CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.3. NỘI DUNG, QUY TRÌNH VÀ CÔNG CỤ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.3.1. Nội dung kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN
Một là, kiểm tra các khoản chi đã có trong dự toán chi NSNN được giao
Dự toán là khâu mở đầu của một chu trình NSNN. Những khoản chi thường xuyên một khi đã được ghi vào dự toán chi và đã được cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt được coi là chỉ tiêu pháp lệnh. Nó đã được tính toán để đảm bảo cân đối giữa nguồn thu NSNN và nhiệm vụ chi NSNN cho từng lĩnh vực, Bộ, ngành, địa phương; được xây dựng, phê duyệt căn cứ vào nhiệm vụ đƣợc giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách, định mức, tiêu chuẩn của các cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành.
Do đó KBNN kiểm tra các khoản chi phải có trong dự toán đƣợc giao nhằm đảm bảo các khoản chi đƣợc chi đúng mục đích, đối tƣợng. Tránh việc chi quá khả năng đảm bảo của NSNN.
Hai là, kiểm soát các khoản chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định
Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi là điều kiện, nguyên tắc, đối tƣợng, giới hạn các mức chi tiêu cho một mục đích cụ thể của đơn vị sử dụng ngân sách đƣợc cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành. Chế độ, tiêu chuẩn, định mức là căn cứ quan trọng để lập dự toán chi ngân sách hằng năm và là căn cứ để kiểm soát chi NSNN của KBNN. Có hai loại chế độ, tiêu chuẩn, định mức:
+ Chế độ, tiêu chuẩn, định mức sử dụng chung trong phạm vi toàn quốc là những chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành áp dụng cho tất cả tỉnh, thành phố trong cả nước.
+ Chế độ, tiêu chuẩn, định mức sử dụng trong phạm vi ngành, địa
phương là những chế độ, tiêu chuẩn, định mức được cơ quan có thẩm quyền của ngành, địa phương ban hành để đảm bảo phù hợp với tính chất đặc thù của ngành kinh tế hoặc địa phương.
Những khoản chi đã có chế độ, tiêu chuẩn, định mức thì KBNN căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức để kiểm soát khi cấp phát thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách. Những khoản chi chƣa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì KBNN căn cứ vào dự toán đƣợc cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị sử dụng ngân sách phê duyệt làm căn cứ để kiểm soát.
Đây là nội dung đƣợc xem là quan trọng nhất trong công tác kiểm soát chi NSNN. Các khoản chi NSNN phải đáp ứng yêu cầu đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Trong quá trình KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN, nếu phát hiện các vi phạm chính sách, chế độ quản lý tài chính, KBNN có quyền từ chối thanh toán. Để thực hiện đƣợc điều này, KBNN phải dựa vào các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước quy định để kiểm soát. Công việc kiểm tra đó đƣợc KBNN thực hiện thông qua việc xem xét các hồ sơ, tài liệu chi thường xuyên NSNN của đơn vị gửi đến KBNN.
Ba là, kiểm tra các khoản chi đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi
Khi thẩm định hồ sơ thanh toán, KBNN phải kiểm tra việc quyết định chi của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị hoặc người được ủy quyền (gọi chung là chủ tài khoản) đối với bất kỳ khoản chi nào, hay gọi là kiểm tra lệnh chuẩn chi. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Chuẩn chi của chủ tài khoản được thể hiện là chủ tài khoản ký và đóng dấu của đơn vị vào lệnh chuẩn chi.
Đối với các khoản chi đƣợc cấp phát bằng hình thức dự toán kinh phí thì lệnh chuẩn chi là “Giấy rút dự toán kinh phí ngân sách” hoặc “Ủy nhiệm chi” của đơn vị sử dụng ngân sách.
Chủ tài khoản các đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc sử dụng kinh phí NSNN đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm và hiệu quả. KBNN chỉ là người kiểm soát lại các khoản chi trước khi xuất quỹ ngân sách để thanh toán. Mọi khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chủ tài khoản phải là người chịu trách nhiệm trước pháp luật vể các quyết định chi của mình. Vì vậy việc KBNN kiểm tra lệnh chuẩn chi là nhằm đảm bảo tính pháp lý để gắn trách nhiệm của chủ tài khoản đối với các khoản chi NSNN.
Để thực hiện nội dung này, tất cả các chủ tài khoản phải đăng ký chữ ký, mẫu dấu của cơ quan, đơn vị và các văn bản pháp lý chứng minh quyền lực (quyết định đề bạt, văn bản uỷ quyền) với cơ quan KBNN nơi giao dịch.
Đối với các khoản chi đƣợc cơ quan Tài chính cấp trực tiếp bằng
“Lệnh chi tiền” thì cơ quan Tài chính có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi đảm bảo các điều kiện cấp phát NSNN theo qui định. KBNN có trách nhiệm thanh toán, chi trả cho đơn vị sử dụng ngân sách theo nội dung ghi trong “Lệnh chi tiền” của cơ quan Tài chính.
Bốn là, kiểm tra sự đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định
Các hồ sơ, chứng từ đơn vị gửi đến KBNN là căn cứ pháp lý để KBNN kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN. Vì vậy mỗi khoản chi đều phải lập theo mẫu chứng từ qui định và hồ sơ chứng từ thanh toán kèm theo phải đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ. KBNN có trách nhiệm kiểm
tra tính hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ của các hồ sơ, chứng từ đó trước khi thanh toán, chi trả kinh phí NSNN cho đơn vị sử dụng ngân sách.
Sau khi kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ của đơn vị sử dụng ngân sách, nếu đủ điều kiện theo các nội dung nhƣ trên, KBNN thực hiện chi trả trực tiếp cho người hưởng lương và người cung cấp hàng hoá, dịch vụ; hoặc chi trả qua đơn vị sử dụng ngân sách trong trường hợp không thể chi trả trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng.
Trường hợp không đủ điều kiện chi, KBNN tạm đình chỉ, từ chối thanh toán và thông báo bằng văn bản cho đơn vị sử dụng ngân sách biết;
đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định của mình.