Khả năng thụ tinh trên đàn gà mái phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng đồng huyết, tuổi đẻ gà, tỷ lệ trống mái, kỹ thuật gieo tinh gieo tinh nhân tạo, chế độ dinh dưỡng cho gà đẻ, chế độ chiếu sáng và mật độ chuồng nuôi... Nếu kéo dài thời gian gieo tinh hay bảo quản tinh không tốt sẽ làm giảm tỷ lệ trứng có phôi. Chúng ta có thể nhận ra rằng tỷ lệ trứng có phôi cao nhất là phải có con trống và mái tốt. Tuổi phối giống cho tỷ lệ thụ tinh cao nhất 7 - 20 tháng tuổi (Lâm Minh Thuận, 2010).
Qua 9 tuần khảo sát chúng tôi đã ghi nhận được tỷ lệ trứng có phôi giữa các mức bổ sung chế phẩm như sau:
Bảng 4.3 Tỷ lệ trứng có phôi (%)
Lô Mức TLT chọn ấp
Chế phẩm
Tỷ lệ Trứng có phôi
(%)
SD (%) CV (%) P
1 Nhỏ (41 – 47 g) 0 g 91,67b 1,67 1,82
P > 0,05
2 Nhỏ (41 – 47 g) 5 g 92,52b 2,13 2,30
3 Nhỏ (41 – 47 g) 10 g 91,68b 4,05 4,42
4 TB (48 – 54 g) 0 g 95,98a 1,34 1,40
P > 0,05
5 TB (48 – 54 g) 5 g 96,80a 1,58 1,63
6 TB (48 – 54 g) 10 g 95,84a 1,32 1,38
7 Lớn (55 – 61 g) 0 g 96,73a 0,91 0,94
P > 0,05
8 Lớn (55 – 61 g) 5 g 98,00a 0,94 0,96
9 Lớn (55 – 61 g) 10 g 97,79a 0,82 0,84
___X TLT
Nhỏ (41 – 47 g) 91,96c 2.73 2.97
P < 0,05
TB (48 – 54 g) 96,20b 1.43 1.49
Lớn (55 – 61 g) 97,50a 1.02 1.05
___X CP
0 g 94,80a 2.61 2.76
P > 0,05
5 g 95,77a 2.85 2.99
10 g 95,10a 3.53 3.72
Trong cùng một cột những số có chữ cái theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt về mặt thống kê, P < 0,05: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5 %, P >
0,05: khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Qua bảng phân tích số liệu như trên cho ta nhận xét sự khác biệt về mặt thống kê giữa các mức trọng lượng trứng là có ý nghĩa với P < 0,05. Trứng nhỏ cho tỷ lệ trứng có phôi thấp nhất (91,96 %), trứng lớn cho tỷ lệ trứng có phôi cao nhất (97,50 %).
Ở mức bổ sung 0 g chế phẩm tỷ lệ trứng có phôi cao nhất ở trứng lớn (96,73
%), thấp nhất ở trứng nhỏ (91,67 %). Sự khác biệt giữa trứng lớn và trứng nhỏ là có ý nghĩa với P < 0,05. Giữa trứng nhỏ và trứng trung bình là có ý nghĩa với P < 0,05.
Trứng lớn và trứng trung bình không có ý nghĩa với P > 0,05.
Ở mức bổ sung 5 g chế phẩm tỷ lệ trứng có phôi cao nhất ở trứng lớn (98,00
%), thấp nhất ở trứng nhỏ (92,52 %). Sự khác biệt giữa trứng lớn và trứng nhỏ là có ý nghĩa với P < 0,05. Giữa trứng nhỏ và trứng trung bình sự khác biệt có ý nghĩa với P < 0,05. Giữa trứng lớn và trứng trung bình khác biệt không có ý nghĩa với P >
0,05.
Ở mức bổ sung 10 g chế phẩm tỷ lệ trứng có phôi cao nhất ở trứng lớn (97,79 %). Thấp nhất ở trứng nhỏ (91,68 %). Sự khác biệt giữa trứng lớn và trứng nhỏ là có ý nghĩa với P < 0,05. Trứng nhỏ và trứng trung bình là có ý nghĩa với P <
0,05. Trứng lớn và trứng trung bình không có ý nghĩa với P > 0,05.
Trong mỗi mức trọng lượng trứng, chế phẩm không ảnh hưởng lên tỷ lệ trứng có phôi P > 0,05.
Mức bổ sung 5 g chế phẩm cho tỷ lệ trứng có phôi (95,77 %) cao hơn mức không bổ sung và mức bổ sung 10 g tuy nhiên kết quả phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ trứng có phôi giữa các mức chế phẩm là không có ý nghĩa với P > 0,05.
Qua phân tích trên cho ta thấy trứng lớn luôn cho tỷ lệ có phôi cao hơn trứng trung bình và trứng nhỏ, thấp nhất là trứng nhỏ, kết quả trên cho thấy đàn gà của chúng tôi khảo sát không đồng đều về trọng lượng nên những gà lớn sẽ đẻ ra những trứng lớn, những trứng lớn của chúng tôi khảo sát không phải là những trứng quá lớn cho nên những trứng lớn ở đây sẽ cho tỷ lệ trứng có phôi là cao nhất và thông thường gà khỏe mạnh thường đẻ những quả trứng to hơn cân đối về tỷ lệ thành phần lòng đỏ, lòng trắng. Cùng một mức chế phẩm thì kết quả của chúng tôi cũng cho tỷ lệ trứng có phôi cao nhất ở trứng lớn và thấp nhất ở trứng nhỏ.
Kết quả khảo sát trọng lượng trứng trung bình của tôi cao hơn của chúng tôi cao hơn kết quả khảo sát của Lương Thanh sơn (2010), trên trứng trung bình của gà Lương Phượng là 93,94 %. Tỷ lệ trứng có phôi chung của toàn đàn, thấp hơn kết quả khảo sát của Đàm Xuân Thùy (2002) trên gà Lương Phượng là 96,07 % tại xí nghiệp chăn nuôi gà Phước Cơ, thấp hơn kết quả khảo sát của Trịnh Thị Hồng
Thắm (2003) là 96,90 %, tại Trung Tâm Nông Lâm Ngư Đại học Nông Lâm và thấp hơn nghiên cứu trên gà Lương Phượng tại Nam Ninh, Trung Quốc là 96,24 %.