở ra, nhìn chung đàn gà khảo sát đều cho tỷ lệ gà con loại I khá cao.

Kết quả khảo sát tỷ lệ gà con loại I của 3 đàn gà bổ sung chế phẩm của tôi cao hơn kết quả khảo sát ảnh hưởng của trọng lượng trứng và lứa tuổi gà đẻ của Trần Thị Ngọc Hân (2011) trên gà Lương Phượng 32-46 tuần là 88,54%, cao hơn kết quả khảo sát của Nguyễn Huy Đạt và cộng sự (2001) trên gà Lương Phượng 21 - 48 tuần tại trại gia cầm Liên Ninh 88,55 %, thấp hơn kết quả khảo sát của Lương Thanh Sơn (2010), tại cơ sở chăn nuôi gà Bình Minh là 97,36 %.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN GỪNG TỎI NGHỆ VÀ KHỐI LƯỢNG TRỨNG LÊN CHỈ TIÊU ẤP NỞ CỦA TRỨNG GÀ LƯƠNG PHƯỢNG (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)